Nhiệt miệng là một tình trạng rất phổ biến và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ nguyên nhân nhiệt miệng sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị tình trạng này một cách tốt nhất.
Mục lục
Đặc điểm của tình trạng nhiệt miệng
Nhiệt miệng là vấn đề rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Nhiệt miệng hay gặp ở mọi lứa tuổi và có thể tái phát thường xuyên do những nguyên nhân khác nhau.
Tính chất của nhiệt miệng
Dấu hiệu nhận biết của nhiệt miệng là sự xuất hiện của các vết loét trong mô mềm như phía trong môi, trong má, trên nướu răng. Các vết loét nhỏ, nông, hình tròn hoặc bầu dục trong, có màu trắng hoặc vàng và viền đỏ. Vùng miệng có vết loét hay có cảm giác ngứa râm ran và đau khi chạm vào.
Nhiệt miệng thường ít lây lan và không có dấu hiệu loét trên bề mặt môi như bệnh Herpes môi.
Nhiệt miệng liên tục có nguy hiểm không?
Nhiệt miệng gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống của người mắc. Thậm chí khi nói hoặc nuốt nước bọt cũng làm nốt nhiệt miệng bị đụng chạm và gây đau nhói. Tuy nhiên, nhiệt ở miệng thường tự khỏi sau vài ngày hoặc dùng các biện pháp tự nhiên để cải thiện mà không cần phải điều trị bằng thuốc.
Nhiệt miệng kéo dài hoặc xuất hiện liên tục có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe do các vết loét làm hạn chế quá trình ăn uống của người bệnh. Bên cạnh đó, nhiệt miệng liên tục còn có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn khoang miệng, ung thư lưỡi, bệnh Celiac,…
Do vậy, người bệnh cần lưu ý đi khám tại các cơ sở y tế để được xác định hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì và điều trị đúng cách trong cách trường hợp:
- Mắc nhiệt miệng kéo dài trên 14 ngày
- Vết loét lan rộng trong miệng hoặc ra ngoài miệng
- Nhiệt miệng tái phát liên tục trong thời gian ngắn
- Nhiệt miệng kèm sốt, viêm trong khoang miệng, phát ban, tiêu chảy,…
6 nguyên nhân nhiệt miệng phổ biến nhất
Không ít người thắc mắc tại sao lại bị nhiệt miệng liên tục dù những lần trước đó đã khỏi hẳn. Điều này là do nhiệt miệng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn nội tiết, ăn đồ cay nóng, thiếu chất hoặc do vi sinh vật gây bệnh,…
Rối loạn nội tiết tố gây nhiệt miệng
Sự thay đổi liên tục nồng độ của các hormon sinh dục, đặc biệt là Progesterone trong kỳ kinh nguyệt và thời kỳ mang thai có thể gây nên những rối loạn về sinh lý trong cơ thể, gây nóng trong và kéo theo tình trạng nhiệt miệng. Ngược lại, trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, nhiệt miệng cũng hay xảy ra do sự suy giảm hormon Estrogen gây rối loạn quá trình điều nhiệt của cơ thể và những phản ứng sinh lý khác.
Ngoài ra, căng thẳng và mệt mỏi trong thời gian dài cũng là nguyên nhân hay bị nhiệt miệng do cơ chế gây rối loạn nội tiết tố của cơ thể.
Ăn đồ cay nóng, nhiều gia vị
Nhiều người có sở thích ăn đồ cay nóng, nhiều gia vị do kích thích ngon miệng và làm ấm cơ thể rất tốt trong mùa đông. Tuy nhiên, các loại thức ăn này có thể gây nóng trong hoặc bỏng miệng dẫn đến loét, nhiệt miệng.
Những loại thực phẩm có vị chua như dưa muối, kim chi hoặc chứa nhiều Acid như cam, chanh, dứa, cà chua và đồ uống có ga cũng dễ gây tổn thương niêm mạc miệng, dẫn đến loét miệng và nhiệt miệng nặng hơn.
