Hăm tã là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang mặc tã bỉm. Tình trạng này có thể cải thiện ngay tại nhà bằng các biện pháp trị hăm tã cho bé từ dân gian đến hiện đại.
Mục lục
Nguyên nhân gây hăm tã
Hăm tã luôn là nỗi ám ảnh của các bà mẹ bỉm sữa. Biểu hiện của hăm tã là tấy đỏ da, đau rát và nổi mẩn đỏ ở những vùng quấn tã như đùi, mông, bộ phận sinh dục. Bé bị hăm tã nặng có thể có triệu chứng loét, chảy máu hoặc chảy mủ.
Những nguyên nhân phổ biến gây hăm tã:
- Cha mẹ đóng tã quá lâu hoặc quấn tã quá chặt, khiến phân và nước tiểu đọng lại ở da bé
- Da bé nhạy cảm và kích ứng với chất liệu của tã lót, thành phần tẩy rửa trong xà phòng.
- Cha mẹ cho mặc tã khi da bé vẫn còn ẩm ướt
- Tã quần không thoáng khí, khiến da bé luôn trong tình trạng ẩm ướt
- Bé bị tiêu chảy trong thời gian gần đây
- Bé bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn trên da
Tình trạng hăm tã này khiến các bé thường xuyên khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất và tinh thần trong những năm đầu đời. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý điều trị hăm tã cho bé sớm và đúng cách.
4 cách điều trị hăm tã cho bé theo y học hiện đại
Nguyên tắc đầu tiên trong điều trị hăm tã là làm thoáng khí trên da bé bằng cách ngừng dùng bỉm tã hoặc sử dụng tã dùng một lần và thay tã thường xuyên. Cùng với đó, cha mẹ có thể áp dụng những cách trị hăm tã cho bé theo y học hiện đại như sau:
Kem dưỡng trị hăm tã và bảo vệ da bé
Bôi kem dưỡng trị hăm tã sẽ giúp làm dịu triệu chứng hăm tã, cân bằng độ ẩm trên da giúp bé phục hồi nhanh và phòng ngừa hăm tã tốt hơn. Cha mẹ nên chọn các loại kem dưỡng ẩm trị hăm theo các tiêu chí sau:
- Có thể chất mịn màng, dễ thoa, dễ rửa và tạo lớp màng bảo vệ da tự nhiên.
- Chứa các thành phần lành tính như Vitamin E, Panthenol, Lanolin, Petrolatum, sáp ong, chiết xuất hoa cúc, dầu khoáng, kẽm Oxide,…
- Không chứa các thành phần có thể gây kích ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như Paraben, Acid Boric, Benzyl Benzoate, Propylene glycol,…
Một số kem dưỡng trị hăm phổ biến hiện nay cha mẹ có thể tham khảo: Bubchen, Chicco, Bepanthen, Sudocrem, kem chống hăm cho trẻ sơ sinh của Cetaphil,…
Thuốc trị hăm tã cho bé chứa kháng sinh, kháng nấm
Trường hợp bé bị hăm tã do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn cần được điều trị bằng thuốc bôi chứa hoạt chất kháng sinh và kháng nấm. Ngoài ra, các bé bị hăm tã nặng cũng cần dự phòng bội nhiễm bằng các thuốc này. Các thuốc kháng khuẩn và kháng nấm thường được sử dụng bao gồm Mupirocin 2%, Ketoconazol, Acid Fusidic, Ketoconazol,…
Tuy nhiên, cha mẹ chỉ được sử dụng thuốc bôi kháng sinh và kháng nấm cho bé khi có chỉ định từ bác sĩ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý bôi kem dưỡng da cho bé sau khi bôi các thuốc này.
Thuốc bôi giảm viêm Corticoid
Thuốc bôi Corticoid chỉ được sử dụng trong các trường hợp trẻ hăm tã nặng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da rất nhạy cảm, có thể hấp thu thuốc qua da vào máu và gây tác dụng phụ toàn thân.
Do vậy, khi chỉ định Corticoid trị hăm tã cho trẻ sơ sinh, các bác sĩ thường lựa chọn các thuốc hoạt lực yếu (Hydrocortison, Clobetasone butyrate) và sử dụng trong thời gian ngắn để giảm triệu chứng cho trẻ. Cha mẹ không được tự ý sử dụng các thuốc nhóm này cho trẻ tại nhà và phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị hăm tã.
Dùng sản phẩm chứa nano bạc giảm viêm và sát khuẩn cho bé
Nano bạc là thành phần có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, diệt nấm và thúc đẩy phục hồi da. Bên cạnh đó, thành phần này thường được sử dụng ở nồng độ rất thấp, ít gây tích lũy dẫn đến độc tính. Vì vậy, các chế phẩm chứa nano bạc được coi là một giải pháp chống hăm tã cho bé toàn diện và lành tính.
Tuy nhiên, các vết hăm trên da được coi là vết thương hở và nano bạc có khả năng xâm nhập qua các vết thương này. Vì vậy, cha mẹ cần ưu tiên lựa chọn các loại nano bạc biến tính với kích thước phù hợp để tránh việc nano bạc kim loại vào trong cơ thể bé và tích lũy.
