Triệu chứng nổi mề đay thường gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không phát hiện sớm, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, phù mạch, nghẽn thở. Để phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh mề đay, bạn cần tìm hiểu kỹ về triệu chứng nổi mề đay dưới bài viết này nhé!
Mục lục
Nổi mề đay là gì
Mề đay là tình trạng da bị phồng rộp, phù nề do phản ứng của mao mạch với các yếu tố khác nhau. Các vùng da bị nổi mề đay có thể có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, thường có quầng đỏ bao quanh. Người bệnh thường cảm thấy ngứa, nóng rát và châm chích ở các vùng đấy. Các triệu chứng này thường tự hết trong vòng 24 giờ, nhưng đôi khi có thể kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn.
Mề đay và phù mạch là những tình trạng da có thể xảy ra ở bất kỳ các đối tượng, nhưng mề đay thường phổ biến hơn. Những người có cơ địa mẫn cảm có thể bị mề đay liên tục do phản ứng với các tác nhân gây dị ứng khác nhau.
Phân loại mề đay
Bệnh mề đay được chia làm 2 loại chính dưới đây:
Mề đay cấp tính
Mề đay cấp tính là tình trạng phát ban xuất hiện đột ngột và kéo dài dưới 6 tuần. Các nốt sần có thể tập trung ở một vài vùng da hoặc lan rộng ra toàn thân. Khoảng 10% trường hợp mề đay cấp tính có thể gây phù mạch, tình trạng sưng sâu ở bên trong da và niêm mạc da. Phù mạch gây ngứa và đau, nhưng có thể được cải thiện sau 72 giờ nếu được điều trị đúng cách.
Nhìn chung, mề đay cấp tính có thể được điều trị và chăm sóc đúng cách để sớm cải thiện. Tuy nhiên, nhiều người bệnh chủ quan không điều trị, khiến tình trạng tổn thương kéo dài và chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Mề đay mạn tính
Mề đay mạn tính là tình trạng phát ban, nổi sẩn ngứa có màu hồng, đỏ hoặc trắng nhạt trên da kéo dài hơn 6 tuần. Người bệnh luôn bị ngứa ngáy nóng rát trên da và cảm thấy khó chịu. Mề đay mạn tính không chỉ gây tổn thương da mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Mề đay mạn tính không chỉ kéo dài dai dẳng mà còn tái phát liên tục, gây ra nhiều biến chứng như mề đay sắc tố, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, giấc ngủ, và ngoại hình của người bệnh. Điều này khiến người bệnh trở nên tự ti khi giao tiếp.
Mề đay mạn tính thường khó điều trị, mặc dù không nguy hiểm ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu người bệnh điều trị không kịp thời và sai cách hoặc không chăm sóc vùng da bị nổi mề đay, làm bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như chàm hóa, sạm da, tăng nguy cơ mắc thêm các bệnh dị ứng khác, ảnh hưởng đến hô hấp và tiêu hóa, dẫn đến khó thở, đau nhức cơ, nôn mửa, và tiêu chảy.
Triệu chứng nổi mề đay
Mề đay không chỉ là một bệnh lý mà còn là triệu chứng của một số bệnh lý khác. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị mề đay, nhưng bệnh thường gặp ở những đối tượng sau:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có sức đề kháng kém hơn nên dễ mắc bệnh.
- Phụ nữ mang thai và sau sinh do bị rối loạn nội tiết tố, thường xuyên mệt mỏi nên đề kháng yếu dễ bị nổi mề đay.
- Những người mắc các bệnh về hô hấp hoặc tiền sử có bệnh khác trong người dễ bị mề đay hơn những người khỏe mạnh.
- Người sống và làm việc trong môi trường độc hại, gây kích ứng da có nguy cơ bị mề đay cao hơn.
- Những người có làn da nhạy cảm dễ mắc bệnh mày đay.
Mề đay được phân loại thành 2 dạng chính là mề đay cấp tính và mề đay mạn tính. Mỗi dạng mề đay đều có những triệu chứng, dấu hiệu và biến chứng riêng.
Triệu chứng nhận biết mề đay cấp tính
Mề đay cấp tính thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong thời gian ngắn, thường là vài giờ hoặc vài ngày. Mề đay cấp tính thường dễ tái phát và thường do các yếu tố liên quan đến thực phẩm, ký sinh trùng ngoài da, hoặc một số loại thuốc có chất kích ứng.
Mề đay cấp tính chủ yếu gây tổn thương da, với những triệu chứng nổi mề đay dễ nhận thấy như:
- Lớp da dưới da bị sưng phù.
- Bị mề đay biểu hiện đầu tiên bạn luôn bị ngứa ngáy, nổi ửng đỏ,..
- Mạch máu nhỏ phình to.
- Mạch bạch huyết dưới da bị giãn ra.
