Viêm amidan một bên là một vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng ít người để ý đến cho đến khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Tưởng chừng như chỉ là viêm họng thông thường, viêm amidan một bên có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Ai là đối tượng dễ mắc phải? Điều trị thế nào?…Tất cả sẽ được PlasmaKare giải đáp trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Viêm amidan 1 bên là gì?
Viêm amidan một bên là tình trạng viêm nhiễm xảy ra chỉ ở một bên của amidan. Đây là một tổ chức lympho ở phía sau cổ họng, có nhiều khe và hốc nhỏ. Do vậy, nó trở thành vị trí cư trú lý tưởng cho vi khuẩn và virus. Đặc biệt, với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam lại càng tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh phát triển. Do vậy, tình trạng viêm amidan, đăc biệt là nguy cơ tái đi tái lại hằng năm gia tăng đáng kể.
Trẻ nhỏ và người già là những đối tượng dễ bị viêm amidan một bên do đề kháng kém. Ở giai đoạn đầu đời, amidan giúp tạo hàng rào miễn dịch, sản xuất kháng thể IgG cho trẻ. Chức năng này sẽ giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Bên cạnh đó, amidan cũng là bộ lọc không khí giúp bảo vệ hệ thống hô hấp khỏi các tác nhân gây bệnh.
Amidan là cũng được xem là cửa ngõ đầu tiên khi không khí, thức ăn hay đồ uống đi vào cơ thể. Do vậy, đây cũng là vị trí dễ bị ảnh hưởng. Viêm amidan một bên nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như áp xe amidan, viêm tai giữa, hoặc viêm xoang. Việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa những biến chứng này và bảo vệ sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Đối tượng nào dễ bị viêm amidan 1 bên
Đa số trường hợp amidan sẽ bị sưng ở cả hai bên. Nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể bị viêm amidan 1 bên. Lúc này, khi quan sát chúng ta có thể amidan có 1 bên nhỏ và 1 bên to.
Viêm amidan một bên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng một số nhóm đối tượng dễ mắc bệnh này hơn do những yếu tố đặc thù về sức khỏe và lối sống. Cụ thể như:
- Người thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,….
- Trẻ nhỏ, người cao tuổi hay những người mắc các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS, tiểu đường,… thường có nguy cơ cao bị viêm amidan do cơ thể không đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Người sống trong môi trường ô nhiễm: Sống và làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn, hóa chất, hoặc khói thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp, trong đó có viêm amidan.
- Người có thói quen vệ sinh kém: Không duy trì vệ sinh răng miệng tốt hoặc tiếp xúc với nguồn nước bẩn cũng là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ viêm amidan một bên.
- Người có tiền sử bệnh lý hô hấp: Những người từng mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm phổi, có nguy cơ cao bị viêm amidan do sự liên quan giữa các cơ quan trong hệ hô hấp.
- Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản cũng là một trong những đối tượng nguy cơ cao. Bởi acid dịch vị khi trào lên cũng là tác nhân gây viêm họng và ảnh hưởng đến amidan.
Nguyên nhân gây viêm amidan 1 bên
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị viêm amidan một bên. Các nguyên nhân chính phải kể đến như:
- Nhiễm vi khuẩn: Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn nhóm A) là nguyên nhân chính gây viêm amidan. Khi vi khuẩn tấn công, amidan phản ứng lại bằng cách viêm nhiễm và sưng to.
- Nhiễm virus: Các virus cúm, adenovirus, rhinovirus cũng có thể gây viêm amidan. Tình trạng viêm amidan 1 bên do virus thường biểu hiện nhẹ và có thể tự khỏi sau vài ngày.
Yếu tố thuận lợi: Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan, bao gồm:
- Sức đề kháng kém: Những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như trẻ em, người cao tuổi và những người có bệnh nền mãn tính, dễ bị viêm amidan hơn.
- Ô nhiễm môi trường: Khói thuốc lá, không khí ô nhiễm và các chất độc hại khác có thể kích thích amidan và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Tiếp xúc với khói bụi: Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và các chất gây kích ứng có thể làm tổn thương amidan và dẫn đến viêm.
