Mặc dù thời điểm mọc răng khác nhau ở mỗi trẻ em nhưng phần lớn trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên khi đạt 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ đã vượt qua 12 tháng mà vẫn chưa thấy răng mọc, điều này được coi là mọc răng muộn. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ mọc răng muộn này là gì và có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này? Các phụ huynh có thể tham khảo những thông tin sau đây nếu con của họ đang gặp phải tình trạng này.
Nguyên nhân trẻ mọc răng muộn
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì có rất nhiều nguyên nhân gây khiến cho trẻ mọc răng muộn khác nhau.
Trẻ mọc răng muộn do nguyên nhân sinh lý
Một trong những lý do khiến cho trẻ mọc răng muộn là do các nguyên nhân sinh lý, cụ thể là:
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có người mọc răng muộn như ông bà, cha mẹ thì có thể sẽ ảnh hưởng đến thời điểm mọc răng ở trẻ em, trẻ sinh ra cũng có thể bị mọc răng muộn.
- Do sinh non: Những trẻ bị sinh non, sinh thiếu tháng thường sẽ răng mọc chậm hơn những trẻ sinh đủ tháng.
Xem thêm:
Trẻ mọc răng muộn do nguyên nhân bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân sinh lý thì các nguyên nhân bệnh lý dưới đây cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng trẻ chậm mọc răng đó là:
- Trẻ mọc răng muộn do bệnh lý: Nếu như trẻ mắc những bệnh như suy tuyến giáp, các bệnh về tuyến yên, bệnh Down thì sẽ gây ra tình trạng mọc răng chậm, Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng tới việc phát triển thể chất ở chất và gặp nhiều triệu chứng như như chậm đi, chậm nói và thừa cân.
- Do bệnh lý về răng miệng: Nếu như cha mẹ không chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ khiến cho trẻ mắc các bệnh lý về răng miệng như: viêm nướu, viêm khoang miệng… thì sẽ dẫn đến việc trẻ mọc răng chậm hơn bình thường.
- Trẻ mọc răng muộn do trẻ hấp thụ quá nhiều Photpho: Vi chất photpho có thể ngăn cản cơ thể hấp thụ Canxi nên nó sẽ khiến răng khó nhú ra được khỏi nướu và gây nên tình trạng răng mọc chậm.
- Do trẻ bị suy dinh dưỡng, thể chất kém: Khi cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì sẽ dễ rất đến việc răng bị mọc chậm hơn.
- Do trẻ thiếu những chất dinh dưỡng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng như Canxi, vitamin D, MK7… sẽ khiến trẻ mọc răng muộn và phát triển chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng.
Những việc nên làm khi trẻ mọc răng muộn
Ngay từ giai đoạn mang thai và cho con bú người mẹ nên ăn uống đa dạng, đủ chất để phòng ngừa tình trạng trẻ mọc răng chậm. Quan trọng nhất là cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin trong thịt, hải sản, dầu thực vật, ngũ cốc, bơ, sữa, các loại rau, quả tươi…
Bổ sung Canxi cho trẻ mọc răng muộn
Bổ sung Canxi là một trong những khoáng chất cần thiết phải bổ sung cho trẻ trong những năm đầu đời để phòng tránh tối ưu việc trẻ mọc răng muộn:
- Canxi là dưỡng chất vô cùng quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng. Khi trẻ bị thiếu canxi sẽ khiến cho các mầm răng kém phát triển nên không thể nhú ra được và gây nên tình trạng trẻ mọc răng muộn.
- Cơ thể con người không thể tự sản xuất được canxi nên chúng ta phải bổ sung canxi cho trẻ bằng đường thực phẩm và uống canxi. Theo đó thì trẻ trong độ tuổi mọc răng cần được bổ sung đầy đủ những thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hằng ngày như: sữa, phô mai, sữa chua, tôm, cua, ốc, cá, rau màu xanh đậm….
- Tuy nhiên, mẹ nên chú ý hàm lượng canxi cũng phải phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Ví dụ như đối với trẻ sơ sinh thì chỉ nên bổ sung 0,4 – 0,6mg/ngày, trẻ từ 1 đến 3 tuổi thì nên bổ sung 0,7 – 1,4mg/ngày. Nếu như bạn bổ sung canxi cho trẻ bằng thuốc uống thì nên cho bé uống trước 2 giờ chiều là tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng tích tụ canxi làm vôi hóa thận, giảm sự hấp thu các chất khác, gây táo bón.
