Người bệnh sốt xuất huyết cần phải chú ý kiêng rất nhiều thứ như không ăn đồ ăn cay, nóng, đồ ăn có màu sẫm, hạn chế vận động… trong thời gian điều trị. Nhưng điều mà các bệnh nhân thắc mắc nhất là bị sốt xuất huyết có được tắm không và nên tắm gội như thế nào là đúng cách nhất? Những thông tin trong nội dung bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thể giải đáp được vấn đề này.
Sốt xuất huyết có được tắm không?
Khi bị bệnh sốt xuất huyết, người bệnh thường lo lắng, băn khoăn không biết là sốt xuất huyết có được tắm không? Bởi vì có nhiều người lo rằng việc tắm rửa sẽ khiến cho cơ thể bị nhiễm lạnh và sốt nặng hơn, nhất là với trẻ nhỏ.
Nhưng trên thực tế thì bệnh nhân sốt xuất huyết hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Việc vệ sinh thân thể hàng ngày còn giúp cho cơ thể người bệnh thoải mái hơn và rất có lợi cho điều trị, hồi phục sức khỏe.
Ngoài ra, để biết chắc chắn là bệnh nhân sốt xuất huyết có được tắm hay không thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tùy tình trạng bệnh nặng hay nhẹ thì bác sĩ sẽ cho phép bạn có được tắm gội hay không.
Những lưu ý khi tắm gội cho người bệnh sốt xuất huyết
Nếu như bạn đã biết được bệnh xuất huyết có được tắm không thì điều tiếp theo mà chúng ta cần chú ý đó là phải tắm gội sao cho đúng cách theo hướng dẫn sau đây:
- Bệnh nhân sốt xuất huyết không được tắm bằng nước lạnh mà nên tắm bằng nước ấm để không gây ra triệu chứng co mạch máu ngoài da, giãn nội tạng. Nếu gội đầu thì nên sấy khô, tránh để tóc ướt lâu và phải đảm bảo phòng tắm kín gió để tránh làm cho cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Người bị sốt xuất huyết cũng không nên tắm quá lâu, kỳ cọ mạnh mà hãy dùng khăn mềm lau người thật nhẹ nhàng để không gây chảy máu dưới da sẽ vô cùng nguy hiểm.
- Từ cuối ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 7 của bệnh thì người bệnh sẽ giảm sốt nhưng không có nghĩa là bệnh đã thuyên giảm. Mà một số biến chứng như tăng tính thấm của thành mạch, giảm tiểu cầu… sẽ xuất hiện và gây ra xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau. Do đó, trong thời gian này, người bệnh nên hạn chế việc tắm gội bởi sẽ làm giãn thành mạch khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. Lúc này, người bệnh chỉ nên dùng khăn ấm lau người là tốt nhất.
Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết
Để giúp cho bệnh nhân sốt xuất huyết nhanh chóng khỏi bệnh thì các bạn hãy chú ý chăm sóc cho người bệnh một cách khoa học, hợp lý như sau:
- Luôn theo dõi sát sao thân nhiệt của bệnh nhân sốt xuất huyết để để phòng khi sốt cao hoặc có bất thường về thân nhiệt.
- Khi bệnh nhân bị sốt cao trên 38.5 độ C thì mới nên dùng thuốc hạ sốt và mỗi lần uống thuốc cần cách nhau ít nhất 4 – 6 tiếng. Lưu ý là bạn chỉ nên dùng thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên dùng những thuốc có chứa Aspirin hoặc Ibuprofen vì sẽ dễ gây xuất huyết tiêu hóa.
- Nếu người bệnh sốt cao thì các bạn có thể dùng khăn ấm lau mát cơ thể cho họ, đắp khăn ở vùng nách, bẹn sẽ giúp hạ thân nhiệt rất hiệu quả.
- Hãy cho người bệnh mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát để tránh khiến cho thân nhiệt tăng cao.
- Nên cho bệnh nhân sốt xuất huyết uống nhiều nước để tránh việc cơ thể bị mất nước. Chúng ta có thể uống nước Oresol để bù điện giải cho cơ thể hoặc nước lọc đun sôi để nguội, nước cam, nước chanh giàu vitamin C là tốt nhất.
- Để tăng cường năng lượng cho người bệnh sốt xuất huyết thì bạn nên bổ sung đầy đủ những thực phẩm giàu dưỡng chất như đạm, vitamin, khoáng chất từ rau xanh, hoa quả, cá, thịt tươi sạch với liều lượng hợp lý.
- Nên cho bệnh nhân dùng những món ăn lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sinh tố… để phòng việc người bệnh bị đầy bụng, khó tiêu, nôn ói.
- Hạn chế việc sử dụng những thực phẩm quá cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẫm màu, thực phẩm có chứa chất kích thích sẽ khiến cho bệnh tình nặng hơn rất nhiều.
- Người bệnh sốt xuất huyết nên hạn chế vận động mà hãy nghỉ ngơi để tránh làm cơ thể thêm mệt mỏi.
Như vậy thì các bạn cũng thấy được rằng tùy theo từng trường hợp và giai đoạn cụ thể mà việc bệnh sốt xuất huyết có được tắm không sẽ có sự thay đổi khác nhau. Nói chung thì bệnh nhân sốt xuất huyết không cần kiêng tuyệt đối việc tắm rửa, vệ sinh cơ thể. Chỉ cần các bạn thực hiện đúng lời khuyên, hướng dẫn của bác sĩ thì việc này sẽ không ảnh hưởng đến quá trình và kết quả chữa bệnh của mình.