Amidan bình thường trông như thế nào? Khi nào thì chúng ta cần lo ngại về tình trạng viêm nhiễm? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan, cũng như phân biệt rõ ràng về amidan bình thường và amidan bị viêm thông qua hình ảnh cụ thể nhé!
Mục lục
Thế nào là một amidan bình thường?
Amidan là tổ chức lympho lớn nhất trong cơ thể, nằm ở vùng vòm họng, dưới lớp niêm mạc hầu họng, tạo thành đám ở hai bên thành họng. Trong cơ thể, hệ thống amidan này góp phần tạo nên một vòng bảo vệ bạch huyết Waldeyer, bao gồm các thành phần: amidan vòm họng (VA), amidan vòi, amidan khẩu cái, và amidan đáy lưỡi. Trong đó, amidan khẩu cái và amidan vòm đóng vai trò quan trọng nhất.
Trong cơ thể, amidan có vai trò như tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Chúng có khả năng nhận diện và tiêu diệt vi khuẩn, virus xâm nhập qua đường hô hấp và tiêu hóa. Đồng thời, hệ thống amidan còn tham gia tích cực vào quá trình sản sinh các tế bào miễn dịch, như lympho bào. Ở trạng thái bình thường, amidan có màu sắc hồng nhạt, đều màu với niêm mạc xung quanh vùng hầu họng. Cùng với đó là bề mặt mịn, không có trạng thái sưng đỏ, loét hay viêm nhiễm.
Sự khác biệt giữa amidan bình thường và amidan bị viêm
Amidan là một bộ phận quan trọng của hệ thống miễn dịch, hoạt động như một hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp. Tuy nhiên, khi amidan bị viêm, nó không chỉ thay đổi về mặt cấu trúc mà còn suy giảm chức năng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Cụ thể:
- Về đặc điểm:
Đặc điểm | Amidan bình thường | Amidan bị viêm |
Kích thước | Nhỏ gọn | Sưng to, đỏ |
Màu sắc | Hồng nhạt | Đỏ, có thể có mủ trắng hoặc vàng |
Bề mặt | Mịn | Sần sùi, có thể có cảm giác chấm đỏ, loét |
Cảm giác | Không đau | Đau, khó nuốt, có thể kèm theo sốt |
Các triệu chứng khác | Không có | Sốt, mệt mỏi, sưng hạch cổ, hơi thở hôi khó chịu |
- Về chức năng: Amidan bình thường và amidan bi viêm cũng có nhiều thay đổi đáng kể. Khi bị viêm, chức năng bảo vệ ban đầu của amidan bị suy giảm. Thay vì vai trò ngăn chặn vi khuẩn, amidan trở thành nơi cư trú và phát triển của vi khuẩn, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như biến chứng cho cơ thể.
Nhận biết một số loại viêm amidan thường gặp
Viêm amidan là một bệnh lý thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tùy thuộc vào loại viêm amidan mà có các biểu hiện, nguyên nhân và triệu chứng khác nhau. Dưới đây là cách nhận biết một số loại viêm amidan phổ biến.
Hình ảnh viêm amidan cấp (viêm họng đỏ)
Viêm amidan cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của amidan, thường gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn. Trong trường hợp này, niêm mạc họng biểu hiện viêm đỏ, sưng tấy và có chất nhầy trong. Ngoài ra, viêm amidan cấp còn có thể biểu hiện ra ngoài bằng các triệu chứng như:
- Đau họng, cảm giác khô và rát ở họng
- Hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, và đau cơ toàn thân
- Chán ăn, bỏ bữa, cảm giác khó nuốt, đau khi nuốt
- Phát ban, nổi hạch, buồn nôn
Hình ảnh viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan sưng to và phì đại, thường do viêm nhiễm mạn tính tái diễn nhiều lần. Các triệu chứng của loại viêm amidan này có thể dễ dàng quan sát được qua các biểu hiện lâm sàng như:
- Amidan sưng to và phì đại
- Sốt, họng đau, khó nuốt
- Khó thở khi ngủ
- Ho khan, đặc biệt về đêm
- Hơi thở có mùi hôi
Hình ảnh viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mạn tính thường được phân thành 4 thể chính bao gồm:
- Viêm amidan mạn tính sung huyết đơn thuần: Biểu hiện qua hình ảnh niêm mạc họng bị viêm đỏ, có thể thấy rõ các mạch máu dày đặc khi quan sát.
