Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh ngoài da thường gặp ở lứa tuổi này. Vậy mẹ đã biết cách chăm sóc và phòng ngừa cho bé hiệu quả chưa? Trong bài viết bài PlasmaKare sẽ giúp các mẹ giải đáp chi tiết điều này.
Mục lục
- 1. Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì, có chữa được không
- 2. Các loại viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
- 3. Những triệu chứng thường gặp của viêm da cơ địa trẻ sơ sinh
- 4. Các cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất
- 5. Cách chăm sóc viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
- 6. Cách phòng ngừa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
- 7. Một số lưu ý cho bố mẹ khi bé sơ sinh bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì, có chữa được không
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh còn được gọi là chàm thể trạng. Bệnh lý thường khởi phát sớm, khoảng 3 tuần sau khi sinh và ổn định hơn khi lớn.
Hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh (Trẻ <30 ngày tuổi) còn yếu và chưa được hoàn thiện, do đó rất dễ bị kích thích từ các yếu tố bên ngoài, khiến cho làn da của các bé bị tổn thương.
Bên cạnh hệ miễn dịch thì yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong gia đình nếu có người thân ruột thịt mắc bệnh lý viêm da cơ địa thì trẻ sinh ra rất dễ mắc bệnh liên quan như: viêm da cơ địa, chàm, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn…
Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa có chữa được không?
Trẻ sơ sinh viêm da cơ địa có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, có các biện pháp điều trị kịp thời cũng như dự phòng tái phát hiệu quả. Tuy nhiên nhiều trẻ có tình trạng bệnh kéo dài do không chữa trị kịp thời hoặc tái phát lại khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời trở lạnh.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể sẽ gây ra biến chứng viêm da cơ địa bội nhiễm hoặc hoại tử da do tự ý dùng thuốc ngoài mà không có sự chỉ định từ bác sĩ.
Các loại viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể chia thành 2 loại: Viêm da cơ địa cấp tính và mạn tính với các biểu hiện trên da có sự khác nhau.
Những triệu chứng thường gặp của viêm da cơ địa trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sớm. Với trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa ở mặt, nơi tổn thương có thể là 2 bên má, trên trán. Ngoài ra, viêm da cơ địa trẻ sơ sinh có thể xảy ra ở trên da đầu, cổ, toàn thân, vị trí mặt dưới của tay chân.
Bệnh xảy ra cấp tính với các triệu chứng và dấu hiệu mà các mẹ cần quan tâm như: Các đám mẩn đỏ trên da, ngứa da sau đó sẽ xuất hiện các mụn nước, dễ bị vỡ, tiết dịch và đóng vảy. Mụn mủ, phù nề cũng có thể xảy ra khiến cho bé cảm thấy ngứa ngáy và đau. Các triệu chứng này thường xuất hiện ở trán, má và cằm của bé. Trong trường hợp nặng hơn có thể sẽ xảy ra hiện tượng bội nhiễm và các hạch xung quanh sưng to.
Khi viêm da cơ địa ở trẻ kéo dài, trở thành mạn tính thì da trẻ sẽ bị dày lên và khô ráp, sẽ có các vết nứt trên da khiến cho bé luôn có cảm giác đau, đặc biệt là ở các vùng có nếp gấp lớn như lòng bàn tay, cổ tay, cổ chân.
Các cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất
Bệnh viêm da cơ địa trẻ sơ sinh không làm ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ, tuy nhiên gây ra tình trạng ngứa khiến cho trẻ khó chịu, ngủ không thoải mái. Nếu tình trạng này bị tái phát sẽ cần điều trị lâu dài làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của những bé sơ sinh bị viêm da cơ địa. Do đó cần có những biện pháp điều trị và chăm sóc kịp thời, hiệu quả. Dưới đây là cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh mà chúng tôi muốn cung cấp tới các bậc phụ huynh có con nhỏ.
Giảm tình trạng ngứa cho trẻ sơ sinh viêm da cơ địa
Do trẻ sơ sinh có hàng rào bảo vệ cơ thể chưa được hoàn thiện vì vậy cần chú ý trong việc sử dụng các sản phẩm điều trị bệnh viêm da cơ địa. Các thuốc bôi viêm da cho trẻ sơ sinh thông thường sẽ là corticoid, kháng sinh, kháng Histamin H1 với mục đích giảm triệu chứng. Tuy nhiên cần sử dụng thuốc trị viêm da cho trẻ sơ sinh theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng.
Ngoài ra có thể sử dụng chế phẩm bôi ngoài da giúp bé cảm thấy dễ chịu và giảm ngứa hiệu quả. Sản phẩm Gel PlasmaKare No5 với thành phần chứa hệ phức hợp TSN (Nano Bạc gắn với Acid Tannic) cùng chiết xuất vỏ núc nác, dịch chiết lựu đỏ và Chitosan giúp đem lại hiệu quả trên da. Gel bôi da này giúp kháng viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy làm lành vết thương. Sản phẩm dùng được cho cả trẻ sơ sinh nhờ thành phần an toàn, không chứa kháng sinh, không corticoid. Gel bôi PlasmaKare chính là lựa chọn hoàn hảo cho bé, đem lại làn da khoẻ mạnh và mịn màng.
