Viêm da dầu là bệnh lý da liễu thường gặp, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm da dầu để giúp bạn nhận biết cách phòng ngừa và điều trị chính xác, hiệu quả.
Mục lục
Viêm da dầu là bệnh gì?
Viêm da dầu còn gọi là viêm da tiết bã, viêm da bã nhờn, chàm da mỡ với biểu hiện thường thấy là mảng hồng ban kèm bong da, tróc vảy. Bệnh này ở trẻ em còn được dân gian gọi là bệnh “cứt trâu”.
Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành, trong đó tỷ lệ nhiều nhất là ở những tháng đầu sau sinh. Ở người trưởng thành, viêm da dầu xảy ra chủ yếu trong độ tuổi 30 – 70 tuổi với tỷ lệ nhỏ hơn.
Viêm da dầu có tính chất mạn tính, hay tái phát và không thể tự khỏi. Bệnh xuất hiện chủ yếu trên những vùng da hay tiết dầu, tuy nhiên có thể gặp tại những vùng da dày và khô. Tuy không lây, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng viêm da dầu gây khó chịu và trở ngại lớn về tâm lý cho người bệnh.
Triệu chứng bệnh viêm da dầu cần nhận biết
Bệnh viêm da dầu thường biểu hiện trên những vùng da có nhiều tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như da mặt (trán, cánh mũi, quanh mắt, cằm), da đầu, da lưng và những vùng có nếp gấp lớn như nách, bẹn,… Biểu hiện đặc trưng của bệnh là:
- Nhiều vảy khô, vảy nhờn xuất hiện lan tỏa trên da
- Vảy thường có màu vàng, nâu nhạt, xám trắng hoặc nâu đen
- Vùng da mọc vảy và xung quanh ửng đỏ và gây ngứa
- Có thể có vết nứt ở vùng da bệnh
- Viêm da dầu ở đầu: Vảy bám chặt vào chân tóc và da đầu, có đường kính từ 1 – 2cm. Tóc thường xuyên bết dính do tăng tiết bã nhờn nhưng không có tóc rụng.
Các triệu chứng của bệnh thường tiến triển từ từ và chỉ biểu hiện rõ ràng khi xuất hiện vảy trên da và có cảm giác ngứa. Ngoài các triệu chứng đặc trưng này, vẫn có một vài đặc điểm khác biệt về triệu chứng ở trẻ sơ sinh và người lớn, cụ thể:
Triệu chứng viêm da dầu ở trẻ sơ sinh
Đặc điểm của trẻ sơ sinh là rất hay đổ mồ hôi, nếu vệ sinh cho trẻ không đúng cách có thể khiến bé bị tiết bã nhờn nhiều và gây viêm da dầu.
Triệu chứng đặc trưng của viêm da dầu ở trẻ sơ sinh:
- Thường gặp ở mặt và đầu (trán, vùng cánh mũi, rãnh mũi, rãnh sau tai và quanh lông mày, mí mắt), ngoài ra cũng gặp nhiều ở ngực, vùng mông và chân quấn tã lót.
- Viêm da dầu ở đầu trẻ tập trung nhiều hơn ở vùng trán đỉnh.
- Bệnh thường tự khỏi sau 6 – 12 tháng và ít tái phát hơn.
Bên cạnh đó, da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, căn bệnh này có thể tiến triển nặng và lan ra toàn thân.
Triệu chứng viêm da dầu ở người lớn
Viêm da dầu hay viêm da tiết bã ở người lớn có một số đặc điểm khác với trẻ sơ sinh như sau:
- Bệnh tồn tại suốt đời và không thể tự khỏi.
- Viêm da dầu ở người lớn ít khi gây ngứa.
- Tỷ lệ tổn thương da ở lưng cao hơn, vùng da thường đỏ tươi và có vảy màu trắng.
- Bệnh thường nặng hơn vào mùa đông và giảm vào mùa hè.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da dầu
Viêm da dầu xảy ra khi bã nhờn tăng tiết mạnh, quá trình tái tạo da bị rút ngắn, các tế bào sừng hóa nhanh dẫn đến bong tróc hàng loạt tạo thành vảy có thể nhìn thấy được.
Nguyên nhân chính xác của tình trạng này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho rằng hiện tượng tăng tiết chất bã nhờn trên da có thể là nguyên do của căn bệnh này.
Một số yếu tố nguy cơ thường gặp của hiện tượng tăng tiết chất bã nhờn trên da ở bệnh viêm da đầu:
Yếu tố di truyền và hormon
Bệnh viêm da dầu thường liên quan đến các yếu tố di truyền. Người có người thân trực hệ từng mắc bệnh viêm da dầu sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
Ngoài ra, hormone cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh viêm da dầu. Androgen là một loại hormone có nhiều ở nam giới, có tác dụng tăng cường hoạt động của tuyến bã nhờn trên da, góp phần làm tăng tiết bã nhờn. Do vậy, viêm da tiết bã thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn là nữ giới.
