Chàm sữa là một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh lý này thường gây ra những nốt mẩn đỏ trên da, khiến da trở nên thô ráp và khô căng. Trong bài viết này sẽ cung cấp một số cách chữa chàm sữa thường được áp dụng và đem lại hiệu quả tốt.
Mục lục
Chàm sữa ở trẻ là gì, dấu hiệu nhận biết
Bệnh chàm sữa, còn được gọi là eczema, lác sữa hoặc viêm da cơ địa. Đây là một bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường gặp trong độ tuổi từ 3 -24 tháng.
Các dấu hiệu của bệnh chàm sữa thường bao gồm những vết mẩn đỏ trên da, đặc biệt là trên mặt, cổ, khuỷu tay, trên mu bàn tay, cổ tay,…
Ở giai đoạn đầu, chàm sữa chỉ xuất hiện các nốt mẩn đỏ sau đó dần chuyển thành mụn nước nhỏ màu đỏ. Khi vỡ ra có thể gây bết dính trên vùng chàm, tạo nên một lớp sừng hóa bì cứng. Nếu không được điều trị kịp thời, da bé có thể bị nứt nẻ, gây rỉ máu và nhiễm trùng, để lại sẹo sâu trên da.
Trẻ bị chàm sữa cũng thường có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, dẫn đến quấy khóc, kém ăn và ngủ kém.
Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa
Nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm sữa vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho rằng bệnh lý này có thể do sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền, môi trường và tác động của các chất kích thích.
Một số yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến bệnh lý này, bao gồm một số gen liên quan đến khả năng miễn dịch và chức năng bảo vệ da. Với những bé có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh mề đay, hen suyễn, dị ứng da do thời tiết thì khả năng cao sẽ mắc phải bệnh chàm sữa.
Môi trường cũng là một yếu tố quan trọng trong việc gây ra bệnh chàm sữa. Sự tiếp xúc với các chất kích thích như bụi, phấn hoa, hóa chất, mỹ phẩm, dầu mỡ và các chất gây dị ứng khác có thể gây ra kích ứng trên da và dẫn đến bệnh lý này.
Ngoài ra, các tác nhân nấm, vi khuẩn và virus cũng có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh chàm sữa. Chúng có thể gây ra một số tổn thương trên da, tác động đến chức năng bảo vệ da và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Dị ứng với nguồn thức ăn của mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ.
Chàm sữa và cách chữa trị
Chàm sữa không phải bệnh nguy hiểm tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách thì cái biểu hiện trên da bé sẽ ngày càng nặng lên. Vì vậy mẹ cần có biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách.
Thuốc chữa chàm sữa ở trẻ
Trong trường hợp sử dụng kem dưỡng ẩm, gel bôi da nhưng tình trạng chàm sữa không được cải thiện, việc sử dụng thuốc bôi chàm sữa có thể được chỉ định để giảm các triệu:
- Dùng thuốc điều trị triệu chứng: Với những trường hợp bị chàm sữa, trẻ thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nên nhóm thuốc kháng histamin như chlopheniramin, alimemazin… thường được chỉ định để giảm ngứa cho trẻ hiệu quả.
- Dùng kháng sinh điều trị: Chàm sữa thường xảy ra không phải do vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, khi có bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh như cefadroxil, amoxicillin, cephalexin, erythromycin,…
- Sử dụng thuốc chống viêm: Một số loại kem chứa corticoid dạng nhẹ thường được khuyến cáo sử dụng như Hydrocortisone 1%, clobetasone butyrate 0,05 %. Những thuốc này có hiệu quả rất nhanh, tuy nhiên tuyệt đối không lạm dụng và chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Cách chữa chàm sữa bằng kem Nano bạc PlasmaKare No 5
PlasmaKare No5 là sản phẩm gel bôi ngoài da được dùng trong các trường hợp viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da dị ứng, chàm sữa ở trẻ,… Gel bôi có chứa thành phần phần phức hệ Nano bạc TSN độc quyền của thương hiệu Innocare đem lại hiệu quả nổi bật.
- Nano bạc chuẩn hoá: Kháng khuẩn, kháng viêm và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, giữ ẩm cho da bé.
- Ellagic trong dịch chiết lựu đỏ có khả năng chống lại các chất oxy hoá, tăng cường hiệu quả kháng viêm của gel. Đồng thời kích thích tái tạo tế bào da, nuôi dưỡng và làm liền các vết tổn thương trên da.
- Chiết xuất từ núc nác: Kháng viêm, giảm ngứa, chống dị ứng.
- Chitosan: Kháng khuẩn và chống nấm hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Vệ sinh da bé nhẹ nhàng, sạch sẽ bằng nước sạch hoặc muối sinh lý.
- Thoa lên da bé một lớp gel mỏng tại các vùng bị viêm, bong tróc, khô da.
- Massage nhẹ nhàng lên da bé để gel được thẩm thấu nhanh hơn (Trừ vị trí có vết thương hở).
Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không
Trong lá trầu chứa nhiều hoạt chất có khả năng chữa chàm sữa như betel-phenol, polyphenol và các hợp chất khác. Các hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, giúp loại bỏ mầm bệnh, giảm viêm sưng đỏ. Bên cạnh đó, trong trầu không chứa nhiều vitamin và tanin để làm săn se các vết nứt. Vì vậy sử dụng lá trầu không giúp nuôi dưỡng da kích thích quá trình tái tạo da giúp da mau lành tránh để lại sẹo.
Tắm bằng lá trầu không – Cách chữa chàm sữa cho bé
Nếu chàm sữa lan ra nhiều trên cơ thể, tắm bằng lá trầu là một cách tiện lợi và nhanh chóng để làm sạch vi khuẩn, cấp ẩm và thúc đẩy phục hồi tổn thương. Cách tắm lá trầu để hỗ trợ cho việc chữa chàm sữa có thể thực hiện theo các bước sau:
- Rửa sạch 10 lá trầu không, vò nát rồi cho vào nồi (có thể ngâm 5 phút với nước muối loãng để làm sạch kỹ hơn).