Bổ sung D3 cho trẻ mọc răng muộn
Bên cạnh canxi thì vitamin D cũng là một trong những dưỡng chất thiết yếu trong quá trình mọc răng ở trẻ.
- Vai trò của vitamin D là giúp hấp thụ canxi và photpho tốt hơn, hỗ trợ quá trình hình thành xương và răng, giúp xương và răng vững chắc hơn. Việc thiếu hụt vitamin D sẽ dẫn đến tình trạng hấp thụ canxi bị hạn chế, có thể khiến trẻ mọc răng muộn.
- Các mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn những thực phẩm như: tôm, cá, trứng, yến mạch… Hoặc đơn giản nhất là mẹ hãy cho bé tắm nắng mặt trời để cơ thể tổng hợp vitamin D từ tự nhiên.
- Lưu ý là mỗi ngày, bạn nên cho trẻ trẻ tắm nắng trong khoảng 20 – 30 phút vào buổi sáng(trước 9 giờ) để tránh cho da bé bị ảnh hưởng từ các tia bức xạ. Trong trường hợp không có điều kiện để tắm nắng thì phải cho trẻ bổ sung vitamin D từ khi sinh ra sau 1 tuần, thời gian uống và liều lượng uống cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng trẻ mọc răng muộn.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mọc răng muộn
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ là một trong những phương pháp hữu hiệu để tránh tình trạng mọc răng muộn ở trẻ.
- Trẻ trong giai đoạn mọc răng, đặc biệt với những trẻ mọc răng muộn nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C từ trái cây như cam, quýt, cà chua, súp lơ… vì nó sẽ giúp tổng hợp collagen. Hoạt chất không chỉ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể mà còn có tác dụng hạn chế tình trạng nướu răng bị xốp, viêm loét nướu, chảy máu chân răng, sún răng, nguy cơ rụng răng hiệu quả.
- Trẻ mọc răng muộn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A từ trứng, sữa, rau xanh đậm, cà rốt… để đảm bảo sức khỏe răng miệng, thúc đẩy sự phát triển của xương, tăng cường sức đề kháng.
- Trẻ mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu photpho vì vi chất này cũng giống như canxi là góp phần lớn trong việc phát triển răng và xương. Photpho là nguồn dưỡng chất có mặt trong hầu hết các loại thịt động vật nên bạn có thể thoải mái lựa chọn để bổ sung cho thực đơn của trẻ phong phú hơn.
- Trẻ mọc răng muộn nên ăn nhiều thực phẩm giàu magie từ các loại hải sản, các loại rau xanh, các loại đậu… Vì magie tạo ra môi trường kiềm, giúp cơ thể hấp thụ vitamin D và trao đổi canxi tốt hơn.
- Trẻ mọc răng nên ăn nhiều rau củ quả vì nó không chỉ chứa nhiều vitamin mà còn chứa hàm lượng chất xơ rất lớn. Chất xơ có thể giúp cho nướu răng chắc khỏe hơn.
- Thêm nữa, các mẹ nên gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ mọc răng muộn, đặc biệt là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo, tinh bột, đường,.. để giúp trẻ có đủ dưỡng chất, thúc đẩy quá trình mọc răng và duy trì hoạt đông của trẻ.
Các biện pháp hỗ trợ khác khi trẻ mọc răng muộn
Ngoài việc cân đối chế độ dinh dưỡng cho trẻ thì các bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để ngăn ngừa tình trạng trẻ mọc răng muộn bao gồm:
- Luôn chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm khoang miệng để tránh làm ảnh hưởng tới việc mọc răng của trẻ.
- Tạo cho trẻ thói quen, sinh hoạt lành mạnh, ngủ sớm, ngủ đủ giấc và cho trẻ vận động để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất.
- Khi thấy trẻ mọc răng muộn thì phụ huynh cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám, tìm kiếm nguyên nhân để có những pháp can thiệp kịp thời.
- Ngoài ra, để đảm bảo cho quá trình mọc răng của trẻ có thể phát triển chuẩn thì hãy thường xuyên đưa trẻ đi khám nha khoa theo định kỳ khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên.
Việc trẻ mọc răng muộn tuy không nguy hiểm nhưng các bạn vẫn nên theo dõi, quan sát nếu như đã quá 12 tháng mà trẻ không mọc răng thì nên cho trẻ đi khám và điều trị nhanh chóng. Tránh tình trạng cha mẹ chủ quan, để tình trạng này quá lâu thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như gây sâu răng, răng mọc lệch… ảnh hưởng tới hàm răng của trẻ và sự phát triển toàn diện của bé.