Số lượng nhiều loại bệnh viêm da với các đặc điểm khác nhau khiến người bệnh khó nhận biết và điều trị đúng cách. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp chi tiết cách trị viêm da theo từng bệnh cụ thể.
Mục lục
Tổng quan về bệnh viêm da
Viêm da là bệnh lý da liễu phổ biến nhất, đặc trưng bởi tình trạng viêm, ngứa trên da và có thể đi kèm nhiều dấu hiệu khác như mụn nước, sưng đỏ, tróc vảy,… Bệnh viêm da thường kéo dài dai dẳng, khó trị liệu dứt điểm và dễ tái phát.
Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh khó chịu, dễ bội nhiễm vi khuẩn và gây biến chứng. Do vậy, việc nhận biết triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị viêm da phù hợp là vô dùng quan trọng.
Nguyên nhân viêm da
Viêm da có thể xuất phát từ rất nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau như:
- Rối loạn miễn dịch của cơ thể
- Yếu tố di truyền từ gia đình
- Yếu tố môi trường: khói bụi, thời tiết, tác nhân gây dị ứng như lông động vật, thực phẩm
- Yếu tố từ lối sống: chấn thương, cháy nắng, lạm dụng rượu bia và thuốc lá,…
- Nhiễm độc hóa chất, sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh
Phân loại viêm da
Theo tính chất bệnh, viêm da được chia làm 2 thể là viêm da cấp tính và viêm da mạn tính:
- Viêm da cấp tính: Triệu chứng xuất hiện và biến mất nhanh sau khi tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh, hay gặp biểu hiện là nổi mề đay, phồng rộp, sưng, bỏng rát,…
- Viêm da mạn tính: Thể bệnh này thường xuất hiện kéo dài và tái phát định kỳ, hay gây các triệu chứng như mề đay, bong da tróc vảy, mụn viêm,…
Hiện nay, phân loại theo biểu hiện và cơ chế gây bệnh đặc trưng của bệnh viêm da thường được sử dụng phổ biến hơn như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da mủ,…
Viêm da phân loại theo cơ chế gây bệnh:
Bệnh | Đối tượng thường gặp | Triệu chứng điển hình |
Viêm da dị ứng | Người ở mọi lứa tuổi có cơ địa dị ứng |
|
Viêm da cơ địa |
|
|
Viêm da tiếp xúc | Người ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở nữ hơn nam |
|
Viêm da có biểu hiện đặc trưng:
Bệnh | Đối tượng thường gặp |
Triệu chứng điển hình |
Viêm da dầu
(viêm da tiết bã) |
|
|
Vảy nến | Người lớn ở các độ tuổi 20 – 30, 50 – 60 tuổi |
|
Viêm da tổ đỉa | Người tiếp xúc với nước hoặc hóa chất tẩy rửa thường xuyên |
|
Viêm da mủ | Trẻ em trên 2 tuổi, người lớn |
|
Phương pháp điều trị các bệnh viêm da phổ biến
Mỗi loại viêm da sẽ có nguyên nhân và cơ chế gây bệnh khác nhau, do vậy phương pháp và các thuốc điều trị viêm da cũng sẽ khác nhau. Cụ thể với từng loại bệnh:
Điều trị viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng có nguyên nhân chính là từ phản ứng miễn dịch của cơ thể với các tác nhân dị ứng. Vì vậy, điều trị căn bệnh này tập trung vào điều trị triệu chứng phối hợp với loại trừ các yếu tố gây dị ứng. Cách biện pháp trị viêm da dị ứng:
Thuốc điều trị viêm da dị ứng:
- Thuốc chống dị ứng: Corticoid dạng bôi (Fluticasone, Mometasone, Triamcinolone), Corticoid đường toàn thân (Prednisolone, Prednisone), thuốc kháng Histamin H1 dạng bôi và dạng uống (Diphenhydramine, Cetirizine, Loratadin)
- Thuốc ức chế miễn dịch: thuốc ức chế Calcineurin (Tacrolimus, Pimecrolimus)
- Thuốc sát trùng: Thuốc chứa các hoạt chất như Povidone Iod, Kali Permanganat,… Dùng thuốc sát trùng thường phối hợp với kem dưỡng ẩm, kem làm mềm da.