Sử dụng thuốc hoặc sản phẩm chăm sóc da không hợp lý
Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc trị mụn Isotretinoin, thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp hoặc hormon có thể gây khô da. Việc này khiến tuyến bã nhờn phải tăng cường hoạt động để bù đắp sự mất nước và có thể dẫn tới tăng tiết bã nhờn quá mức, gây viêm da dầu.
Ngoài ra, việc dùng sản phẩm chăm sóc da không hợp lý cũng góp phần vào tình trạng tăng tiết dầu và gây viêm da.
- Sữa rửa mặt và sữa tắm có pH kiềm cao: Độ kiềm quá cao trong các sản phẩm này có thể gây khô da, từ đó kích thích tuyến bã nhờn tăng tiết bã nhờn để bù đắp sự mất nước gây viêm.
- Không dưỡng ẩm/dưỡng ẩm da kém: Uống ít nước, không bôi kem dưỡng ẩm đầy đủ có thể làm da khô và gây kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh để cân bằng độ ẩm, làm tăng tiết bã nhờn gây tắc lỗ chân lông, dẫn tới viêm da dầu.
Yếu tố về lối sống và sức khỏe tinh thần
Môi trường da dầu, nhiều bã nhờn là môi trường hoàn hảo cho nhiều loại vi khuẩn, nấm ký sinh trên da. Khi vệ sin bh cơ thể không sạch sẽ, dầu và bã nhờn sẽ tích tụ lại làm tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm men sinh sôi gây viêm da bã nhờn.
Ngoài ra, một số yếu tố về lối sống như ăn thức ăn dầu mỡ, sử dụng rượu bia, chất kích thích hay những yếu tố tinh thần như trầm cảm, lo âu cũng có thể gây rối loạn nội tiết và tạo điều kiện khởi phát viêm da dầu.
Viêm da dầu do vi sinh vật
Vi sinh vật ký sinh trên da cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm da dầu, bao gồm:
- Vi khuẩn Propionibacterium acnes: Đây là vi khuẩn phổ biến nhất trên da và thường sống trong lỗ chân lông. Khi môi trường lỗ chân lông ẩm ướt, nhiều dầu và bụi bẩn, vi khuẩn Propionibacterium acnes sẽ phát triển cực kỳ nhanh gây ra viêm da dầu ở đầu và mặt.
- Nấm Malassezia: Đây là một loại nấm thường sống trên da và giúp giữ cho da khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi có điều kiện thuận lợi, như da dầu nhiều, nhiệt độ cao và độ ẩm, nấm Malassezia sẽ phát triển quá mức và gây ra viêm da bã nhờn, ngứa và bong tróc da.
Các biện pháp điều trị bệnh viêm da dầu
Điều trị viêm da dầu tốn thời gian dài, do đó cần sự kiên trì. Nhiều biện pháp điều trị có thể áp dụng như dùng thuốc, các mẹo dân gian hoặc dùng dầu gội, kem dưỡng da có thành phần phù hợp tùy thuộc vào mức độ bệnh và vùng mắc bệnh. Cụ thể:
Điều trị viêm da đầu bằng thuốc
Các loại thuốc được sử dụng bao gồm thuốc uống, thuốc bôi và các sản phẩm dùng ngoài như kem dưỡng, dầu gội chuyên dụng. Tùy thuộc vào đối tượng mắc bệnh là người lớn hay trẻ em mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
Điều trị viêm da đầu ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có tỷ lệ mắc viêm da dầu lớn nhất nhưng lại có làn da rất nhạy cảm. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo phụ huynh áp dụng các biện pháp như dùng dầu khoáng, kem dưỡng và dầu gội trẻ em hàng ngày và ưu tiên lựa chọn các thuốc bôi da không corticoid chứa thành phần an toàn. Tuy nhiên, thuốc bôi corticoid vẫn được sử dụng một cách thận trọng.
Thuốc trị viêm da dầu cho trẻ sơ sinh thường dùng:
- Thuốc bôi corticoid: Hydrocortisone 1 – 2,5%, Fluocinolone 0,01%
- Thuốc bôi chống nấm: Ketoconazole 2% hoặc Econazol 1% (dùng trong trường hợp nhiễm nấm)
- Thuốc bôi không corticoid khác: Gel bôi da PlasmaKare No5 (thành phần Phức hệ Nano bạc TSN, Chitosan và dịch chiết quả núc nác có khả năng chống viêm, diệt khuẩn, diệt nấm rất tốt và an toàn cho trẻ sơ sinh).
