Đường hô hấp trên gồm những bộ phận họng, mũi,xoang, thanh quản tiếp xúc trực tiếp với không khí. Do vậy, trong thời tiết khí hậu giao mùa bất thường, chệnh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm. Biến đổi độ ẩm không khí dễ khiến mọi người mắc các bệnh đường hô hấp trên. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn 5 bệnh đường hô hấp trên thường gặp và cách phòng tránh.
Viêm họng cấp
Viêm họng cấp là bệnh đường hô hấp trên thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh thường do virus, vi khuẩn gây ra. Có khả năng lây lan cao do virus có thể truyển qua đường nước bọt-80% virus là nguyên nhân gây viêm họng.
Khi bị viêm họng tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà có bạn có thể thấy các triệu chứng khác nhau. Nhưng thường có chung các triệu chứng:
- Đau rát cổ họng, khô họng
- Hắt hơi, sổ mũi, viêm màng kết
Phân biệt giữa viêm họng do virus và vi khuẩn thì bạn có thể dựa trên:
- Nếu do virus thì sẽ thấy triệu chứng ho là đặc trưng, cổ họng đỏ, sưng.
- Còn do vi khuẩn gây nên thì sẽ có mủ, các đốm trắng, nhạy cảm hạch bạch huyết trước cổ.
Xem thêm:
- Viện công nghệ Plasma chế tạo thành công hoạt chất TSN – siêu kháng virus thế hệ mới
- 6 Tác dụng thần kỳ của keo ong đối với sức khoẻ đường hô hấp
Đối với các viêm họng cấp do virus thì không nên lạm dụng kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh không thể diệt được virus. Bạn nên sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng và dùng thêm nước súc họng miệng có khả năng tiêu diệt virus để giảm thời gian điều trị và chống tái phát.
Cảm cúm
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 10-15% dân số mắc bệnh cúm. Trong đó, trẻ em là lứa tuổi dễ bị mắc phải nhất khi thời tiết giao mùa.
- 100% Nguyên nhân dẫn đến cúm là do các virus gây ra. Virus có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng qua đường hô hấp trên. Hiện nay, đã xuất hiện các loại virus cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9… nếu không được điều trị đúng có thể gây tử vong.
- Khi bị nhiễm virus cúm, sau 24h -48h bênh nhân bắt đầu có các triệu chứng như:Sốt cao, ớn lạnh, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng mệt mỏi, đau nhức các cơ bắp.
- Bình thường thì cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi,cúm sẽ bị biến dị và để lại biến chứng nếu như ổ virus được nhân lên cơ thể không đủ sức đề kháng.
Việc vệ sinh sạch sẽ tay chân, họng miệng là một phương pháp đơn giản nhất để tránh lây lan qua các giọt dịch mà người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí, hoặc do tiếp xúc với vật mà người mắc bệnh đã chạm vào.
Viêm mũi xoang
Xoang là các hốc rỗng trong mũi, khi các niêm mạc hô hấp lót trong các hốc bị phù nề, tăng tiết dịch nhày là sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm hay viêm xoang. Khi giao mùa thời tiết thay đổi thất thường, hanh khô, dịch nhày phải tiết ra nhiều hơn dẫn đến tình trạng viêm mũi xoang.
- Tình trạng phù nề khi xoang mũi có nhiều dịch do có sự phát triển của các vi khuẩn, virus. 90% là viêm nhiễm trong xoang mũi là do sự nhân lên của virus. Ngoài ra cũng có thể do các tác nhân bên ngoài như khói thuốc, bụi, các chất hóa học làm tăng sự tiết dịch nhầy tai xoang mũi.
- Viêm mũi xoang có nhiều triệu chứng khác nhau. Nhưng thường thấy rằng viêm mũi xoang thường bị sau một đợt cảm cúm, viêm mũi dị ứng- những bệnh đường hô hấp trên. Lúc này cơ thể bạn sẽ thấy đau nhức mặt nhất là khu vực vùng trán, gò má, mũi luôn trong tình trạng nghẹt, giảm độ nhạy khướu giác. Nếu sau hơn 12 tuần, tình trạng này không được điều trị dứt điểm thì nó sẽ trở thành mãn tính và có thêm một số triệu chứng khác như nước mũi có đặc có màu vàng xanh, sốt, hôi miệng.
Để phòng chống viêm xoang trong thời gian giao mùa,có thể áp dụng 1 số biện pháp đơn giản sau: uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy, vệ sinh mũi – họng 2 lần/ngày. Kiểm soát các vi khuẩn, virus lây lan rộng ,giảm nguy cơ viêm họng do viêm mũi xoang.