- Kháng sinh: Sử dụng đường uống và tĩnh mạch tùy thuộc loại vi khuẩn và tình trạng của người bệnh.
Các biện pháp không dùng thuốc:
- Liệu pháp ánh sáng: Dùng đèn chiếu, tia cực tím để ngăn chặn các phản ứng miễn dịch. Sử dụng trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với điều trị tại chỗ và tái phát nhiều lần.
- Sử dụng các sản phẩm bôi ngoài sát khuẩn và làm dịu như Gel bôi da PlasmaKare No5 chứa Nano bạc TSN.
- Chườm lạnh, tắm nước mát
- Các mẹo dân gian: Trà xanh, nha đam,…
Điều trị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có tính chất mạn tính, hay tái phát và liên quan nhiều đến những bất thường miễn dịch của người bệnh. Vì vậy, mục tiêu điều trị chủ yếu là cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tái phát và biến chứng cho người bệnh. Cách trị viêm da cơ địa bao gồm:
Thuốc điều trị viêm da cơ địa: Thuốc trị viêm da cơ địa chủ yếu là thuốc bôi.
- Thuốc chống viêm Corticoid: Hydrocortison, Fluticasone, Mometasone, Triamcinolone, Budesonide,…
- Thuốc ức chế miễn dịch: Tacrolimus
- Thuốc bạt sừng: Acid Salicylic
- Kháng sinh dùng tại chỗ: Chlorhexidine, Zinc Acetate và Benzoyl Peroxide (kháng sinh, dùng khi có bội nhiễm),…
- Thuốc khác: thuốc bôi chứa Kẽm Oxide.
- Thuốc dùng đường uống: Thuốc kháng Histamin H1 (Cetirizine, Loratadin, Fexofenadin,…)
Các biện pháp không dùng thuốc:
- Bôi kem chống ngứa, kem dưỡng ẩm
- Chườm lạnh
- Sử dụng các sản phẩm bôi ngoài sát khuẩn và làm dịu như Gel bôi da PlasmaKare No5 chứa Nano bạc TSN.
- Các mẹo dân gian: Trà xanh, nha đam, dầu dừa
Cách trị viêm da tiếp xúc
Nguyên tắc trong điều trị căn bệnh này là hạn chế tối đa tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh và điều trị giảm nhẹ triệu chứng. Cụ thể:
Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc:
- Thuốc chống dị ứng: thuốc kháng Histamin H1 đường uống (Cetirizine, Loratadin, Fexofenadin,…)
- Thuốc chống viêm Corticoid: Hydrocortison, Fluticasone, Mometasone, Triamcinolone, Budesonide,…
Các biện pháp không dùng thuốc:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, hạn chế đứng dưới ánh nắng mặt trời
- Chườm lạnh
- Bôi kem dưỡng ẩm bảo vệ da
- Rửa da bằng nước muối sinh lý
- Sử dụng các sản phẩm bôi ngoài sát khuẩn và làm dịu như Gel bôi da PlasmaKare No5 chứa Nano bạc TSN.
Điều trị viêm da tiết bã
Tương tự viêm da cơ địa, mục tiêu điều trị chủ yếu của viêm da tiết bã là giảm thiểu triệu chứng, cải thiện thẩm mỹ và ngăn ngừa tái phát. Cụ thể:
Thuốc điều trị viêm da tiết bã:
- Thuốc uống: thuốc kháng Histamin H1 đường uống (Cetirizine, Loratadin, Fexofenadin,…); kháng sinh, thuốc chống nấm dùng trong trường hợp nhiễm nấm và bội nhiễm vi khuẩn nặng, kéo dài.