Điều trị viêm da đầu ở người lớn
Các thuốc điều trị phổ biến ở người lớn:
- Thuốc chống viêm corticoid: Triamcinolone 0,025%, Hydrocortisone 1 – 2,5%, Fluocinolone 0,01%
- Thuốc bôi chống nấm: Ketoconazole 2% hoặc Econazol 1%
- Thuốc bong vảy, bạt sừng tại chỗ: Các thuốc bôi Acid Salicylic, Propylen Glycol,…
- Dầu gội trị gầu cho người viêm da dầu ở đầu: Dầu gội chứa các thành phần Selelium sulphid, Zinc pyrithion, Acid Salicylic, Ketoconazol,…
- Thuốc bôi không corticoid khác: Gel bôi da PlasmaKare No5.
- Thuốc uống: kháng sinh, thuốc chống nấm và thuốc kháng histamin H1 đường uống (dùng trong những trường hợp nhiễm nấm và bội nhiễm nặng).
Người bệnh cần lưu ý chỉ tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Các biện pháp chữa viêm da dầu đơn giản tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể chữa viêm da dầu tại nhà bằng các biện pháp đơn giản như:
- Sử dụng giấm táo loãng: Giấm táo loãng chứa các Acid tự nhiên với pH thấp có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, cân bằng độ pH của da và bạt sừng nhẹ, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
- Sử dụng nha đam: Bôi phần gel nha đam lên da giúp làm dịu da, giảm ngứa và cấp ẩm cho da, đồng thời hỗ trợ phục hồi các vết nứt nẻ, loét cho người bệnh.
- Sử dụng dầu khoáng, dầu dừa và dầu oliu: Các loại dầu này khi bôi lên da giúp hạn chế mất nước qua da, làm chậm quá trình sừng hóa và thúc đẩy làm lành các tổn thương trên da cho người bệnh. Ngoài ra, chúng còn có tính an toàn cao nên được dùng để trị viêm da dầu ở đầu cho trẻ em.
- Sử dụng chanh: Nước cốt chanh có tính acid, đồng thời giàu Vitamin C nên khi thoa lên da giúp giảm viêm, làm bong tróc lớp sừng và hỗ trợ phục hồi các vết nứt nẻ, loét cho người bệnh rất tốt.
- Sử dụng rau má: Rau má chứa nhiều Saponin có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, kháng nấm và kích thích tái tạo collagen nên người bệnh có thể thoa lên da để chữa bệnh tại nhà.
Phòng bệnh viêm da dầu đúng cách như thế nào?
Bệnh viêm da dầu có tính chất mạn tính và kéo dài. Do vậy để phòng ngừa và hạn chế tái phát bệnh, bệnh pháp tốt nhất vẫn là chăm sóc da đúng cách và thực hiện lối sống lành mạnh.
Chăm sóc da đúng cách
Da bẩn và khô dễ mắc bệnh viêm da dầu. Do đó, vệ sinh và chăm sóc da đúng cách là rất quan trọng để phòng ngừa căn bệnh này. Các lưu ý khi vệ sinh và chăm sóc da:
- Làm sạch da bằng sữa rửa mặt có pH ít kiềm, dịu nhẹ với da. Sử dụng các loại tẩy da chết nhẹ nhàng, hạn chế tích tụ da chết trên da.
- Dưỡng ẩm đầy đủ bằng các sản phẩm phù hợp, tuy nhiên nên tránh bôi quá nhiều kem dưỡng ẩm do dễ gây bí da và tăng tiết dầu nhiều hơn.
- Bôi kem chống nắng ngày 2 lần để hạn chế ảnh hưởng của tia UV lên da.
- Gội đầu sạch 2 ngày/lần, sử dụng các loại dầu gội dưỡng ẩm và trị gàu tốt để da đầu luôn thông thoáng.
- Hạn chế gãi ngứa da, đồng thời ưu tiên các loại quần áo thoáng mát để giảm ma sát gây kích ứng da.
Điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng
Lối sống khoa học sẽ giúp da luôn khỏe mạnh và cân bằng nội tiết trong cơ thể, hạn chế nguy cơ tăng tiết bã nhờn trên da. Các biện pháp để có một lối sống lành mạnh:
- Ngủ đủ giấc để giúp sự chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể diễn ra nhịp nhàng.
- Chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau củ, trái cây và chất béo có lợi, hạn chế các loại chất béo bão hòa, rượu bia và các chất kích thích.
- Uống đủ nước để duy trì độ ẩm của da.
- Tránh buộc tóc quá chặt gây tổn thương da đầu và tăng nguy cơ nhiễm nấm, vi khuẩn gây ra viêm da dầu ở đầu.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, hạn chế tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, độc hại.
- Vận động thể lực hàng ngày để nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm da dầu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết cách hạn chế tối đa những ảnh hưởng của căn bệnh này và nâng cao chất lượng cuộc sống một cách tốt nhất.