- Viêm amidan mãn tính xuất tiết: Niêm mạc họng xung quanh huyết đỏ, tiết nhiều chất nhầy trong, hơi dính vào thành sau họng.
- Viêm amidan mãn tính quá phát hay viêm họng hạt xảy ra khi niêm mạc họng đỏ và dày lên. Đồng thời, cùng với các tổ chứng hạch bạch huyết phát triển thành các đám lớn nhỏ tập trung hoặc rải rác dọc theo phía sau họng.
- Viêm amidan mãn tính teo là thể có hình ảnh niêm mạc họng mỏng dần, trở nên khô do các tuyến nhầy dưới niêm mạc bị teo và giảm tiết. Họng có màu hồng nhợt nhạt, đóng vảy vàng và khô.
Nhìn chung, những thể viêm amidan mãn tính này thường gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh bởi, những triệu chứng như mệt mỏi liên tục, sốt, đau rát, khó chịu ở cổ họng, ho khan hoặc ho có đờm…
Hình ảnh viêm amidan lưỡi
Viêm amidan lưỡi hay viêm amidan đáy lưỡi là tình trạng viêm nhiễm của mô amidan nằm ở gốc lưỡi, gây ra tình trạng sưng tấy và viêm đỏ ở khu vực này. Trên lâm sàng, viêm amidan lưỡi có những biểu hiện như sau:
- Sốt, mệt mỏi, khàn giọng.
- Phần lưỡi gần họng bị sưng đỏ và nhạy cảm, khiến người bệnh khó khăn khi nuốt và nói chuyện.
- Có các mảng trắng hoặc chất nhầy bao phủ ở niêm mạc khu vực gốc lưỡi bị viêm
- Trong một số trường hợp, các hạch bạch huyết ở vùng cổ dưới hàm có thể bị sưng và đau do phản ứng viêm lan rộng từ amidan lưỡi.
Hình ảnh viêm amidan hốc mủ
Đặc trưng bởi loại viêm amidan hốc mủ này là sự hình thành các hốc chứa mủ trên bề mặt amidan. Các hốc này thường có màu trắng hoặc vàng, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh khi mắc phải. Tùy vào từng cá nhân khác nhau mà có thể có một số biến đổi về kích thước, màu sắc và vị trí các hốc mủ. Tuy nhiên, nhìn chung sẽ có những đặc điểm như sau:
- Amidan sưng đỏ
- Trên bề mặt amidan xuất hiện các hốc nhỏ, chứa đầy mủ trắng hoặc vàng
- Có thể có các mảng bám màu trắng hoặc vàng bao phủ
Hình ảnh viêm amidan hạt
Viêm amidan hạt là thể đặc biệt của viêm họng mãn tính quá phát. Tình trạng này thường xảy ra khi tổ chức lympho trong amidan phát triển quá mức, tạo thành các hạt hoặc đám hạch bạch huyết. Trên lâm sàng, người ta chia viêm amidan hạt thành 2 loại là viêm amidan hạt cấp tính và viêm amidan hạt mạn tính. Trong đó, các đặc điểm của 2 loại viêm này được quan sát như sau:
Viêm amidan hạt cấp tính:
- Xung quanh amidan và vùng niêm mạc sau cảm giác dày, đỏ lên
- Các nang Lympho dần xuất hiện phía sau thành họng, hình thành nên các đám nề đỏ rực
- Tình trạng sưng nề ở lưỡi gà và 2 amidan dần xuất hiện, quan sát có thể thấy vùng họng bị hẹp đáng kể
Viêm amidan hạt mạn tính:
- Là tình trạng quá phát của viêm họng hạt cấp tính khi không được điều trị dứt điểm
- Vùng niêm mạc hầu họng nổi nhiều nốt đỏ li ti và sưng nề ở vị trí này
- Nặng hơn tình trạng viêm amidan hạt cấp tính, ở đợt mạn tính, các hạt Lympho gia tăng nhiều hơn cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể, thay vì xuất hiện những nốt đỏ li ti thì kích thước các hạt Lympho này có thể lớn bằng hạt gạo, thậm chí là hạt ngô và liên kết chặt chẽ với nhau bằng các mạch máu nhỏ.
