Viêm họng là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong thời tiết lạnh hoặc khi thay đổi mùa. Khi bé bị viêm họng, việc chăm sóc dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ bị viêm họng nên ăn gì? Kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh là băn khoăn của nhiều bà mẹ, đặc biệt là những bà mẹ lần đầu có con nhỏ. Trong bài viết dưới đây, PlasmaKare sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về các loại thực phẩm nên và không nên cho trẻ ăn khi bị viêm họng, đồng thời cung cấp các thực đơn hữu ích giúp bé dễ ăn, cũng như mau khỏi bệnh.
Mục lục
Tại sao trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp?
Trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp chủ yếu do hệ miễn dịch và đường hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Ở giai đoạn đầu đời, cơ thể trẻ chưa có đủ khả năng chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác từ môi trường. Đồng thời, đường hô hấp của trẻ cũng rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các yếu tố như thay đổi thời tiết, khói bụi hay không khí ô nhiễm. Chính vì vậy, trẻ em thường dễ bị viêm họng, viêm phổi và các bệnh lý liên quan khác.
Ngoài ra, môi trường sống và thói quen sinh hoạt cũng góp phần quan trọng. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với nhiều người tại trường học, nhà trẻ, nơi các bệnh về đường hô hấp dễ lây lan. Việc sinh hoạt trong môi trường có khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, cùng với thói quen vệ sinh cá nhân chưa tốt như chưa rửa tay kỹ trước khi ăn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Xem thêm: Bệnh viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Trẻ bị viêm họng nên ăn gì?
Khi trẻ bị viêm họng, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ hồi phục nhanh chóng. Các thực phẩm lành mạnh không chỉ giúp làm dịu cơn đau họng mà còn cung cấp dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Để trả lời câu hỏi “Trẻ bị viêm họng nên ăn gì?” các mẹ cùng theo dõi dưới đây nhé:
Uống nước ấm
Nước ấm là một trong những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để làm dịu cơn đau họng. Nước ấm giúp giữ ẩm niêm mạc họng, giảm cảm giác khô rát và kích thích quá trình hồi phục. Bên cạnh đó, nước ấm còn giúp làm loãng đờm, dễ dàng loại bỏ chúng khỏi cơ thể.
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Khi trẻ bị viêm họng, việc bổ sung vitamin C từ các loại trái cây như cam, chanh, kiwi, dâu tây không chỉ giúp làm dịu họng mà còn tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình hồi phục.
Các thực phẩm giàu đạm
Protein là thành phần quan trọng trong quá trình sửa chữa và phục hồi các mô bị tổn thương. Thực phẩm giàu đạm như thịt gà, cá, trứng, đậu phụ cung cấp năng lượng và giúp cơ thể trẻ hồi phục nhanh chóng sau khi bị viêm họng.
Món ăn mềm, dễ nuốt
Khi bị viêm họng, trẻ thường gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Do đó, mẹ nên ưu tiên các món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, mì mềm. Những món ăn này không chỉ dễ tiêu hóa mà còn giúp làm dịu cổ họng, giảm đau và kích ứng.
Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là khoáng chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các bệnh nhiễm trùng. Các thực phẩm giàu kẽm như hàu, thịt bò, hạt bí, đậu lăng nên được bổ sung vào chế độ ăn của trẻ để giúp tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng hồi phục sau khi bị viêm họng.
Các loại rau xanh
Rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Các loại rau như cải bó xôi, bông cải xanh, cải xoăn chứa nhiều vitamin C, A và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình hồi phục của trẻ. Khi bị viêm họng bé thường bị đau nhức vùng họng, khó nuốt do đó mẹ có thể nấu canh hoặc xay nhuyễn rau để bé dễ ăn hơn.