Viêm thanh quản
Thanh quản là bộ phận trên cùng của cổ giúp con người thực hiện hoạt động giao tiếp- phát âm, thở, ngăn thức ăn xâm nhập vào khí quản. Do đó, bị viêm dây thanh quản thì triệu chứng dễ thấy nhất là khàn tiếng,đau rát cổ họng, phải hắng giọng khi nói. Các triệu chứng khác có thể gặp phải như: Sốt nhẹ ( đối với trẻ em có thể sốt đến 39 độ C),đau đầu, sổ mũi, sưng hạch bạch huyết ở cổ họng.
- Viêm thanh quản thường không nghiêm trọng nhưng một số trường hợp ở trẻ, bệnh này có thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp ngây nguy hiểm đến tính mạng của bé.
- Nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản thường do cảm lạnh, cảm cúm- các bệnh viêm đường hô hấp trên do nhiễm virus hoặc dây thanh quản phải hoạt động nhiều do nói nhiều, nói to, nói lâu. Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến như: hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản: Dịch vị chứ acid trào ngược lên làm tổn thương các dây thanh quản; ho dai dẳng, lâu ngày gây tổn thương dây thanh quản; dị ứng…
- Do vậy, những người phải nói nhiều, hoạt động nghề như giáo viên, ca sĩ, hoạt náo viên,… là những người thường mắc các bệnh viêm thanh quản.
Viêm dây thanh quản là bệnh đường hô hấp trên có ảnh hưởng nhiều nhất đến giọng nói, giao tiếp hằng ngày. Có thể giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh theo các biện pháp sau:
- Vệ sinh sạch sẽ họng-miệng: ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập từ ngoài làm ổ và gây viêm nhiễm
- Tránh nói to, nói nhiều. Uống nhiều nước tránh bị khô niêm mạc họng.
- Tránh hắng giọng: động tác này làm dây thanh quản phải rung và ma sát nhiều hơn khiến tăng sưng dây thanh quản.
- Tránh khói thuốc: dễ làm khô cổ và kích ứng dây thanh quản
- Tránh ăn các thực phẩm quá cay hoặc nóng: kích ứng dạ dày dễ gây trò ngược.
Viêm Amidan
Đứng hàng đầu trong các bệnh lý mà trẻ em từ 5-15 tuổi hay gặp về họng là bệnh Viêm Amidam.
Amidan là một tổ chức hạch bạch huyết ngăn chặn lại sự tấn công của các loại vi sinh vật (virus, vi khuẩn, vi nấm) đối với cơ thể. Như một tấm khiên bảo vệ cổ họng. Nhưng khi Amidan bị tấn công bởi virus Hemophilus hay Stretococcus thời gian dài sẽ làm giảm sức miễn dịch của tổ chức này gây viêm. Cũng như nếu vệ sinh họng miệng không sạch sẽ trong thời gian dài sẽ làm gia tăng các ổ virus, tăng nguy cơ lây nhiễm.
Viêm Amidan rất nguy hiểm vì dễ gây các biến chứng như viêm phổi, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết. Viêm Amidan kéo dài gây áp xe amidan cần phải mổ mới điều trị được mà vẫn có nguy cơ tái phát cao.
Triệu chứng đầu tiên khi bị viêm Amidan là rét run và sốt cao ngay sau đó, có thể sốt lên 38 độ C, nóng rát cổ họng, đau nhói lên tai khi nuốt nước bọt. Hơi thở hôi- triệu chứng điển hình của Amidan. Những người bị viêm amidan mạn tính dù có vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày thì hơi thở vẫn không hết mùi. Ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày, trong giao tiếp.
Khi bị bênh viêm Amidan thường có nguy cơ tái nhiễm trở lại rất cao. Việc phòng ngừa và ngăn chặn tái phát phải được làm hàng ngày và lưu ý một số điều sau:
- Giữ ấm phần cơ thể nhất là phần cổ họng và tay chân
- Giữ vệ sinh răng miệng, mũi bằng việc dùng các sản phẩm nước súc miệng diệt khuẩn tốt như nước súc họng miệng PlasmaKare, súc họng miệng Betadine, .. để tránh các viêm nhiễm.
- Giữ vệ sinh đường thở bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường hoặc đến nơi đông người tránh hít phải khói,bụi- mầm bệnh gây viêm hầu họng, amidan. Vệ sinh vùng mũi bằng nước muối sinh lí..
Trên đây là bài viết về một số bệnh đường hô hấp trên thường gặp khi thời tiết giao mùa và cách thức phòng tránh đơn giản. Hy vọng bài viết có thể cung cấp được một số thông tin hữu ích cho bạn có thể chủ động phòng tránh các bệnh và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.