Nhiệt miệng ăn gì cho mát là câu hỏi chiếm sự quan tâm của rất nhiều người. Sở dĩ mọi người nghĩ có thể trị nhiệt miệng từ thực phẩm mình ăn hàng ngày là vì đa số mọi người nghĩ nó phát ra từ “nóng trong người. Mặc dù chưa có lý giải rõ ràng về cơ chế của nhiệt miệng nhưng các chế độ ăn phù hợp cũng giúp nhiệt miệng nhanh lành và giảm nguy cơ bị tái phát. Vậy để Plasmakare gợi ý cho bạn nhiệt miệng ăn gì cho mát với các thực phẩm dưới đây.
Mục lục
Nhiệt miệng là gì
Nhiệt miệng là tình trạng các vết rộp, loét xuất hiện trong niêm mạc miệng. Cần phân biệt nhiệt miệng với bệnh rona thần kinh (hay bệnh giời leo). Các vết loét nhiệt miệng chỉ xuất hiện ở niêm mạc phía trong khoang miệng chứ không bao giờ xuất hiện ở phía ngoài.
Các vết loét nhiệt miệng thường có hình bầu dục, màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, viền màu hồng, đau khi cọ xát hoặc khi tiếp xúc với thức ăn chua, mặn. Thông thường, sau khoảng 7 -14 ngày, các vết nhiệt miệng sẽ tự lành lại mà không cần can thiệp điều trị gì cả.
Thực phẩm ảnh hưởng như thế nào đến nhiệt miệng
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng giúp nhiệt miệng nhanh lành và ngăn ngừa bệnh tái phát. Đó là lý do tại sao nhiều người thường có thắc mắc nhiệt miệng ăn gì cho mát. Lý giải cho điều này, theo quan niệm của đông y, nhiệt miệng sinh ra là do cơ thể bị hư nhiệt nên phát ra các vết rộp, loét trong khoang miệng. Chính vì vậy, để kiểm soát tình trạng này thì cần cân bằng lại, ưu tiên sử dụng các thực phẩm “mát”. Hay cụ thể hơn là các thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, mát gan.
Quan niệm này không hoàn toàn tương ứng với quan niệm của y học hiện đại. Tuy nhiên, việc ăn những đồ ăn thanh mát cũng được cho là có hiệu quả cung cấp nhiều vitamin, chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp nhiệt miệng nhanh lành hơn.
Nhiệt miệng ăn gì cho mát
Vậy nhiệt miệng ăn gi cho mát? Một số thực phẩm cực đơn giản, dễ kiếm nhưng mang lại hiệu quả mà bạn không ngờ giúp làm lành nhanh nhiệt miệng, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nhiệt miệng dùng bột sắn dây
Đáp án đầu tiên cho câu hỏi nhiệt miệng ăn gì cho mát vô cùng gần gũi và quen thuộc, đó là bột sắn dây. Bột sắn dây là một loại bột được sử dụng rất phổ biến với công dụng thanh nhiệt. Vào những ngày hè nóng bức, uống bột sắn dây giúp xua tan nóng bức, mệt mỏi do thời tiết gây ra. Chính vì vậy, bột sắn dây cũng được biết đến là một loại thức uống hàng đầu giúp làm mát cơ thể từ bên trong, đặc biệt hay được sử dụng mỗi khi bị nhiệt miệng.
Bột sắn dây có thể được chế biến thành đồ uống hoặc nấu chín và thưởng thức đều rất ngon và hiệu quả.
- Cách pha nước bột sắn dây khi bị nhiệt miệng: pha 2 thìa ăn cơm bột sắn dây + 200 ml nước đun sôi, để nguội. Khuấy đều và thêm vào 1 chút đường hoặc mật ong cho vừa miệng. Có thể uống lạnh tuỳ ý.
- Cách nấu bột sắn dây khi bị nhiệt miệng: thêm 2 thìa ăn cơm bột sắn dây vào khoảng 200 ml, khuấy đều và đun trên lửa nhỏ. Vừa đun vừa khuấy đều tay. Thêm đường hoặc mật ong cho vừa miệng. Đến khi bột chuyển từ màu trắng đục sang trong suốt tức là đã chín. Lúc này có thể tắt bếp để nguội và thưởng thức.
Hướng dẫn cách dùng bột sắn dây khi bị nhiệt miệng: một ngày dùng 1- 2 lần. Dùng liên tực trong 3 – 5 ngày sẽ thấy nhiệt miệng lành lại.
Nước râu ngô thanh nhiệt
Nếu còn thắc mắc nhiệt miệng ăn gì cho mát thì một gợi ý khác cho bạn chính là nước râu ngô. Râu ngô có vị ngọt, tính bình, theo quan niệm của đông y thì có khả năng thanh nhiệt, trị các bệnh về đường tiết niệu rất hiệu quả. Ngoài ra, râu ngô cũng có tác dụng giải độc, làm mát gan. Do vậy nhiệt miệng dùng nước râu ngô cũng hiệu qủa không kém.
Bạn có thể luộc ngô, chắt lấy nước uống hoặc dự trữ riêng râu ngô bằng cách phơi khô để dùng dần. Mỗi lần uống, lấy 1 nắm râu ngô, thêm nước vào đun sôi trong vòng 10 phút. Để nguội và thưởng thức. Do nước râu ngô đã có vị ngọt thanh nên có thể bạn không cần thêm đường. Nếu thấy chưa vừa miệng thì có thể điều chỉnh bằng cách sử dụng đường hoặc mật ong.