- Amidan có dấu hiệu sưng nề, đôi khi còn xuất hiện những chấm trắng hay các hốc mủ
Hình ảnh viêm amidan 2 bên
Viêm amidan 2 bên là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cả 2 amidan vòm họng, thường do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây viêm khác. Đây là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Trên lâm sàng, tình trạng viêm amidan này thường có các đặc điểm như:
- Hai bên amidan đều sưng to hơn bình thường và có màu đỏ tươi
- Trên bề mặt amidan có thể xuất hiện các hốc nhỏ chứa đầy mủ hoặc có các mảng bám bao phủ amidan
- Quan sát có thể thấy các hạch bạch huyết ở cổ thường sưng to và có cảm giác đau
- Niêm mạc xung quanh amidan sưng đỏ
- Có thể thấy dịch nhầy hoặc mủ chảy ra từ amidan.
Hình ảnh viêm amidan liên cầu khuẩn
Khi mắc viêm amidan liên cầu khuẩn, quan sát người bệnh sẽ thấy amidan bị sưng đỏ và có các chấm mủ trắng trên bề mặt. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện các màng xám hoặc trắng ở amidan. Cùng với các đặc điểm mô tả đó, người bệnh sẽ đi kèm theo các triệu chứng khác như:
- Đau họng dữ dội
- Đau đầu, buồn nôn, nôn
- Hạch cổ sưng to
- Chảy nước mũi, đau và khó khăn khi nuốt
- Sốt cao thường xuất hiện trong 24h sau khi khởi phát các triệu chứng khác
Bị viêm amidan nên làm gì?
Khi phát hiện viêm amidan, người bệnh cần thực hiện ngay các biện pháp chăm sóc tại nhà, bao gồm nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể có đủ sức chống lại nhiễm trùng, uống nhiều nước nhằm làm dịu cổ họng và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Đồng thời, súc miệng bằng nước muối ấm cũng là một cách hiệu quả để giảm viêm và sát khuẩn.
Việc sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt như paracetamol có thể hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn các thức ăn mềm, lỏng để tránh gây tổn thương thêm cho cổ họng. Đồng thời, hạn chế các chất kích thích như thuốc lá và rượu nhằm tránh làm tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.
Viêm amidan nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm xoang, thậm chí là áp xe quanh amidan. Do đó, nếu việc điều trị và chăm sóc tại nhà không thuyên giảm triệu chứng sau 3-5 ngày, người bệnh nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Phân loại viêm amidan hốc mủ với các dấu hiệu của ung thư vòm họng
Viêm amidan hốc mủ và ung thư vòm họng đều có thể gây ra các triệu chứng tương tự ở vùng hầu họng, dễ khiến người bệnh nhầm lẫn. Tuy nhiên, đây là hai bệnh lý có bản chất hoàn toàn khác nhau, đòi hỏi cần có các phương pháp điều trị đặc hiệu. Cụ thể:
Viêm amidan hốc mủ:
- Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn gây ra, thường là vi khuẩn Streptococcus pyogenes
- Các triệu chứng điển hình: Đau họng, sốt, amidan sưng đỏ, có mủ trắng hoặc vàng, hạch cổ sưng to và đau
- Thời gian tiến triển bệnh: Thường khỏi sau 7-10 ngày điều trị bằng kháng sinh
- Biến chứng của bệnh: Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm xoang, sốt thấp khớp.