Hiện nay, nano bạc chuẩn hóa TSN được coi là dạng nano bạc an toàn nhất hiện nay nhờ kích thước tối ưu 20nm và được biến đổi bề mặt bằng Acid Tannic, giúp tăng cường hiệu quả sát trùng và tính an toàn. Gel bôi PlasmaKare No5 độc quyền của Innocare Pharma là sản phẩm duy nhất trên thị trường sử dụng dòng nano bạc cải tiến này.
Gel bôi PlasmaKare No5 giúp chống viêm, giảm ngứa rát do hăm da hiệu quả cho bé. Ngoài ra, sản phẩm này còn chứa nhiều thành phần hỗ trợ điều trị và phục hồi da hăm tã như:
- Dịch chiết lựu giàu Ellagic Acid có tác dụng kích thích tái tạo tế bào và dưỡng da.
- Dịch chiết núc nác và Chitosan giúp kháng nấm, giảm viêm đỏ da cho bé.
5 mẹo trị hăm tã dân gian an toàn, hiệu quả cho bé
Các mẹo dân gian cũng đã được áp dụng trong điều trị hăm tã nhẹ cho bé và đem lại hiệu quả rất tốt:
Dầu dừa trị hăm tã cho bé
Dầu dừa chứa nhiều các acid béo no như Acid Lauric, Acid Myristic và Acid Palmitic và các Vitamin E, K. Nhờ vậy, dầu dừa có tác dụng làm mềm da, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn ở vết hăm và hỗ trợ phục hồi tổn thương trên da bé rất tốt.
Cách trị hăm tã bằng dầu dừa: Vệ sinh sạch sẽ da bé và thoa một lớp mỏng dầu dừa nguyên chất lên vùng da hăm tã. Dùng 2 lần/ngày.
Trà xanh giảm hăm tã hiệu quả
Trà xanh chứa rất nhiều các hợp chất Tanin, Polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa bội nhiễm và các tổn thương do hăm tã hiệu quả.
Cách trị hăm tã bằng trà xanh: Đun sôi một nắm lá chè xanh với nước muối nguyên chất, sau đó chắt lấy nước ấm để lau vùng hăm tã hoặc tắm cho bé 1 lần/ngày.
Chữa hăm tã bằng lá trầu không
Lá trầu không rất giàu các hợp chất Phenolic giúp kháng viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh đó, lá trầu không rất dễ kiếm và có khả năng chống khai tốt nên từ lâu đã được sử dụng trong điều trị hăm tã ở trẻ em.
Cách trị hăm tã bằng lá trầu không: Đun lá trầu không với nước muối loãng, sau đó chắt lấy nước ấm và lau lên vùng da bị hăm 1 – 2 lần/ngày.
Lô hội trị hăm tã cho trẻ sơ sinh an toàn
Lô hội hay nha đam có tác dụng cấp ẩm và làm dịu da rất tốt, vì vậy giúp làm cải thiện các triệu chứng đau ngứa của hăm tã cho trẻ rất tốt.
Cách trị hăm tã bằng lô hội: Sử dụng các sản phẩm gel bôi chiết xuất lô hội hoặc cạo phần thạch trong suốt của lá lô hội, thoa nhẹ lên vùng da hăm của bé và để khô tự nhiên.
Lá khế cải thiện tình trạng hăm tã
Theo y học cổ truyền, lá khế có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng và giảm ngứa rất tốt. Vì vậy, lá khế giúp làm giảm nhanh các triệu chứng hăm tã của bé.
Cách trị hăm tã bằng lá khế: Đun lá khế với nước muối loãng, sau đó chắt lấy nước ấm và lau lên vùng da bị hăm 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý nước lá khế nên dùng ngay, không để lâu hay pha loãng.
Lưu ý khi trị hăm tã cho bé tại nhà
Trong quá trình trị hăm tã cho bé, cha mẹ cần chăm sóc da bé thật cẩn thận để giúp con nhanh chóng phục hồi và phát triển một cách bình thường. Các biện pháp chăm sóc da bé cha mẹ cần lưu ý:
- Luôn để da bé khô thoáng, chú ý lau khô người cho con sau khi tắm mới được quấn tã.
- Không chà xát mạnh khi vệ sinh và tắm cho bé.
- Thay tã thường xuyên, chọn loại tã rộng rãi hơn, mềm mịn, không chứa các tinh dầu hay thành phần có thể gây kích ứng.
- Không quấn tã quá chặt và bôi phấn rôm lên vùng da hăm do có thể khiến các lỗ chân lông bị bít tắc và làm hăm nặng hơn.
- Nếu bé phải dùng tã vải, cha mẹ tránh dùng quần mặc ngoài có chất liệu nóng, bí.
Ngoài ra, khi vùng hăm tã xuất hiện các dấu hiệu như mụn nước, mụn mủ, chảy nước và lở loét, trẻ sốt và quấy khóc nhiều, cha mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị thích hợp.
Trên đây là những thông tin cha mẹ cần lưu ý khi trị hăm tã cho bé. Hăm tã được điều trị sớm và đúng cách sẽ khỏi hoàn toàn. Vì vậy, cha mẹ cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn phương pháp điều trị hăm tã an toàn và hiệu quả cho bé.