Thực phẩm giàu chất chống viêm
Các thực phẩm giàu chất chống viêm như nghệ, gừng, tỏi có tác dụng giảm viêm và giúp làm dịu cơn đau họng. Nghệ và gừng có thể được thêm vào các món cháo, súp hoặc trà để giúp trẻ dễ ăn hơn. Tỏi cũng có thể được sử dụng trong chế biến các món ăn hằng ngày để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa là nguồn cung cấp protein, canxi và vitamin D quan trọng cho trẻ. Khi bị viêm họng, sữa ấm có thể giúp làm dịu cổ họng và cung cấp năng lượng cần thiết cho quá trình hồi phục. Sữa chua cũng là lựa chọn tốt vì nó chứa probiotic, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch.
Gợi ý thực đơn cho trẻ bị viêm họng
Việc lên thực đơn cho trẻ bị viêm họng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và giúp trẻ dễ ăn, dễ tiêu hóa. Dưới đây là một số gợi ý thực đơn phù hợp cho trẻ:
Thực đơn 1
Bữa sáng: Cháo yến mạch với sữa ấm và một chút mật ong.
Bữa phụ: Sinh tố cam và chuối.
Bữa trưa: Súp gà hầm với rau củ mềm, bổ sung một ít gừng.
Bữa xế: Sữa chua không đường kết hợp với dâu tây.
Bữa tối: Cháo cá hồi nấu cải bó xôi, thêm một chút dầu oliu.
Thực đơn 2
Bữa sáng: Mì mềm nấu với thịt bò băm nhuyễn và rau cải xanh.
Bữa phụ: Trái cây tươi như kiwi và táo cắt lát.
Bữa trưa: Cháo gà hầm với cà rốt, khoai tây, hành tây.
Bữa xế: Trà thảo mộc mật ong.
Bữa tối: Cháo thịt heo xay nấu với bí đỏ, thêm một chút hành lá thái nhỏ.
Thực đơn 3
Bữa sáng: Cháo đậu xanh nấu với sữa và một chút đường.
Bữa phụ: Nước ép cam tươi.
Bữa trưa: Súp nấm và gà xé sợi, thêm rau mùi để tăng hương vị.
Bữa xế: Sữa chua hoa quả.
Bữa tối: Mì mềm nấu với thịt gà xay và rau cải thìa.
Trẻ bị viêm họng nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị viêm họng, cha mẹ cũng cần chú ý đến những thực phẩm cần tránh để không làm tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Các thực phẩm cay nóng
Các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu có thể làm kích ứng niêm mạc họng, gây ra cảm giác đau rát và khó chịu cho trẻ. Mẹ nên tránh nêm nếm các gia vị cay vào thức ăn của bé trong thời gian này.
Đồ ăn lạnh
Đồ ăn lạnh như kem, nước đá có thể làm co thắt các cơ họng, khiến tình trạng viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn. Trẻ nên tránh xa các loại đồ ăn, thức uống quá lạnh trong thời gian bị viêm họng để tránh làm tổn thương thêm vùng họng.
Thực phẩm có nhiều đường
Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt không chỉ làm giảm sức đề kháng mà còn có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khiến tình trạng viêm họng kéo dài hơn. Hơn nữa, việc tiêu thụ quá nhiều đường cũng có thể làm tăng nguy cơ béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.
Các loại đồ uống có ga, chứa chất kích thích
Đồ uống có ga, chứa chất kích thích như caffein không tốt cho sức khỏe của bé, đặc biệt là khi bé bị viêm họng. Chúng có thể làm bé khó chịu, tăng kích ứng họng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Món ăn chứa nhiều dầu mỡ
Thực phẩm chiên rán, xào nấu nhiều dầu mỡ có thể gây khó tiêu và tạo cảm giác nặng bụng, làm trẻ cảm thấy khó chịu hơn khi ăn. Đồng thời, những món ăn này cũng không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ khi đang trong tình trạng bệnh. Thay vào đó, mẹ nên chọn các món ăn hấp, luộc, hoặc hầm chứa ít dầu mỡ sẽ dễ tiêu hóa hơn, cũng như không gây kích thích cổ họng.