Hiểu được nguyên nhân sẽ giúp xác định phương pháp điều trị hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát. Hãy chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và nâng cao sức đề kháng để bảo vệ sức khỏe amidan.
Phân loại viêm amidan 1 bên
Tùy theo mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian kéo dài của bệnh mà viêm amidan 1 bên được chia làm 3 loại chính. Gồm có viêm amidan cấp tính, mạn tính và quá phát.
Viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính thường khởi phát với triệu chứng sốt cao từ 39-40 độ C. Bệnh nhân thường kèm theo cảm giác khô rát họng và đau khi nuốt hoặc ho.
Sau đó sẽ xuất hiện tình trạng sưng, đỏ niêm mạc, đôi khi lưỡi xuất hiện màng trắng. Người bệnh lúc này thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và có thể bị rối loạn tiêu hóa.
Viêm amidan mạn tính
Viêm amidan cấp tính tái phát nhiều lần có thể chuyển thành viêm amidan mạn tính. Các triệu chứng mạn tính khá giống với cấp tính nhưng thường kèm thêm các triệu chứng như:
- Sốt lặp lại nhiều lần, đặc biệt vào buổi chiều.
- Hơi thở hôi, khó chịu.
- Bệnh nhân ho khan, ho kéo dài, đôi khi có cả đờm.
- Đau họng, khó nuốt.
- Thở khò khè, ở trẻ nhỏ có thể gây hội chứng ngưng thở khi ngủ và gây tình trạng ngủ ngáy ở người lớn.
Viêm amidan mạn tính cũng có thể dẫn đến sự tích tụ của các mảnh vụn như tế bào chết, nước bọt và thức ăn trong các hốc amidan. Mọi người thường gọi tình trạng này là viêm amidan hốc mủ.
Viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát là giai đoạn nặng của viêm amidan mạn tính. Khi bước vào giai đoạn này, người bệnh thường bị sốt, đau họng, và amidan sưng to. Triệu chứng tương tự như viêm amidan cấp tính nhưng kéo dài hơn và thường xảy ra khoảng 4 lần mỗi năm.
Triệu chứng của bệnh viêm amidan 1 bên
Viêm amidan bị sưng 1 bên có thể nhận thấy bằng mắt thường với biểu hiện amidan bên nhỏ, bên to. Tại vị trí sưng có thể xuất hiện tình trạng viêm đỏ hay thậm chí là mủ trắng, có hạt tại các hốc amidan.
Ngoài ra, người bệnh có các biểu hiện lâm sàng như:
- Sốt 37.5-38 độ C hoặc có thể tăng cao trên 38 độ trong trường hợp cấp tính.
- Cơ thể mệt mỏi, đau đầu.
- Miệng khô, đau họng, khó nuốt, hơi thở hôi.
- Lưỡi trắng.
- Người bệnh thường ngủ ngáy hoặc có hiện tượng ngưng thở khi ngủ.
Phân loại viêm amidan một bên
Tùy theo mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian kéo dài của bệnh mà viêm amidan 1 bên được chia làm 3 loại chính. Gồm có viêm amidan cấp tính, mạn tính và quá phát.
Viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính thường khởi phát với triệu chứng sốt cao từ 39-40 độ C. Bệnh nhân thường kèm theo cảm giác khô rát họng và đau khi nuốt hoặc ho.
Sau đó sẽ xuất hiện tình trạng sưng, đỏ niêm mạc, đôi khi lưỡi xuất hiện màng trắng. Người bệnh lúc này thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và có thể bị rối loạn tiêu hóa.
Viêm amidan mạn tính
Viêm amidan cấp tính tái phát nhiều lần có thể chuyển thành viêm amidan mạn tính. Các triệu chứng mạn tính khá giống với cấp tính nhưng thường kèm thêm các triệu chứng như:
- Sốt lặp lại nhiều lần, đặc biệt vào buổi chiều.
- Hơi thở hôi, khó chịu.
- Bệnh nhân ho khan, ho kéo dài, đôi khi có cả đờm.
- Đau họng, khó nuốt.
- Thở khò khè, ở trẻ nhỏ có thể gây hội chứng ngưng thở khi ngủ và gây tình trạng ngủ ngáy ở người lớn.
