Có rất nhiều người thường không tự tin về nụ cười của mình vì hàm răng không được đều, đẹp mà bị khấp khểnh hoặc bị hô. Chính vì vậy mà phương pháp niềng răng đã được ra đời và giúp cho họ có thể khắc phục được vấn đề này. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những lợi ích của việc niềng răng và những điều cần chú ý trước khi thực hiện quy trình này nhé.
Mục lục
Lợi ích của việc niềng răng
Không chỉ có khả năng điều chỉnh, sắp xếp các răng về đúng vị trí trên hàm, lấy lại tính thẩm mỹ mà việc niềng răng còn đem lại rất nhiều lợi ích khác như:
- Ngăn ngừa bệnh sâu răng, nướu răng: Việc răng bị lệch lạc sẽ khiến các mảnh vụn thức ăn khó có thể trôi ra ngoài dù bạn uống nước hay đánh răng thông thường. Theo thời gian, các mảnh vụn thức ăn và mảng bám sẽ có nguy cơ hình thành bệnh sâu răng.
- Giúp răng và xương hàm khỏe mạnh: Lợi ích của việc niềng răng giúp các răng dịch chuyển về vị trí thích hợp, làm giảm áp lực đè xuống 1 số răng nhất định khi ăn và giúp giữ cho xương hàm luôn khỏe mạnh.
- Giúp cải thiện phát âm: Khi răng bị mọc lệch có thể làm ảnh hưởng đến âm thanh khi nói. Nên sau khi niềng răng sẽ giúp bạn phát âm một cách nhanh chóng và chuẩn xác hơn.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Răng bị lệch lạc mức độ nặng khiến việc ăn uống khó khăn hơn, thức ăn nhai không kỹ nên dạ dày sẽ phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa khối thức ăn lớn rất có hại. Niềng răng sẽ giúp răng khít hơn và cải thiện được vấn đề này, giúp bảo vệ cho dạ dày hoạt động ổn định và cơ thể có thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
- Tăng tính thẩm mỹ: Đây chính là lợi ích lớn rất của việc niềng răng khi nó giúp chúng ta có thể khắc phục được tình trạng răng hô móm, thưa hở kẽ và răng khấp khểnh. Việc chỉnh nha điều chỉnh các sai lệch về răng, cung hàm cân đối, đều đẹp hơn nhờ đó tạo nên sự hài hòa trong gương mặt và mang lại một diện mạo mới cho bạn.
Những điều cần biết trước khi niềng răng
Niềng răng một quá trình lâu dài với rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện. Do đó, trước khi thực hiện việc niềng răng thì các bạn cần nắm được một số kiến thức quan trọng sau đây.
Độ tuổi có thể niềng răng
Trên thực tế, việc niềng răng có thể được thực hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau nhờ có kỹ thuật hiện đại như ngày nay.
- Trong đó độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng là từ 10 – 22 tuổi. Vì ở độ tuổi này, cơ thể đang phát triển, các xương và răng còn mềm nên dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh lại vị trí.
- Ở độ tuổi thấp hơn thì răng còn yếu và gặp vấn đề rất lớn về vệ sinh răng miệng, còn với độ tuổi cao hơn thì các xương đã dần rắn chắc lại nên việc niềng răng sẽ tốn nhiều thời gian hơn và hiệu quả không cao.
Tình trạng sức khỏe trước khi thực hiện các phương pháp niềng răng
Việc niềng răng có thể áp dụng được với mọi đối tượng có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn về sức khỏe, không bị mắc những căn bệnh như:
- Mắc bệnh nha chu quá nặng: bệnh nha chu là bệnh xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng như viêm nhiễm mãn tính mô nướu hoặc mô nâng đỡ của răng. Khi bị viêm nhiễm, răng sẽ không được bảo vệ tốt, dần suy yếu và có xu hướng tụt lợi, tiêu xương nên sẽ rất khó áp dụng phương pháp niềng răng.
- Mắc một số bệnh lý: động kinh, tâm thần, tim mạch, bệnh tiểu đường hay những bệnh ác tính như ung thư máu… Những người mắc căn bệnh này sẽ không thể thực hiện quy trình niềng răng.
Chụp X-quang răng có cần thiết không?
Có nhiều người thường e ngại việc chụp X-quang răng vì lo sợ nguy cơ nhiễm xạ. Vậy việc chụp X-quang răng có thực sự cần thiết cho phương pháp niềng răng hay không?
- Theo các bác sĩ nha khoa thì chụp X-quang được xem là một trong số những phương tiện rất cần thiết giúp chẩn đoán các bệnh lý của hệ thống răng – xương hàm trên dưới – hệ thống xoang mặt.
- Chụp X quang răng không chỉ giúp các bác sĩ có thể nâng cao được chất lượng điều trị sức khỏe răng miệng mà còn có thể chẩn đoán được bệnh ung thư vùng xương hàm giúp bệnh nhân có thể được cứu chữa kịp thời.
Thời gian niềng răng bao lâu?
Thời gian niềng răng phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình trạng răng, tuổi tác, mức độ khó dễ của khớp xương hàm…
- Thông thường thời gian niềng răng cho những trường hợp không nhổ răng là khoảng 18 tháng, còn với trường hợp có nhổ răng thì sẽ mất khoảng 24 tháng.