Mề đay cấp tính thường không nguy hiểm, nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như phù mạch và sốc phản vệ. Các biến chứng này có thể gây khó thở, tức ngực, và thậm chí tử vong. Do đó, nếu bạn bị mề đay cấp tính, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Triệu chứng nhận biết mề đay mạn tính
Mề đay mạn tính được chia thành hai loại chính: mề đay mạn tính tự miễn và mề đay mạn tính tự phát. Trong đó, mề đay mạn tính tự phát chiếm khoảng 80 – 90%. Cả hai loại mề đay mạn tính này đều kéo dài trên 30 ngày và có thể tái phát. Theo số liệu thống kê, 85% bệnh nhân mề đay mạn tính kéo dài từ 5 năm trở lên, một số trường hợp có thể kéo dài hơn 10 năm.
Triệu chứng nổi mề đay mạn tính mà bạn dễ nhận thấy như sau:
- Triệu chứng nổi mề đay khi da bị tổn thương, sưng phù lớp da dưới da, gây ngứa rát.
- Các tế bào bạch cầu ưa acid đã xuất hiện trong cơ thể.
- Các nốt sẩn ngứa xuất hiện và biến mất nhiều lần, không khỏi dứt điểm là triệu chứng nổi mề đay mạn tính.
Bệnh nổi mề đay khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu bạn nhận thấy mình có các dấu hiệu sau khi bị nổi mề đay, hãy nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa:
- Các triệu chứng mề đay không thuyên giảm sau 2 ngày.
- Cảm thấy lo lắng, bồn chồn về tình trạng bệnh nổi mề đay
- Các vùng da bị mề đay lan rộng, các nốt sần lên nhiều.
- Mày đay liên tục tái phát làm bạn khó chịu.
- Bạn thấy mình bị sốt, mệt mỏi.
- Có dấu hiệu bị phù mạch.
Điều trị mề đay với kem bôi lành tính PlasmaKare No5
Gel bôi PlasmaKare No5 cho da và niêm mạc là sự kết hợp giữa Nano bạc TSN độc quyền của Innocare Pharma và các dược liệu tự nhiên, giúp chống viêm, giảm ngứa, tăng cường tái tạo tế bào da, làm sạch, kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm.
Thành phần chính gel PlasmaKare no5:
- Nano bạc TSN độc quyền: Là một loại Nano bạc được sản xuất theo quy trình chuẩn hóa, có khả năng làm săn se niêm mạc, tạo lớp màng giúp bảo vệ và phục hồi các vùng da bị tổn thương. Nano bạc TSN cũng có khả năng chống viêm vượt trội, giúp giảm phù nề.
- Dịch chiết Lựu chuẩn hóa: Giàu acid Ellagic có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Dịch chiết Lựu được sử dụng trong công thức giúp tái tạo tế bào da, dưỡng ẩm, làm đẹp da, chống lão hóa và tăng cường khả năng chống viêm.
- Dịch chiết Núc Nác: Có tác dụng chống viêm mạn tính, giúp giảm ngứa, giảm sưng và tiêu viêm, từ đó cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da và viêm da.
- Chitosan: Là một hợp chất hữu cơ có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn, được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da để kháng nấm và hỗ trợ điều trị các bệnh lý da liễu do nấm gây ra. Chitosan đặc biệt hiệu quả nhờ khả năng thẩm thấu nhanh và hoàn toàn.
Hướng dẫn sử dụng Gel bôi:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần bôi bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
- Bạn nên lấy một lượng kem vừa đủ dùng, bôi vào vùng da bị tổn thương
- Nên bôi kem PlasmaKare No5 2 đến 5 lần/ ngày. Ngoài ra, số lần sử dụng mỗi ngày tùy thuộc vào mức độ tổn thương của vùng da, niêm mạc.
- Đối với các bệnh lý da liễu mãn tính như viêm da cơ địa, vảy nến, á sừng, eczema, cần sử dụng trong thời gian ít nhất 1-3 tháng để mang lại hiệu quả cải thiện đáng kể.
Phòng ngừa bệnh mề đay
Để phòng ngừa mề đay, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Xác định và tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Nếu bạn biết mình dị ứng với một loại thực phẩm, thuốc, hay chất kích ứng thì hãy tránh tiếp xúc với chúng.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trên da.
- Mặc quần áo rộng rãi chất liệu thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi, nên lựa chọn chất vải cotton. Tránh mặc quần áo quá chật, quá bó sát, hoặc làm từ chất liệu gây kích ứng da như vải len, da lộn,…
- Che chắn bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gió, bụi bẩn. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên, mặc quần áo dài tay, đội mũ, đeo kính râm khi ra ngoài.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress không căng thẳng. Stress, căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay.
- Tránh tiếp xúc với côn trùng. Sử dụng thuốc diệt côn trùng, mặc quần áo dài tay, găng tay, ủng khi đi ra ngoài trời, đặc biệt là vào mùa hè.
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây dị ứng, giúp bạn phòng chống được các bệnh lý khác.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về triệu chứng nổi mề đay. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng khả năng tái phát cao, do đó người bệnh cần lưu ý trong sinh hoạt hằng ngày để phòng ngừa bệnh nổi mề đay.