- Đun sôi khoảng 1,5 – 2 lít nước sau đó cho trầu không vào. Tiếp tục đun trong 5 phút để lá trầu tiết ra nước rồi tắt bếp.
- Pha phần nước vừa đun được với nước sạch vào chậu rồi tắm cho bé. Dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng lên mặt cho bé và dội tắm toàn thân.
Sử dụng nước cốt lá trầu không
Ngoài phương pháp tắm, lá trầu không có thể dùng nước cốt để thoa lên da.
- Rửa sạch 5 – 7 lá trầu không, ngâm bằng nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn.
- Giã nát lá trầu bằng cối sau đó cho thêm một chút nước đun sôi để nguội
- Chắt lấy phần nước.
- Sau khi vệ sinh vùng da bị viêm, dùng băng gạc hoặc khăn sạch thấm nước cốt thoa đều lên da bé.
- Khoảng 30 phút sau, rửa sạch làn da bé bằng nước sạch.
Lá ổi chữa chàm sữa cho bé
Trong lá ổi chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, sát khuẩn và tăng miễn dịch cho da. Acid tannic, flavonoids và các chất chống oxy hoá có tác dụng giảm ngứa, hạn chế bong tróc da, giúp da bị tổn thương nhanh chóng phục hồi. Vì vậy, lá ổi có thể được sử dụng để hỗ trợ cho việc chữa chàm sữa.
Thoa bằng nước ép lá ổi
Để chữa chàm sữa bằng nước ép lá ổi, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Rửa sạch lá ổi và cắt thành những miếng nhỏ.
- Xay nhuyễn lá ổi để lấy nước ép.
- Dùng bông gạc hoặc tăm bông thấm nước ép lá ổi và nhẹ nhàng lau lên vùng da bị chàm sữa.
- Để nước ép lá ổi trên da khoảng 10-15 phút.
- Rửa sạch da bằng nước ấm.
Bạn nên thực hiện thao tác trên 2-3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tắm bằng nước lá ổi
Để chữa chàm sữa bằng nước lá ổi nấu, cách làm như sau:
- Rửa sạch lá ổi đã chuẩn bị.
- Nấu nước sôi sau đó thả lá ổi vào, nấu thêm khoảng 10-15 phút.
- Đổ nước ra cho nguội, nên tắm cho bé khi nước còn ấm.
- Có thể sử dụng phấn lá để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm của bé.
Cách chữa chàm sữa bằng lá trà xanh
Trong trà xanh có chứa catechin ECG, EGCG, các chất chống oxy hóa giúp chống viêm và ức chế hoạt động của nhiều vi khuẩn gây hại như S. cholermidis, Streptococcus mutans, Staphylococcus aureus…, giúp ngăn ngừa nguy cơ chàm bội nhiễm.
Ngoài ra, Tannin có trong trà xanh cũng giúp dưỡng ẩm, cấp nước cho da, cải thiện triệu chứng đỏ, khô da và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Tất cả những đặc tính này khiến cho trà xanh trở thành một lựa chọn tốt cho việc chăm sóc và bảo vệ da, đặc biệt là trong trường hợp chàm sữa.
Cách thực hiện hiệu quả:
- Ngâm lá trà xanh với muối trong khoảng 30 phút để loại bỏ bụi bẩn và hóa chất bám dính trên lá, sau đó để ráo nước.
- Nấu nước với lá trà xanh với lượng vừa phải để tắm, sau đó để nguội.
- Tắm rửa da bé bằng nước trà xanh, đặc biệt là vùng da bị viêm, nên thực hiện khi nước còn ấm và ngâm rửa cho đến khi nước nguội hoàn toàn.
Thực hiện các bước trên đều đặn trong giai đoạn chàm sữa mới chớm bệnh để cải thiện triệu chứng và hạn chế tình trạng bệnh lây lan rộng hoặc tiến triển nặng hơn.
Những điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc con bị chàm sữa
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị chàm sữa, phụ huynh nên lưu ý:
- Tắm nước ấm cho trẻ từ 1-2 lần mỗi ngày, không nên ngâm trẻ quá lâu và thời gian tắm dưới 15 phút.
- Chọn sữa tắm dịu nhẹ, phù hợp với làn da của trẻ.
- Lau khô cho trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, thấm nhẹ nhàng, không lau mạnh hoặc chà xát lên da của trẻ.
- Thoa chất giữ ẩm thường xuyên sau khi tắm xong.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với chất kiềm như xà phòng, bột giặt, thuốc tẩy, và lựa chọn xà phòng giặt dành riêng cho trẻ sơ sinh.
- Chọn quần áo làm từ vải cotton 100%, không mặc đồ chật, vải len, sợi tổng hợp để tránh gây kích ứng da.
- Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ và sử dụng bao tay với trẻ nhỏ để tránh trẻ cào gãi gây tổn thương.
- Không nuôi động vật, không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, và đảm bảo phòng của trẻ thoáng, nhiệt độ, độ ẩm trong phòng hợp lý.
- Nếu biết trẻ bị dị ứng với thực phẩm nào, cần loại bỏ thực phẩm đó ra khỏi chế độ ăn.
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng da thích hợp để dưỡng ẩm da của trẻ sơ sinh, đảm bảo các sản phẩm không chứa hóa chất độc hại và không gây kích ứng da.
Bạn có thể tham khảo cách chữa chàm sữa trong bài viết này để giúp con nhanh lấy lại được làn da mềm mại, mịn màng.