Nhiệt miệng do tổn thương trong khoang miệng
Những tổn thương trong khoang miệng cũng là giải thích cho câu hỏi vì sao bị nhiệt miệng. Những vết trầy xước, rách hoặc chảy máu trong niêm mạc miệng tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, dẫn đến các triệu chứng loét, đau của nhiệt miệng.
Nguyên nhân nhiệt miệng này có thể gặp phải trong các trường hợp như:
- Đánh răng quá mạnh
- Niềng răng bằng mắc cài
- Sử dụng bàn chải cứng
- Sử dụng chỉ nha khoa không cẩn thận
- Va đập vào răng miệng
- Vô tình cắn vào lưỡi, má trong miệng
Thiếu hụt một số dưỡng chất thiết yếu
Nhiệt miệng là dấu hiệu cảnh báo của cơ thể về chế độ dinh dưỡng thiếu các loại dưỡng chất như Vitamin C, B2, B6, B12, Kẽm hoặc Sắt. Các dưỡng chất này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sự duy trì và phát triển các tế bào, mô mà còn thúc đẩy hệ miễn dịch khỏe mạnh. Do vậy, thiết hụt chúng sẽ làm cho cơ thể chậm phục hồi các tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công và gây nhiệt miệng.
Virus, vi khuẩn gây nhiệt miệng
Virus, vi khuẩn cũng là nguyên nhân nhiệt miệng phổ biến, thường gặp nhất là:
- HSV-1: Đây là loại virus Herpes gây nhiệt miệng, loét miệng, khác với HSV-2 thường gây bệnh Zona, Herpes ngoài da và sinh dục. Nhiệt miệng do HSV-1 có thể tự khỏi, tuy nhiên có xu hướng lây lan và tái phát lại nếu không được điều trị.
- HP (Helicobacter Pylori): HP là loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày – tá tràng phổ biến. Loại vi khuẩn này ở trong khoang miệng có thể gây nhiệt miệng liên tục.
- Vi khuẩn giang mai: Bệnh giang mai ở miệng có nhiều dạng biểu hiện khác nhau, trong đó có nhiệt miệng với đặc điểm tương tự như nhiệt miệng do các nguyên nhân khác.
- HIV: Nhiệt miệng là triệu chứng của tình trạng nhiễm HIV trong giai đoạn đầu. Ngoài ra, nhiễm HIV cũng gây suy giảm miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các loại virus, vi khuẩn gây loét miệng khác.
- Virus tay chân miệng: Các loại virus gây bệnh tay chân miệng như Enterovirus 71, Coxsackievirus 16, Echovirus và Polivirus là tác nhân phổ biến của nhiệt miệng ở trẻ em dưới 10 tuổi. Nhiệt miệng do bệnh tay chân miệng chủ yếu ở má trong.
- Cytomegalovirus (CMV): Nhiệt miệng do CMV ở người bình thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở người suy giảm miễn dịch như trẻ sơ sinh, bệnh nhân HIV/AIDS, dùng thuốc gây suy giảm miễn dịch, CMV không chỉ gây nhiệt miệng mà còn dẫn đến các tình trạng nặng như viêm phổi, viêm gan, viêm não, mất thị lực, thính lực,…
- Vi sinh vật khác: Vi khuẩn gây bệnh viêm nướu loét hoại tử cấp tính như Prevotella intermedia, Fusobacterium, Treponema spp., Porphyromonas gingivalis,…
Các nguyên nhân nhiệt miệng khác
Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì cũng là một câu hỏi thường gặp. Một số nguyên nhân bệnh lý có thể khiến người bệnh thường xuyên bị nhiệt miệng như các bệnh rối loạn miễn dịch (Bệnh Celiac, bệnh bạch cầu, bệnh Crohn, Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Behcet), ung thư miệng,…
Ngoài ra, thuốc cũng là một nguyên nhân gây nhiệt miệng, thường gặp ở các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống kết tập tiểu cầu, hóa trị liệu, một thuốc chống viêm (Indomethacin, Naproxen), kháng sinh Fluoroquinolon, thuốc kháng virus (Ribavirin, Abacavir),…
Những cách cải thiện nhiệt miệng hiệu quả, đơn giản
Nhiệt miệng có thể tự khỏi, tuy nhiên người bệnh nên điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sinh hoạt. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và các mẹo chữa nhiệt miệng là cách biện pháp được áp dụng phổ biến.