- Thuốc bôi: Corticoid dạng bôi (Fluticasone, Mometasone, Triamcinolone, Hydrocortison), thuốc chống nấm (Ketoconazol, Econazol), thuốc bạt sừng (Acid Salicylic),…
- Dầu gội đặc trị cho người viêm da tiết bã (chứa các hoạt chất Zinc pyrithione, Selenium sulfide, Ketoconazol, Acid Salicylic,…)
Các biện pháp không dùng thuốc:
- Các mẹo dân gian: Giấm táo loãng, nha đam, dầu khoáng, dầu dừa, rau má, chanh,…
- Sử dụng các sản phẩm bôi ngoài sát khuẩn và làm dịu như Gel bôi da PlasmaKare No5 chứa Nano bạc TSN.
Cách trị viêm da tổ đỉa
Bệnh viêm da tổ đỉa có thể bùng phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng, nhiễm khuẩn, nấm, tác dụng phụ của thuốc hay do rối loạn thần kinh giao cảm. Bởi vậy, cách điều trị sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:
Thuốc điều trị viêm da tổ đỉa:
- Thuốc kháng sinh: thuốc dùng tại chỗ (dung dịch Xanh methylen, Acid Benzoic, Mupirocin,…), thuốc uống (kháng sinh nhóm Beta-lactam hoặc Aminosid, tùy thuộc vào tác nhân vi khuẩn).
- Thuốc kháng nấm: Thuốc uống (griseofulvin), thuốc bôi Miconazole, Ketoconazole.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Corticoid dạng bôi (Fluticasone, Mometasone, Triamcinolone, Hydrocortison), Corticoid đường toàn thân (Prednisolone, Dexamethasone), thuốc ức chế Calcineurin dạng bôi (Tacrolimus, Pimecrolimus).
- Thuốc trị ngứa: thuốc kháng Histamin H1 đường uống (Cetirizine, Loratadin, Fexofenadin,…)
Các biện pháp không dùng thuốc:
- Bôi kem dưỡng ẩm
- Liệu pháp ánh sáng: Dùng đèn chiếu, tia cực tím để ngăn chặn các phản ứng miễn dịch.
- Tiêm Botox nếu nguyên nhân gây bệnh là do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh
- Chích dịch tháo mủ ở mụn nước to (thực hiện tại bệnh viện, phòng khám)
- Sử dụng các sản phẩm bôi ngoài sát khuẩn và làm dịu như Gel bôi da PlasmaKare No5 chứa Nano bạc TSN.
Cách trị bệnh vảy nến
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh vảy nến. Phương pháp trị vảy nến chủ yếu là làm giảm triệu chứng và tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian bệnh ổn định và ngăn ngừa tái phát. Cụ thể:
Thuốc điều trị bệnh vảy nến:
- Thuốc bôi tại chỗ: Corticoid (Fluticasone, Mometasone, Triamcinolone), thuốc ức chế Calcineurin dạng bôi (Tacrolimus, Pimecrolimus), thuốc bạt sừng (Acid Salicylic), Dithranol,…
- Thuốc dùng đường toàn thân: thuốc ức chế miễn dịch (Methotrexate, Cyclosporin), thuốc ức chế TNF và các kháng thể đơn dòng (Secukinumab, Infliximab, Adalimumab, Ustekinumab, Etanercept)
Các biện pháp không dùng thuốc:
- Liệu pháp ánh sáng: Dùng đèn chiếu, tia cực tím để ngăn chặn các phản ứng miễn dịch.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm vảy nến
Điều trị viêm da mủ
Viêm da mủ có rất nhiều thể bệnh, tuy nhiên nguyên nhân chính gây viêm da mủ đều là các loại vi khuẩn liên cầu và phế cầu, một số ít là do nấm Candida. Vì vậy, điều trị viêm da mủ bao gồm điều trị kháng sinh kết hợp với các biện pháp phục hồi da. Cụ thể:
Thuốc điều trị viêm da mủ:
- Thuốc kháng sinh trị viêm da mủ tại chỗ: Dung dịch xanh methylen, thuốc tím, Chlorhexidine, Bactroban, Fucidin, Penicillin, Neomycin, Clorocid, Nitrat bạc, Talc Boric, Benzoyl Peroxide,…
- Thuốc kháng sinh đường toàn thân: Ceftriaxone, Lincomycin, Gentamycin, Clindamycin,…
- Kháng sinh chống nấm: fucidin
- Thuốc khác: Thuốc giảm đau, chống viêm (nếu cần)
Các biện pháp không dùng thuốc:
- Chích nhọt tháo mủ với viêm da mủ có nhọt lớn (thực hiện tại bệnh viện, phòng khám)
- Chiếu tia cực tím tại vùng đã loại bỏ mủ nhọt để kích thích tái tạo da.