Để trị nhiệt miệng bạn có thể uống râu ngô hằng ngày thay thế cho nước lọc. Có thể uống với đá lạnh tuỳ thích.
Nhiệt miệng đừng quên rau má
Rau má rất nổi tiếng là một loại rau có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể. Chính vì thế khi không biết nhiệt miệng ăn gì cho mát hãy uống ngay một cốc nước rau má. Ngoài tác dụng tiêu nhiệt, rau má còn làm lành nhanh vết thương và hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hoá. Rau má cũng cung cấp nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể.
Cách chế biến rau má khi bị nhiệt miệng: rửa sạch rau má tươi, xay và chắt lấy nước uống. Hiện nay cũng có rất nhiều loại rau má được sản xuất thành bột theo phương pháp sấy lạnh, vẫn giữ nguyên được các chất dinh dưỡng mà lại tiện lợi cho việc bảo quản và sử dụng.
Ngoài ra, nước rau má đối với một số người sẽ có mùi vị hơi khó uống, bạn có thể thêm đường phèn cho vừa miệng.
Cách dùng rau má khi bị nhiệt miệng: uống nước ép rau má hoặc ăn sống, ngày 1 – 2 lần. Chú ý không dùng quá nhiều có thể dẫn tới lạnh bụng, đau bụng đi ngoài. Uống liên tục trong 3 – 5 ngày có thể thấy nhiệt miệng lành lại
Nhiệt miệng uống nước khế chua
Khế chua cũng là một loại quả được gợi ý nếu bạn không biết nhiệt miệng ăn gì cho mát. Cụ thể khế chua sắc lấy nước uống có tác dụng mát gan, dùng chủ trị cho các bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy vậy, khi bị nhiệt miệng thì uống nước khế chua cũng rất hiệu quả. Khế chua cung cấp cho cơ thể hàm lượng cao vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, giúp nhiệt miệng nhanh lành hơn. Lưu ý khi sử dụng nước khế chua chữa nhiệt miệng nếu bạn đang hoặc có tiền sử bị dạ dày.
Nước cam tăng cường miễn dịch khi bị nhiệt miệng
Cam là một loại quả giàu vitamin C. Khi không biết nhiệt miệng ăn gì cho mát hãy thêm ngay cam vào thực đơn hằng ngày của mình. Vitamin C trong cam giúp tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể chủ động chống lại các nguyên nhân gây nhiệt miệng. Có thể ăn múi trực tiếp hoặc vắt lấy nước uống đều rất hiệu quả. Cũng tương tự như khế chua, hãy thận trọng nếu bạn đang bị dạ dày vì cam có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bạn đang gặp phải.
Cà chua rất tốt cho nhiệt miệng
Cà chua là một loại quả mọng được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hằng hày nhưng ít ai biết đến nó cũng mang lại hiệu quả bất ngờ khi cơ thể bị nhiệt miệng. Cụ thể, cà chua là một loại thực phẩm mềm, giàu caroten và vitamin C rất tốt cho cơ thể khi bị nhiệt miệng. Vậy nên, nếu không biết nhiệt miệng ăn gì cho mát thì hãy bổ sung thêm cà chua vào khẩu phần ăn của mình. Các món gợi ý có thể làm với cà chua như salad, nước ép cà chua, các món canh cà chua.
Nhiệt miệng ăn sữa chua
Một gợi ý khác khi không biết nhiệt miệng ăn gì cho mát chính là sữa chua. Sữa chua cung cấp một lượng lớn các lợi khuẩn. Điều này không chỉ hữu ích cho đường ruột mà còn có lợi cho cả nhiệt miệng. Cụ thể, khi đi qua khoang miệng, những lợi khuẩn này cũng giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn khoang miệng và giúp nhiệt miệng lành nhanh hơn. Vì vậy, khi bị nhiệt miệng bạn hãy ăn 1 – 2 hũ sữa chua/ ngày và nuốt từ từ qua khoang miệng.
Trà xanh lành nhanh vết loét
Trà xanh giúp thanh nhiệt làm mát cho cơ thể, ngoài ra còn giàu hàm lượng các chất chống oxy hoá. Không chỉ khi bị nhiệt miệng mà hằng ngày uống nước trà xanh cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Uống nước trà giúp chỗng lão hoá, thải độc cho gan. Khi bị nhiệt miệng và uống trà xanh cũng giúp làm mát cơ thể, ngoài ra hợp chất tanin trong lá chè có tác dụng làm săn se, làm liền nhanh vết loét. Đó là lý do vì sao bã trà còn được gợi ý đắp trực tiếp vào vết loét.Vậy nên, nếu không biết nhiệt miệng ăn gì cho mát thì trà xanh cũng là một gợi ý rất hữu ích dành cho bạn.
Trên đây là những gợi ý nhiệt miệng ăn gì cho mát mà Plasmakare dành cho bạn. Các thực phẩm trên đều vô cùng gần gũi, dễ chế biến. Hy vọng bạn có thể vượt qua nhiệt miệng bằng những cách đơn giản nhất.