Ngoài ra, trong một số trường hợp nhiệt miệng nặng, nguyên nhân từ bệnh lý được điều trị bằng thuốc bôi hoặc thuốc uống. Cụ thể:
Cải thiện triệu chứng nhiệt miệng với thói quen sinh hoạt lành mạnh
Nhiệt miệng có thể kiểm soát được bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh như sau:
Sử dụng nước súc miệng
Súc miệng thường xuyên bằng các dung dịch có tính sát khuẩn và chống viêm là biện pháp phổ biến và hiệu quả giúp nhanh lành vết loét và ngăn ngừa tái phát. Người bệnh nên súc miệng bằng nước muối, baking soda hoặc các dung dịch súc miệng chứa các chất sát khuẩn như Clorhexidin, phức hệ Nano Bạc TSN, Betadine,…
Trong đó, phức hệ Nano Bạc TSN là chất sát trùng toàn diện hơn so với các hoạt chất khác nhờ không có mùi vị khó chịu, hiệu quả kháng khuẩn, virus, chống viêm và thúc đẩy lành vết loét cao. Hiện nay, súc miệng họng PlasmaKare của công ty TNHH Dược phẩm Innocare là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa phức hệ Nano Bạc TSN.
Vệ sinh răng sạch sẽ
Vệ sinh răng sạch sẽ và cẩn thận sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn và tránh vi khuẩn phát triển gây nhiệt miệng kéo dài. Người bệnh nên đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải có lông mềm và dùng chỉ nha khoa để vệ sinh các kẽ răng sau mỗi bữa ăn.
Với nhiệt miệng do niềng răng, người bệnh có thể bọc sáp nha khoa vào mắc cài để ngăn mắc cài cọ xát vào vết loét.
Chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị nhiệt miệng. Ăn uống khoa học hỗ trợ làm lành vết loét và giúp hạn chế nhiều nguyên nhân nhiệt miệng như thức ăn, thiếu chất.
Người bệnh nhiệt miệng cần lưu ý trong chế độ ăn:
- Tăng cường các chất dinh dưỡng Vitamin C, B2, B6, B12, Kẽm và Sắt thông qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng các thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
- Hạn chế ăn đồ chua, cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, trái cây giàu Acid và tránh uống nước ngọt, rượu bia.
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là cách chữa nhiệt miệng tại nhà an toàn, giúp làm giảm đau và sưng cho người bệnh nhiệt miệng khá tốt. Người bệnh có thể đặt một viên đá lên vết loét mỗi khi thấy khó chịu.
Lưu ý: không ngậm đá quá lâu và không ngậm nhiều lần trong ngày do có thể gây ê buốt răng và viêm họng.
Cải thiện thể chất và sức khỏe tinh thần
Rối loạn nội tiết là nguyên nhân nhiệt miệng phổ biến. Để giảm thiểu tình trạng này, người bệnh cần tăng cường cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần bằng cách:
- Rèn luyện thể lực thường xuyên
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
- Giải trí lành mạnh để tránh stress
Mẹo chữa nhiệt miệng đơn giản từ thiên nhiên
Một số mẹo chữa nhiệt miệng từ các thành phần tự nhiên sau đây cũng đem lại tác dụng tốt cho người bệnh:
- Dùng trà hoa cúc: Trà hoa cúc có tác dụng chống viêm, giảm đau và hỗ trợ làm lành vết loét rất tốt. Người bệnh có thể đắp túi trà hoa cúc đã pha lên vết loét hoặc súc miệng bằng trà hoa cúc 3 – 4 lần/ngày.