- Rửa vùng da bệnh bằng các dung dịch sát khuẩn (xanh methylen, thuốc tím, povidone iod) và nước muối sinh lý hàng ngày.
Lưu ý:
- Không dùng các mẹo dân gian trong điều trị viêm da mủ.
- Cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây biến chứng nhiễm khuẩn các cơ quan khác.
Tác dụng của nano bạc trong điều trị các bệnh viêm da
Nano bạc từ lâu đã được ứng dụng trong điều trị các bệnh ngoài da nhờ khả năng diệt vi sinh vật gây bệnh, làm lành vết thương, chống viêm hiệu quả. Nano bạc bôi ngoài da cũng hạn chế được nguy cơ phơi nhiễm kim loại nặng, do vậy rất an toàn trong điều trị viêm da.
Gần đây, các nhà khoa học Việt Nam đã phát triển một công thức nano bạc mới – phức hệ nano bạc TSN cho tác dụng tối ưu hơn so với nano bạc truyền thống. Nano bạc bọc Acid Tannic đem lại hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn và virus tốt hơn nhờ giúp tập trung nồng độ các ion bạc đủ lớn và làm tăng khả năng bám vào vi sinh vật.
Các nghiên cứu thử hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm và làm lành vết loét của phức hệ nano bạc TSN cho thấy:
- Tác dụng diệt khuẩn vượt trội trong 30s, ngay cả trên tụ cầu vàng kháng thuốc
- Có khả năng thúc đẩy tái tạo tế bào, làm nhanh lành vết thương hơn so với khi sử dụng povidon iod sát khuẩn.
- Hoạt tính chống viêm có hiệu quả tương đương Diclofenac.
Gel bôi viêm da PlasmaKare No5 là sản phẩm độc quyền của công ty TNHH Innocare Pharma. Đây là sản phẩm trị viêm da duy nhất trên thị trường chứa phức hệ nano bạc TSN.
Ngoài thành phần chính nano bạc, gel bôi viêm da PlasmaKare No5 còn chứa dịch chiết Núc Nác, dịch chiết lựu và Chitosan cho hiệu quả chống nấm, kháng khuẩn và làm lành da tối ưu hơn. Bởi vậy, gel bôi viêm da PlasmaKare No5 có khả năng cải thiện hầu hết các bệnh lý viêm da phổ biến hiện nay.
Lưu ý khi điều trị các bệnh viêm da
Bên cạnh điều trị chuyên khoa, người bệnh viêm da cũng cần lưu ý:
- Chăm sóc da cẩn thận trong quá trình chữa bệnh: Người bệnh cần thường xuyên vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ với nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn và bôi kem dưỡng ẩm để da luôn đủ ẩm, hạn chế được tình trạng nứt nẻ, bội nhiễm vi khuẩn và cải thiện tính thẩm mỹ của da.
- Tránh gây tổn thương da: Chọn mặc quần áo mềm mại, rộng để hạn chế cọ xát vào da; không được gãi ngứa, chà xát lên vùng da viêm, đặc biệt là vùng da có mủ.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh
- Vệ sinh môi trường sống và đồ dùng cá nhân thường xuyên để giảm nguy cơ tái phát bệnh và phòng ngừa lây lan trong các trường hợp viêm da nhiễm khuẩn
- Cải thiện sức đề kháng với chế độ ăn uống phù hợp: Nên bổ sung những thực phẩm giàu Vitamin A, C, Kẽm, Selen và Protein.
- Tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc, ngừng thuốc
Trên đây là tổng hợp những thông tin về cách điều trị 7 loại bệnh viêm da phổ biến. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, giúp người bệnh điều trị viêm da hiệu quả, đúng cách và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.