Viêm amidan mạn tính cũng có thể dẫn đến sự tích tụ của các mảnh vụn như tế bào chết, nước bọt và thức ăn trong các hốc amidan. Mọi người thường gọi tình trạng này là viêm amidan hốc mủ.
Viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát là giai đoạn nặng của viêm amidan mạn tính. Khi bước vào giai đoạn này, người bệnh thường bị sốt, đau họng, và amidan sưng to. Triệu chứng tương tự như viêm amidan cấp tính nhưng kéo dài hơn và thường xảy ra khoảng 4 lần mỗi năm.
Điều trị viêm amidan 1 bên
Để điều trị viêm amidan hiệu quả, cần kết hợp giữa phương pháp y tế và chăm sóc tại nhà.
- Điều trị y tế: Bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám, xác định mức độ bệnh. Từ đó sẽ có hướng điều trị chuẩn xác nhất. Tùy theo viêm nhiễm do vi khuẩn, virus hay nấm mà bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh, kháng virus hay kháng nấm. Ngoài ra, bạn có thể được kê thêm các thuốc dịu ho, giảm đau, kháng viêm để điều trị triệu chứng, giúp bạn thoải mái hơn.
- Chăm sóc tại nhà: Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thường ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị viêm amidan. Người bệnh chú ý giữ vệ sinh môi trường sống cũng như sức khỏe răng miệng.
Đối mặt với viêm amidan hốc mủ một bên, Súc họng miệng PlasmaKare chính là giải pháp lý tưởng dành cho bạn.
- PlasmaKare ứng dụng nghệ Nano Bạc Chuẩn hóa TSN tiên tiến.
- Sản phẩm được kiểm nghiệm lâm sàng và chứng thực về hiệu quả tiêu diệt 100% vi khuẩn, virus ngay sau 30 giây.
- Ngoài ra, súc họng còn giúp giảm nhanh triệu chứng đau rát, ngứa họng, khử mùi hôi miệng và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương.
Súc họng miệng PlasmaKare với hương vị dịu nhẹ, không chứa cồn, và hoàn toàn an toàn cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Mỗi lần súc họng, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt: cơn đau giảm bớt, cảm giác thoải mái trở lại, và khoang miệng trở nên sạch sẽ hơn.
Được thiết kế để sử dụng hàng ngày, PlasmaKare giúp duy trì sức khỏe khoang miệng và giảm nguy cơ viêm tái phát. Hãy để Súc họng miệng PlasmaKare trở thành trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc sức khỏe họng của bạn, giúp bạn nhanh chóng vượt qua tình trạng viêm amidan một bên, viêm amidan hốc mủ, lấy lại sự thoải mái trong cuộc sống hàng ngày.
Biến chứng của viêm amidan
Trường hợp viêm amidan một bên không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
- Áp xe quanh amidan: Viêm amidan 1 bên có thể dẫn đến áp xe quanh amidan đó, một khối mủ tích tụ cạnh amidan, gây đau đớn và khó khăn trong việc nuốt.
- Viêm amidan hốc mủ 1 bên: Do cấu trúc của viêm amidan có nhiều hốc cộng thêm tình trạng viêm nhiễm amidan 1 bên dẫn không được điều trị kịp thời dẫn đến amidan hốc mủ 1 bên.
- Viêm tai giữa: Viêm amidan có thể lan rộng và gây viêm tai giữa, đặc biệt là ở trẻ em.
- Viêm khớp: Một số trường hợp viêm amidan do liên cầu khuẩn có thể dẫn đến viêm khớp, ảnh hưởng đến các khớp trong cơ thể.
Một biến chứng phổ biến là áp xe amidan. Bởi khi mủ tích tụ có thể gây khó thở và sưng đau dữ dội. Tình trạng viêm kéo dài còn có thể lan sang các khu vực khác, dẫn đến viêm họng, viêm tai giữa, hoặc viêm xoang.
Đặc biệt, amidan sưng to có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp, gây hội chứng ngưng thở khi ngủ. Những biến chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế được những biến chứng này cũng như giảm tái phát bệnh về sau.
Nếu cần thêm thông tin hoặc tư vấn về sức khỏe, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0976.648.102 hoặc 0916.648.102. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Hy vọng bài viết trên đây mang lại các thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình.