Cụ thể, ngày 26/8, Bộ Y tế ban hành quyết định về việc ban hành hướng dẫn tạm thời “Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm Covid-19 tại nhà” Theo đó, 7 loại thuốc điều trị F0 gồm: thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc cân bằng điện giải, thuốc tăng miễn dịch, thuốc kháng virus, thuốc chống viêm Corticosteroid đường uống và thuốc sát khuẩn hầu họng và thuốc chống đông máu đường uống 2
Mục lục
1. Thuốc giảm đau hạ sốt
Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau được bộ y tế khuyến cáo sử dụng nhóm Paracetamol (hay còn gọi là acetaminophen). Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến nhất hiện nay, do đó người dân có thể dễ dàng mua được ở bất cứ hiệu thuốc nào.
Liều lượng dùng của người lớn: 500mg-1000mg /lần, mỗi lần cách nhau từ 4-6 giờ. Liều tối đa khuyến cáo là 3000mg/ngày.
Liều dùng của trẻ nhỏ, Tuỳ theo độ tuổi và cân nặng, liều dùng paracetamol được tính là 15mg/kg/;ần, mỗi lần cách nhau 6-10h và tối đa 60 mg/kg/ngày.
Cần lưu ý hiệu chỉnh liều dùng thuốc điều trị F0 nhóm paracetamol với các đối tượng có tiền sử bệnh gan, người già có chức năng gan suy giảm
2. Thuốc cân bằng điện giải
Nhóm thuốc cân bằng điện giải giúp bổ sung điện giải cho cơ thể cho bệnh nhân F0 sau hoặc trong khi sốt, mất nước, tiêu chảy. Đây là hỗn hợp một số thành phần muối khoáng, đường…được bổ sung theo tỷ lệ nhất định phù hợp với điện giải của cơ thể. Loại thuốc cân bằng điện giải phổ biến là oresol.
Liều dùng: Pha gói điện giải theo hướng dẫn trên bao bì. Với các đối tượng F0 có sốt, nên bổ sung 2 lít nước điện giải mỗi ngày.
3. Thuốc tăng miễn dịch, nâng cao sức khoẻ:
Các vitamin đặc biệt Vitamin C liều cao hoặc hỗn hợp multivitamin là thuốc điều trị F0 tại nhà phổ biến được bộ y tế hướng dẫn sử dụng.
Người bệnh có thể bổ sung Vitamin C liều 1000mg/ngày hoặc sử dụng các viên tổng hợp gồm Vitamin B các loại, vitamin C và khoáng chất. Ngoài ra các thuốc tăng miễn dịch khác cũng có thể sử dụng để nâng cap thể trạng cơ thể như thuốc kẽm, các loại TPCN tăng miễn dịch.
4. Thuốc kháng virus
Thuốc kháng virus được sử dụng theo đề cương nghiên cứu lâm sàng được Bộ Y tế phê duyệt hoặc theo thông tin tờ hướng dẫn sử dụng thuốc sau khi thuốc được cấp giấy phép lưu hành sản phẩm tại Việt Nam. Hiện nay, đây là các thuốc được chỉ định trực tiếp bởi bác sỹ, bệnh nhân trực tiếp mang đơn đến các hiệu thuốc và mua đúng loại chỉ định.
Bộ Y tế cho hay hiện thuốc kháng virus chưa được cấp phép lưu hành chính thức. Thuốc được dùng trong chương trình thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu tại Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học – Bộ Y tế thông qua và cho phép triển khai.
5. Thuốc chống viêm Corticosteroid
Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống 1 (thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 được ban hành kèm theo Quyết định số 3416 ngày 14/7)
Một số lựa chọn nhóm thuốc điều trị F0 này gồm các thuốc Dexamethason 0,5 mg (viên nén), Methylprednisolon 16 mg (viên nén), Prednisolon 5 mg (viên nén). Trong đó methylprednisolone đang được kê phổ biến với liều dùng 16mg x 2 lần/ngày trong vào 7 ngày cho các bệnh nhân F0 điều trị tại nhà.
6. Thuốc sát khuẩn hầu họng
Một trong những loại thuốc quan trọng nhất là thuốc sát khuẩn hầu họng, tạo chốt chặn cuối cùng ngăn virus xâm nhập cũng như lây lan, 1 số loại góp phần giảm tải lượng virus tại hầu họng.
Các thuốc sát khuẩn hầu họng thông thường như nước muối sinh lý chỉ giúp làm sạch và giảm các vấn đề viêm nhiễm họng miệng. Sát khuẩn hầu họng với các loại chất sát trùng chuyên dụng nhưu Nano bạc chuẩn hoá, PVPI, Chlorhexidine còn giúp giảm tải lượng virus Covy tại hầu họng.
Hiện nay, 1 số loại nước súc họng chuyên dụng như PlasmaKare có chứa nano bạc chuẩn hoá TSN và keo ong nhập khẩu đã được chứng minh hiệu quả diệt 100% virus, vi khuẩn trong 30s. Không những vậy, súc họng miệng PlasmaKare còn có tác dụng chống viêm giúp các bệnh nhân F0 điều trị tại nhà kiểm soát tốt các triệu chứng như ho, đau họng, ngứa học hoặc có đờm cổ. Đây là lựa chọn tốt được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho các gia đình có F0 hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh cao để phòng ngừa sự lây lan của virus cũng như giúp bệnh nhân giải quyết tại chỗ các triệu chứng khó chịu tại họng.
Xem thêm bài viết: Súc họng nước muối có diệt được virus SARs-Covy-2 không?
7. Thuốc chống đông máu đường uống 2
Giống như thuốc chống viêm Cortisteroid, thuốc chống đông đường uống là thuốc điều trị F0 cần có chỉ định cụ thể của bác sỹ và mua thuốc theo toa. Hiện nay 1 số thuốc chống đông được sử dụng nhiều như Rivaroxaban 10 mg (viên) hoặc Apixaban 2,5 mg (viên)
Về liều dùng cụ thể, tuỳ thuộc vào triệu chứng của từng F0, bác sỹ sẽ có hướng dẫn cụ thể. Nhiều trường hợp, thuốc chống đông đường uống chỉ mua để dự phòng và sử dụng trong các trường hợp thực sự cần thiết.
Thuốc được dùng khi người bệnh có bất kỳ một trong các dấu hiệu sớm của suy hô hấp và chưa kịp chuyển người bệnh Covid-19 đến cơ sở thu dung. Thuốc điều trị người bệnh Covid-19 mức độ vừa, nặng, nguy kịch và người bệnh không thuộc phạm vi chống chỉ định của thuốc.
Các dấu hiệu suy hô hấp:
– Khó thở, hụt hơi, tăng lên khi vận động (đứng lên, đi lại trong nhà) hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
– Nhịp thở (ở trẻ em đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc) như ≥ 21 lần/phút ở người lớn, ≥ 30 lần/phút ở trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi, ≥ 40 lần/phút ở trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi.
– SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo), (khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).
Đối với các bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, nhân viên y tế có trách nhiệm sàng lọc và tư vấn kỹ cho bệnh nhân về thông tin từng loại thuốc, cách sử dụng, cà các chống chỉ định, những lưu ý. Do đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm tự điều trị tại nhà với danh mục 7 thuốc kể trên. Đừng quên lưu số của trung tâm y tế nơi bạn sinh sống để trợ giúp ngay trong các trường hợp khẩn cấp.