- Dùng mật ong: Mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Đắp mật ong lên vết loét 3 – 4 lần/ngày sẽ giúp làm dịu tổn thương và giảm sưng viêm do nhiệt miệng. Mật ong có vị ngọt dễ chịu nên thích hợp dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
- Dùng dầu dừa: Dầu dừa không chỉ làm dịu, làm lành các vết nhiệt miệng mà còn có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả. Dầu dừa sử dụng tương tự như mật ong trong điều trị nhiệt miệng.
- Giấm táo: Acid tự nhiên trong giấm táo có công dụng diệt khuẩn, ngăn chặn các vi sinh vật gây nhiệt miệng. Do vậy, người bệnh nên pha giấm táo với nước ấm với tỷ lệ 1/1 để súc miệng trong ngày.
Điều trị nhiệt miệng bằng thuốc
Thuốc được sử dụng khi nhiệt miệng trở nên trầm trọng, tái phát nhiều lần hoặc dùng để điều trị nguyên nhân nhiệt miệng. Thuốc trị nhiệt miệng bao gồm thuốc uống và thuốc dùng tại chỗ như xịt miệng họng và thuốc bôi.
Thuốc uống
- Thuốc kháng sinh, kháng virus: Dùng trong trường hợp nguyên nhân nhiệt miệng là vi khuẩn, virus.
- Thuốc ức chế miễn dịch và chống viêm corticoid: Dùng khi nhiệt miệng xuất phát từ các bệnh rối loạn miễn dịch. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ đối với các thuốc này do một số thuốc trong nhóm cũng có tác dụng phụ gây nhiệt miệng.
- Hormon: Sử dụng khi nguyên nhân nhiệt miệng là các tình trạng rối loạn nội tiết.
- Thuốc cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt giải độc: Các thuốc có thành phần là dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như hoàng liên, cát căn, hoàng cầm, bạch thược có tác dụng trị nhiệt miệng do nóng trong, bốc hỏa, rối loạn nội tiết rất tốt.
Thuốc bôi:
- Thuốc bôi giảm đau: Thường chứa Benzocain, Lidocain – những hoạt chất có tác dụng gây tê, giảm cảm giác đau và khó chịu cho người bệnh.
- Thuốc bao vết loét: Đây là nhóm thuốc lành tính, giảm triệu chứng đau rất tốt và được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị nhiệt miệng. Thuốc bao vết loét có thể làm từ các chất tạo gel, dịch chiết dược liệu, tinh dầu thực vật, nitrat bạc,…
- Thuốc bôi corticoid: Thuốc bôi nhiệt miệng Corticoid thường chứa các chất như Hydrocortison, Triamcinolone,… Nên tránh sử dụng thuốc bôi corticoid dài ngày do dễ gây tác dụng phụ như làm vết loét lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Thuốc kháng sinh dùng tại chỗ: Thuốc bôi miệng chứa kháng sinh hiện nay chỉ sử dụng hoạt chất Clorhexidin.
- Thuốc khác: Xịt miệng họng PlasmaKare X-spray chứa các thành phần có tác dụng điều trị nhiệt miệng như phức hệ Sanicompound – phức Kẽm và Đồng ở tỷ lệ vàng kháng khuẩn, chống viêm; dịch chiết lựu, Carrageenan và Hyaluronic Acid giúp bao vết loét, tăng cường làm lành và ngăn mầm bệnh xâm nhập. Đây là cách chữa bệnh nhiệt miệng cho người lớn và cả trẻ em trên 6 tháng tuổi do tính an toàn, không gây tác dụng phụ.
Trên đây là những lưu ý về đặc điểm và nguyên nhân nhiệt miệng thường gặp. Hy vọng bài viết này, bạn đọc sẽ biết thêm những thông tin hữu ích để phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng một cách nhanh chóng, hiệu quả.