Các thực phẩm khó tiêu hóa
Những thực phẩm như đậu xanh, bắp cải, hoặc các loại hạt cứng có thể gây khó khăn cho việc tiêu hóa của trẻ. Đặc biệt, khi cổ họng đang bị viêm, những món ăn này có thể làm tăng cảm giác khó chịu và làm chậm quá trình phục hồi.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm họng
Chăm sóc trẻ bị viêm họng cần sự tỉ mỉ và quan tâm đặc biệt từ ba mẹ. Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, trong quá trình chế biến và chăm sóc bé ba mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Chế biến thức ăn cho trẻ bị viêm họng
Để đảm bảo các món ăn không gây kích ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm họng của bé. Trong quá trình chế biến món ăn, ba mẹ cần lưu ý:
- Lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp nên ưu tiên các phương pháp chế biến như hấp, luộc hoặc nấu chín mềm để món ăn dễ tiêu hóa và không gây kích ứng cho cổ họng.
- Nêm nếm vừa phải, hạn chế các loại gia vị cay nóng, chua, mặn
- Hạn chế sử dụng dầu mỡ để không gây khó chịu cho dạ dày và cổ họng của trẻ.
- Thức ăn nên được xay nhuyễn hoặc băm nhỏ để bé dễ nuốt, tránh tổn thương cổ họng.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn
Khi bị viêm họng, bé thường đau rát vùng họng gây khó ăn trong việc ăn uống. Do đó, để bé hạn chế tình trạng chán ăn, nôn trớ khi ăn, ba mẹ nên chú ý như sau:
- Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì cho bé ăn 3 bữa chính, bạn có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn nhẹ trong ngày để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Cho bé ăn chậm rãi, nhai kỹ: Điều này giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn, dễ tiêu hóa hơn và giảm thiểu tổn thương cổ họng.
- Quan sát phản ứng của bé: Nếu bé có biểu hiện khó chịu, đau rát khi ăn, hãy dừng lại và cho bé nghỉ ngơi.
- Đảm bảo thức ăn ở nhiệt độ ấm vừa phải trước khi cho trẻ ăn.
Sử dụng xịt họng PlasmaKare HSpray cải thiện tình trạng viêm họng cho trẻ
Xịt họng PlasmaKare H-Spray là một sản phẩm chứa thành phần chính là Sanicompound – một chất sát trùng thế hệ mới với phức hệ ion đặc biệt. Sản phẩm này được bào chế theo công thức độc quyền giúp giảm nhanh triệu chứng viêm họng nhờ khả năng kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm mạnh mẽ.
Điểm đặc biệt của Xịt họng PlasmaKare H-Spray
Với sự kết hợp chất sát trùng đặc biệt cùng các thành phần có khả năng kháng viêm, làm lành niêm mạc từ tự nhiên, sản phẩm Xịt họng PlasmaKare H-Spray mang lại hiệu quả vượt trội trong việc cải thiện tình trạng viêm họng ở trẻ. Chất sát trùng Sanicompound trong sản phẩm không chỉ tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn và virus, mà còn tạo lớp màng bảo vệ trên niêm mạc họng, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
Thêm vào đó, các thành phần chiết xuất tự nhiên như lá thường xuân và dịch chiết lựu cung cấp tác dụng giảm viêm, làm dịu niêm mạc, và hỗ trợ phục hồi tổn thương nhanh chóng. Tảo đỏ trong công thức giúp duy trì lớp bảo vệ lâu dài, nâng cao hiệu quả điều trị. Xịt họng PlasmaKare H-Spray không chỉ làm giảm triệu chứng như đau rát và ho, mà còn an toàn cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai, cung cấp giải pháp điều trị viêm họng hiệu quả và an toàn.
Viêm họng là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, nhưng nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ nhanh chóng hồi phục và không để lại biến chứng. Hi vọng với những chia sẻ về chủ đề “Trẻ bị viêm họng nên ăn gì? Kiêng ăn gì?” trong bài viết này, các bậc phụ huynh đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc con yêu.