- Một số trường hợp cá biệt như răng ngầm thì thời gian có thể lâu hơn một chút. Đối với trường hợp chỉnh nha kết hợp với phục hình răng sứ thường sẽ nhanh hơn, khoảng vài tháng đến một năm.
Niềng răng có đau không?
Điều mà nhiều người thắc mắc và cũng là lo ngại của trước khi niềng răng chính là không biết việc niềng răng có đau không?
- Thường thì việc niềng răng sẽ gây cho chúng ta cảm giác hơi ê và khó chịu trong 2 – 3 tuần đầu tiên, chủ yếu là do dụng cụ niềng răng trong miệng. Ngoài ra, môi, má và lưỡi của bạn cũng có cảm giác bị kích thích. Tuy nhiên cảm giác này sẽ giảm dần và sau một thời gian thì bạn sẽ cảm thấy quen dần và thấy bình thường.
- Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu, đau ê ẩm này thì các bạn có thể sử dụng các biện pháp giúp giảm đau như dùng nước súc miệng, nước muối hoặc chườm lạnh bên ngoài má nhưng cần chú ý để không làm ảnh hưởng đến răng. Nếu tình trạng không đỡ, chúng mình có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Tham khảo chi phí 1 số phương pháp niềng răng
Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau và tùy từng đơn vị nha khoa nên chi phí niềng cũng sẽ có những phân khúc khác nhau. Cụ thể là:
- Niềng răng mắc cài kim loại thường sẽ có chi phí khoảng từ 30 – 40 triệu đồng.
- Niềng răng mắc cài pha lê có chi phí khoảng 40 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài sứ thường có chi phí khoảng từ 38 – 45 triệu đồng.
- Niềng răng mắc cài sứ tự buộc có chi phí khoảng từ 59 – 55 triệu đồng.
- Niềng răng mắc cài mặt trong 5D3 mức độ có chi phí khoảng từ 80 – 120 triệu đồng.
Tùy theo điều kiện kinh tế, sở thích của mình mà các bạn có thể chọn lựa phương pháp niềng răng có mức chi phí hợp lý nhất.
Hướng dẫn chăm sóc sau niềng răng
Sau khi thực hiện việc niềng răng thì việc chăm sóc răng sẽ gặp khó khăn hơn nhiều. Nếu thao tác vệ sinh không cẩn thận, tỉ mỉ sẽ làm bong sút mắc cài và tổn thương mô mềm mà các mảng bám cứng không được loại bỏ hoàn toàn. Do đó, các bạn cần tham khảo kỹ những hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau niềng răng dưới đây:
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống hợp lý với các thực phẩm mềm, không quá cứng, quá lạnh hay quá nóng bởi vì chúng dễ có nguy cơ gây hư hại tới các khí cụ và mắc cài. Đồng thời bạn cũng nên hạn chế những loại đồ ăn quá dẻo, dễ gây dính răng và dính vào các mắc cài, gây khó khăn cho việc vệ sinh như kẹo cao su, kẹo dẻo, mứt…
- Để vệ sinh làm sạch răng khỏi thức ăn, mảng bám thì bạn nên sử dụng chỉ tơ nha khoa thay cho tăm xỉa là tốt nhất. Đây là cách thức có thể làm sạch các kẽ răng một cách tối ưu mà không gây tổn hại tới khí cụ, mắc cài hay tổn thương lợi.
- Khi đánh răng thì các bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm thay cho các bàn chải cứng vì bàn chải cứng dễ gây sút các mắc cài và gây tổn thương cho nướu. Đồng thời bạn cũng nên chải răng một cách nhẹ nhàng, đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ để có được hiệu quả niềng răng được tốt nhất.
- Ngoài ra, để làm sạch răng miệng thì các bạn nên sử dụng các loại nước súc miệng kháng khuẩn lành tính có khả năng chống viêm nhiễm, không gây ố răng. Một số loại nước súc miệng bạn có thể tham khảo như là Listerine, Colgate Plax Freshmint Splash, nước súc miệng AP24… Tuy nhiên, loại nước súc miệng tốt nhất được nhiều người tin tưởng đó là PlasmaKare với thành phần nano bạc Plasma Tinh khiết vô cùng lành tính. Nó có tác dụng làm sạch khoang miệng, chống viêm nhiễm hiệu quả, khử mùi hôi miệng, bảo vệ răng chắc khỏe vô cùng hiệu quả.
- Đặc biệt là trong quá trình niềng răng, nếu mắc cài của bạn bị sút ra hoặc bị các vật, thức ăn cứng gây tổn thương mà bạn không tự khắc phục được thì phải tới gặp bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo quy trình niềng răng của bạn vẫn diễn ra đúng lộ trình mà không bị đứt quãng bởi những nguyên nhân không đáng có.
Có thể thấy rằng để đảm bảo thực hiện được một quy trình niềng răng đạt hiệu quả tối ưu nhất thì chúng ta phải biết cách chăm sóc răng miệng và kiêng khem rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên để có thể lấy lại một nụ cười tỏa nắng và hàm răng chắc khỏe thì chúng tôi tin rằng các bạn sẽ có thể kiên nhẫn và dễ dàng vượt qua được.