Hiện nay số người mắc bệnh chốc lở đang tăng mạnh và lây lan nhanh. Bệnh gây ảnh hưởng lớn làm khó chịu, mất thẩm mỹ tới người bệnh. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ chỉ ra cho bạn cách điều trị và phòng tránh bệnh hợp lý, hiệu quả. Bạn có thể tham khảo.
Mục lục
Bệnh chốc lở là gì
Bệnh chốc lở là tình trạng nhiễm khuẩn da do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào da qua vết thương, vết trầy xước hoặc các tổn thương khác trên da. Bệnh lở loét thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn.
Bệnh chốc lở thường xuất hiện ở những vùng da ẩm ướt, như nách, bẹn, dưới cánh tay, xung quanh miệng và mũi. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở những nơi khác trên cơ thể, nhưng ít phổ biến hơn.
Nguyên nhân gây bệnh chốc lở
Bệnh chốc thường do vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc liên cầu khuẩn gây ra. Vi khuẩn này thường sống trên da, nhưng chỉ gây bệnh khi da bị trầy xước hoặc tổn thương, từ đó gây ra bệnh. Da khỏe mạnh thường không bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn này. Các nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh chốc là:
- Chốc không có bọng nước có thể do vi khuẩn xâm nhập vào da thông qua các vết thương nhỏ. Vi khuẩn này có các protein giúp chúng bám vào da. Ở các nước đang phát triển, tụ cầu khuẩn là nguyên nhân gây chốc phổ biến hơn.
- Chốc lở bọng nước là do vi khuẩn tụ cầu vàng tiết ra độc tố làm cho các tế bào da bị bong ra không còn sự kết dính của tế bào, hình thành bọng nước và vết trợt.
- Chốc loét là do vi khuẩn liên cầu, đôi khi có thể phối hợp với vi khuẩn tụ cầu vàng, xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như người già, bệnh nhân HIV, người mắc bệnh mãn tính.
Bệnh chốc thường xảy ra với các trường hợp sau khi bị các bệnh viêm da như: Viêm da tiếp xúc, viêm da do côn trùng, bệnh thủy đậu, viêm da dị ứng, thủy đậu,…
Yếu tố dễ mắc bệnh chốc lở
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lở loét bao gồm:
- Vệ sinh kém, nơi sinh sống bẩn
- Thường xuyên gãi ngứa các vết thương hở hoặc trầy xước
- Miễn dịch kém, khi tiếp xúc với những người bị bệnh chốc gây lây lan.
- Da khô hoặc bị kích ứng
- Người bệnh bị tiểu đường
- Thói quen thường xuyên cắn các móng tay hoặc gãi ngứa.
Dấu hiệu và cách điều trị bệnh chốc lở
Bạn có thể quan sát dấu hiệu bệnh từ lúc mới bắt đầu và sau đó lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất. Dưới đây là các dấu hiệu và cách điều trị bệnh chốc giúp bạn tham khảo:
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Các dấu hiệu và triệu chứng khi bị lở loét thông thường là:
- Lở loét ở chân có biểu hiện là các vết đỏ, mụn nước nhỏ. Các mụn nước này nhanh chóng bị vỡ, chảy dịch trong vài ngày và sau đó tạo thành một lớp vỏ màu vàng nâu.
- Các vết loét có thể xuất hiện ở vùng da xung quanh mũi hoặc các khu vực khác trên cơ thể.
- Cảm giác khó chịu, châm chích hoặc đau trên da.
- Trong trường hợp nghiêm trọng, vết thương có thể trở thành vết loét sâu.