Cấp ẩm cho da
Da khô tạo điều kiện cho viêm da cơ địa phát triển, vì vậy cấp ẩm cho da là một biện pháp giúp nhanh lành vết thương. Khi làn da khoẻ mạnh sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ môi trường như virus, vi khuẩn.
Việc cấp ẩm, dưỡng da nên thực nên trên toàn bộ cơ thể của bé. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm dùng trong trường hợp được chỉ định dùng thuốc để dưỡng da hiệu quả và an toàn cho bé.
Tắm đúng cách cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa.
Không tắm nước quá nóng vì sẽ khiến cho da bé trở nên khô và làm cho tình trạng ngứa tăng lên. Chỉ nên tắm cho bé tối đa 30 phút để hạn chế sự mất nước trên bề mặt da.
Bên cạnh đó thì việc lựa chọn sản phẩm sữa tắm phù hợp với làn da nhạy cảm của bé cũng cần được các mẹ ưu tiên.
Cách chăm sóc viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Gia đình và người chăm sóc nên chú ý những điều dưới đây để các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh được nhanh chóng đẩy lùi:
- Không cho bé mặc đồ có chất liệu bằng len, dạ để hạn chế sự tác động lên da.
- Cho bé bú đầy đủ để nâng cao đề kháng và thể trạng.
- Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, an toàn cho da phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh, đặc biệt là các bé đang mắc viêm da cơ địa.
- Dưỡng ẩm da cho bé bằng các sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ, an toàn, không gây kích ứng.
- Trong thời gian bị viêm da cơ địa, trẻ sẽ có xu hướng gãi khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và có thể sẽ nhiễm trùng tại nơi tổn thương. Do đó, mẹ cần để ý tới bé hơn và sử dụng băng ướt, đắp gạc ẩm giúp giảm ngứa cho bé.
- Luôn giữ vệ sinh tay bé sạch sẽ, có thể đeo bao tay để hạn chế làm tổn thương tới vùng bị viêm.
- Luôn đảm bảo nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ.
- Trong trường hợp bệnh có các dấu hiệu nặng lên thì cần đưa trẻ tới ngay cơ sở khám chữa bệnh để được xử trí kịp thời.
Cách phòng ngừa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là những chú ý để mẹ phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa xảy ra ở con:
- Tắm rửa đúng cách, vệ sinh da sạch sẽ.
- Dưỡng ẩm toàn thân cho bé để da không bị khô, hạn chế được nguy cơ bị bệnh trên da.
- Không nên cho trẻ mặc những trang phục len, dạ vì có thể gây kích ứng da, tạo điều kiện cho viêm da cơ địa phát triển.
- Không cho trẻ tiếp xúc gần với lông động vật, các bụi phấn hoa hay hoá chất.
Một số lưu ý cho bố mẹ khi bé sơ sinh bị viêm da cơ địa
Trẻ sơ sinh viêm da cơ địa mẹ cần kiêng gì?
Với bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, bên cạnh các tổn thương ngoài da thì các trẻ đa phần sẽ có các bệnh lý dị ứng cơ địa khác đi kèm như: bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn, dị ứng thức ăn… Và sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh, do đó mẹ nên chú ý hơn trong chế độ ăn hàng ngày để không làm tình trạng bệnh của bé nặng hơn. Mẹ nên hạn chế sử dụng các sản phẩm như:
- Sữa, đậu nành và các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm được làm từ sữa như sữa chua, phomai, kem,…có thể là nguyên nhân khiến cho bé bị viêm da nặng hơn. Với lượng chất béo cùng đạm lớn, các thực phẩm này có thể khiến cho hệ thống tiêu hoá của trẻ không đáp ứng được và có thể kích thích gây dị ứng và viêm da cơ địa nặng hơn. Do đó các mẹ bỉm cần chú ý trong quá trình chăm con.
- Thực phẩm giàu đạm (Thịt đỏ)
Đối với trẻ sơ sinh, việc nạp quá nhiều đạm vào cơ thể có thể khiến cho hệ tiêu hoá của bé bị rối loạn, gây ra tình trạng đầy hơi, trướng bụng. Mẹ có thể thay thế bằng thịt trắng như thịt gà, vịt, cá để thay thế trong các bữa ăn để bổ sung đủ dinh dưỡng. Các mẹ cần chú ý điều này trong giai đoạn trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi bé đang mắc viêm da cơ địa.
- Gia vị cay nóng như ớt, tiêu
Các gia vị có tính kích thích vị giác mạnh hay đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sữa của người mẹ và gây ra khó tiêu cho bé. Đồng thời có thể gây kích ứng da, làm cho da khô ráp. Mẹ hãy cố gắng hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại đồ ăn chứa các gia vị trên.
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?
Thông thường, các trường hợp viêm da cơ địa sẽ có thể khỏi khi bé ở độ tuổi 18-24 tháng. Tuy nhiên cũng sẽ có những bé bị kéo dài lên đến khoảng 10 tuổi, nhưng tỉ lệ này không nhiều.
Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh có lây không?
Bệnh lý viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là tình trạng tổn thương trên bề mặt da và không có khả năng lây truyền. Vì vậy, bố mẹ và người chăm sóc không phải quá lo lắng khi không may tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ra tại vùng bị viêm.
Trên đây là bài viết về bệnh viêm da cơ địa ở tre sơ sinh và cách điều trị. Bệnh lý viêm da cơ địa không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên cần chú ý để có những biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.