Ung thư vòm họng:
- Nguyên nhân gây bệnh: Do sự phát triển bất thường của tế bào trong vòm họng
- Các triệu chứng điển hình: Đau tai một bên, nghẹt mũi, giảm thính lực
- Thời gian tiến triển bệnh: Các triệu chứng thường tiến triển âm thầm làm cản trở việc phát hiện và điều trị bệnh sớm
- Biến chứng của bệnh: Nếu không điều trị kịp thời có thể di căn đến các cơ quan khác như xương, gan, phổi
Nhìn chung, viêm amidan cấp mủ và ung thư vòm họng là hai bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, đều dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, đặc biệt là ung thư vòm họng. Do đó, để hạn chế các nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh cần được thăm khám và có các phác đồ điều trị phù hợp từ bác sĩ.
Phòng ngừa các biến chứng của viêm amidan
Có thể thấy, bất kể loại viêm amidan nào cũng mang đến những triệu chứng nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt là các biến chứng để lại nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Để phòng ngừa và hạn chế những biến chứng khi bị viêm amidan, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
Điều trị viêm amidan kịp thời
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong phòng ngừa các biến chứng của viêm amidan là phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Viêm amidan là bệnh lý xuất hiện phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt tỷ lệ mắc lớn khi thời tiết thay đổi. Vì vậy, để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, trước những dấu hiệu bất thường người bệnh nên sử dụng các biện pháp điều trị sớm như uống nước gừng, siro hoặc dùng các thuốc điều trị triệu chứng theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp viêm amidan do vi khuẩn, việc sử dụng kháng sinh là biện pháp tốt nhất để đảm bảo hiệu quả điều trị và giúp cơ thể nhanh chóng khỏi bệnh.
Chăm sóc và theo dõi thường xuyên
Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, người bệnh cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Việc thường xuyên theo dõi các bất thường sẽ góp phần giúp bác sĩ kiểm soát và có biện pháp xử trí phù hợp nhằm hạn chế các biến chứng xấu có thể xảy ra. Đồng thời, bên cạnh việc điều trị thì kết hợp chăm sóc khi bị bệnh cũng cần được quan tâm hơn cả. Chế độ chăm sóc hợp lý bao gồm tăng cường nghỉ ngơi, bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, vận động hợp lý… sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và sớm khỏi bệnh.
Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt
Không chỉ khi mắc viêm amidan, duy trì thói quen vệ sinh cá nhân họng miệng tốt có thể giúp giảm các tác nhân như vi khuẩn, virus gây bệnh, ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Người bệnh có thể tạo thói quen tối bằng cách duy trì vệ sinh răng miệng thường xuyên, sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối hoặc sản phẩm sát khuẩn đặc hiệu như súc họng miệng thế hệ mới PlasmaKare chứa thành phần Nano bạc để làm sạch khoang miệng…
Tăng cường hệ miễn dịch
Theo các chuyên gia, Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả vi khuẩn gây viêm amidan. Khi hệ miễn dịch suy yếu, khả năng chống lại nhiễm trùng giảm sút, dẫn đến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ mắc các biến chứng.
Do đó, để cải thiện chức năng miễn dịch và bảo vệ sức khỏe phòng ngừa các biến chứng. Người bệnh nên tạo thói quen dinh dưỡng khoa học như duy trì chế độ ăn uống đa dạng giàu dinh dưỡng, uống đủ nước…
Tránh các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố như môi trường sống, thay đổi thời tiết, bệnh lý nền, và tình trạng nhiễm trùng hiện tại có thể làm bệnh viêm amidan trở nên nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân tiếp xúc với chúng trong quá trình điều trị. Vì vậy, để cải thiện tình trạng và phòng ngừa các biến chứng, người bệnh nên duy trì môi trường điều trị đảm bảo, bao gồm việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, duy trì vệ sinh cá nhân và tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề “Phân biệt hình ảnh viêm amidan từng loại”, mong rằng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của bạn. Để được tư vấn và hỗ trợ về các sản phẩm vệ sinh Tai Mũi Họng thế hệ mới, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay tới HOTLINE của PlasmaKare tại số 0976 648 102 hoặc 0916 648 102.