Các triệu chứng của bệnh có thể khác nhau và không được liệt kê đầy đủ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng sức khỏe của mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Phương pháp điều trị bệnh
Bệnh chốc lở có thể được điều trị bằng các loại thuốc sát khuẩn hay các dạng thuốc kháng sinh bôi ngoài da, thuốc mỡ. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải ngâm da hoặc đắp gạc ướt để loại bỏ vảy. Điều này sẽ giúp thuốc kháng sinh xâm nhập vào da và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Ngoài ra người bệnh cần sử dụng kháng sinh đường uống khi vết lở loét trở nên lây lan ra nhiều hơn ở vùng tổn thương và và có dấu hiệu nhiễm trùng hay các biến chứng khác hoặc trong trường hợp bạn đã dùng các dạng thuốc sát khuẩn và thuốc bôi những không đỡ vết thương. Nếu bạn ngừng sử dụng do thấy tất cả mọi thứ đã ổn, lở loét sẽ tái phát và xảy ra sau đấy, gây bệnh nặng hơn.
Dưới đây là một số tên thuốc phổ biến được mọi người sử dụng nhiều trong điều trị bệnh chốc lở loét:
Thuốc sát khuẩn bệnh
Để điều trị bệnh chốc, bạn nên sử dụng thuốc sát khuẩn trước tiên. Thuốc sát khuẩn sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng, từ đó giảm sưng viêm và đau đớn.
- Povidone Iodine: Khi bôi lên da, iod tự do sẽ được giải phóng ra ngoài và giúp diệt vi khuẩn hiệu quả, mau lành vết thương hơn.
- Castellani: Là thuốc bôi ngoài da có tác dụng diệt khuẩn, giúp điều trị các bệnh về da do tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu gây ra, chẳng hạn như lở loét và viêm da có mủ.
- Milian: Là dung dịch sát khuẩn có chứa xanh methylen, một hoạt chất có khả năng liên kết với các acid nucleic trong virus và vi khuẩn. Khi gặp ánh sáng mặt trời, các liên kết này bị phá vỡ, dẫn đến sự tiêu diệt của các tế bào vi khuẩn và vi rút.
Thuốc kháng sinh dạng bôi
Thuốc bôi kháng sinh là loại thuốc đặc hiệu được sử dụng để điều trị bệnh chốc. Thuốc có tác dụng hạn chế sự sinh sôi hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giúp vết thương mau lành.
- Mupirocin: Là thuốc kháng sinh bôi ngoài da, có tác dụng diệt khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây nhiễm trùng da phổ biến như Streptococcus và Staphylococcus Aureus. Thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai và người có bệnh tiêu chảy.
- Gentamicin: Là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Thuốc có hiệu quả với nhiều loại vi khuẩn, bao gồm tụ cầu khuẩn, vi khuẩn chủng kháng methicillin và vi khuẩn gram âm hiếu khí( nhóm vi khuẩn có màu đỏ hoặc hồng, thành phần của chúng acid amin, lipid).
- Acid fusidic: Thuốc bôi ngoài da có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc tối đa trong 7 ngày để tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
Thuốc kháng sinh đường uống
Nếu bệnh chốc trở nên chuyển biển nặng thì bạn cần phải sử dụng kháng sinh đường uống. Các loại thuốc này bao gồm:
- Cephalexin: Là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc làm vỡ thành tế bào vi khuẩn, khiến vi khuẩn chết.
- Amoxicillin: Thuốc kháng sinh có tác dụng kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Trimethoprim: Là thuốc có tác dụng ức chế enzyme của vi khuẩn, giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc thường được dùng kết hợp với Sulfamethoxazole để tăng cường hiệu quả.
- Oxacillin: Là thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế mạnh mẽ sự phát triển của tụ cầu tiết penicilinase, đặc biệt là chủng tụ cầu gây ra bệnh chốc.
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Thuốc giảm đau, hạ sốt không phải là thuốc chữa lành bệnh lở loét, nhưng chúng có thể giúp bạn giảm các triệu chứng của bệnh, chẳng hạn như cơn đau tái phát và sốt.
- Paracetamol: Là thuốc hạ sốt phổ biến, an toàn và có thể sử dụng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em. Thành phần thuốc này có tác dụng giảm đau và hạ sốt.
- NSAID (Aspirin, Ibuprofen,…): là thuốc kháng viêm không steroid, có tác dụng giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách để tránh tác dụng phụ như chảy máu, xuất huyết dạ dày.
Kem bôi da PlasmaKare No5 giải pháp điều trị chốc lở
Gel bôi da PlasmaKare No5 của Innocare Pharma có chứa nano bạc TSN độc quyền (chất sát trùng thế hệ mới). Ngoài ra, kem có các thành phần thiên nhiên bao gồm: Dịch chiết lựu, chitosan, dịch chiết Núc nác,… Những thành phần này đều có tác dụng để điều trị bệnh chốc.
Kem bôi da PlasmaKare No5 có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây ra bệnh chốc, giúp bệnh giảm sưng, giảm viêm, tái tạo phục hồi da. Ngoài ra, kem còn giúp bạn cung cấp độ ẩm và làm mềm da, giảm tình trạng bong tróc da, không gây kích ứng. Đặc biệt hơn, sản phẩm này chữa lành các bệnh về da do nấm gây ra.
Gel bôi plasmaKare No5 an toàn cho mọi loại da khi không chứa thành phần gây hại da, không chứa cồn, kháng sinh và corticoid. Dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, cho con bú.
Những biến chứng do bệnh gây nên
Nếu điều trị bệnh không hợp lý đúng cách thì sẽ dẫn tới nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho bạn. Những biến chứng người bệnh thường gặp gồm có biến chứng tại chỗ và biến chứng toàn thân.
Biến chứng tại chỗ
Bệnh chốc lở gây ra một số biến chứng tại chỗ ở các vùng da bị tổn thương sau đây:
- Chàm hóa là hiện tượng tổn thương da xuất hiện ở vùng da xung quanh vùng chốc hoặc ở những vị trí khác trên cơ thể, có đặc điểm là mảng hồng ban mụn nước và gây ngứa nhiều.
- Chốc loét là một dạng của bệnh chốc đặc trưng bởi vết thương ăn sâu theo chiều dọc, để lại sẹo lõm, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
Biến chứng toàn thân
Chốc loét không chỉ gây tổn thương da mà còn có thể ảnh hưởng đến toàn thân, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng huyết: Là tình trạng nhiễm trùng máu, xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh chốc xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Vi khuẩn có thể di chuyển đến các cơ quan khác, gây tổn thương và rối loạn chức năng..
- Viêm cầu thận cấp: Là biến chứng của nhiễm trùng liên cầu, thường gặp sau bệnh viêm họng hoặc bệnh chốc. Biến chứng này gây ra nhiều triệu chứng như phù, tiểu ít, bệnh huyết áp cao,…
Biện pháp phòng tránh bệnh
Bệnh chốc cần ở nhà nếu bạn không thể che phủ vết thương một cách chắc chắn. Vết thương hở có thể lây lan bệnh cho người khác. Ngoài ra, những người làm công việc tiếp xúc gần gũi với các chất gây hại da nên hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm an toàn để quay lại làm việc tránh để bệnh nặng.
Nếu mắc bệnh chốc lở loét bạn cần thực hiện một số biện pháp như sau để phòng tránh bệnh:
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Luôn luôn rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn và nước ấm sạch, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, thay tã, thay băng vết thương, hoặc khi tay dính chất bẩn.
- Giữ da sạch sẽ và khô ráo: Tắm rửa thường xuyên bằng nước ấm và các loại xà phòng diệt khuẩn. Không để da tiếp xúc trực tiếp với các chất bẩn, bụi bẩn và vi khuẩn.
- Che phủ vết thương: Nếu có vết thương hở, cần che phủ bằng băng gạc sạch để tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Không dùng chung khăn mặt, quần áo, đồ chơi,… với người bị lở loét.
- Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất. Tập thể dục nâng cao đời sống sức khỏe.
Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra, có thể lây lan từ người sang người. Bệnh thường không nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng kháng sinh. Để ngăn ngừa bệnh lây lan, hãy giữ gìn vệ sinh tốt và tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân bị bệnh chốc, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán.