Viêm da tiếp xúc khiến cho cơ thể mẩn ngứa, khó chịu tại vùng da bị tổn thương, thường xảy ra khi tiếp xúc với các chất kích thích, chất dị ứng. Tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với dị nguyên cũng như độ độc hại của các chất kích thích với da. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý trên da này là gì? Hãy cùng PlasmaKare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Giải thích về viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là bệnh lý viêm da do tiếp xúc với các chất kích ứng hoặc dị nguyên ngoài môi trường. Khi mắc viêm da tiếp xúc, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như ngứa hoặc đau rát tại vị trí tiếp xúc. Thông thường da sẽ nổi ban đỏ, sưng da, đóng vảy, đôi khi bị phồng rộp và loét tuỳ thuộc vào mức độ bị kích thích.
Các loại viêm da tiếp xúc thường gặp
Có hai loại viêm da tiếp xúc thường gặp là viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.
Viêm da tiếp xúc kích ứng
Viêm da tiếp xúc kích ứng là tình trạng bệnh lý xảy ra phản ứng viêm không đặc hiệu với các chất độc hại khi tiếp xúc với da như hoá chất, xà phòng, độ ẩm. Viêm da tiếp xúc kích ứng được chia làm 2 loại nhỏ:
- Cấp tính: Trường hợp này, các chất kích ứng mạnh như hoá chất ăn da có thể gây tổn thương da ngay lập tức khiến cho người bệnh cảm nhận được rõ cơn đau rát.
- Mạn tính: Các chất kích ứng ở mức độ nhẹ hơn và đòi hỏi thời gian tiếp xúc trên da lâu hơn hoặc lặp lại nhiều lần gây tích luỹ trên da. Từ đó khiến cho da luôn có cảm giác ngứa.
Bên cạnh đó, viêm da nhiễm độc ánh sáng là một dạng biến thể khi các thuốc bôi ngoài da (nước hoa, nhựa than đá), hoặc ăn phải Psoralens ở trong các loại thực phẩm (Hạt hồi, củ cần tây, cần tây, cà rốt, rau mùi, bưởi, sung, chanh vàng, chanh xanh, mùi tây, hạt mù tạt, và củ cải vàng). Chúng sẽ trở thành độc tố khi tiếp xúc với tia cực tím và gây ra tình trạng nhiễm độc ánh sáng trên da. Trường hợp này chỉ gây ra phản ứng tại vùng da có tiếp xúc với tia cực tím và thường có ranh giới rõ ràng.
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc dị ứng là một loại phản ứng quá mẫn loại IV thông qua tế bào T trung gian, với các chất gây dị ứng ở môi trường. Loại viêm da này thường xảy ra ở người đã từng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng từ trước, lâu ngày tiếp xúc nhiều sẽ khiến cho da bị tổn thương. Các phản ứng thường xuất hiện muộn, sau khi tiếp xúc với các tác nhân trong khoảng 48-72 giờ.
Biểu hiện xuất hiện trên da bao gồm ban đỏ, mụn nước sau đó gây phù nề với các bọng nước.
Những nguyên nhân gây nên viêm da tiếp xúc
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc thông thường là do tiếp với chất kích thích hoặc dị nguyên.
Nguyên nhân viêm da tiếp xúc kích ứng thường gặp
Viêm da tiếp xúc kích ứng là do cơ thể tiếp xúc với các chất độc hại cho da như:
- Hoá chất (Acid, kiềm, dung môi hữu cơ…)
- Xà phòng, chất sát trùng mạnh
- Cây cối (ớt, hoa trạng nguyên).
- Côn trùng như bọ xít, con thiêu thân có nhiều phấn, kiến ba khoang, con rết, côn trùng cánh cứng…
Nguyên nhân viêm da tiếp xúc dị ứng thường gặp
Đối với trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng thì có khá nhiều tác nhân gây ra tình trạng bệnh này. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây ra dị ứng da:
- Hoá chất được sử dụng trong sản xuất quần áo, giày dép: Chất làm thuộc da trong giày dép, chất chống oxy hoá trong quần áo…
- Mỹ phẩm: Sơn móng tay, khử mùi, Depilatories
- Nước hoa, các chất làm thơm
- Thành phần của thuốc bôi ngoài da: Kháng sinh (Neomycin, Bacitracin); Thuốc kháng Histamin (ví dụ diphenhydramine); Các chất khử trùng (ví dụ thimerosal, hexachlorophene)…
- Các hợp chất kim loại: Niken, thuỷ ngân, cobalt, crom có trong các vật dụng như khoá dây nịt, đồ trang sức, khoá kẹp hoặc tiếp xúc trong môi trường nghề nghiệp.
- Cây cối: Cây sồi, sumac, vỏ hạt điều, vỏ xoài, hoa nho…
Ngoài ra có những chất kích thích chỉ nhạy cảm khi có tia cực tím từ ánh sáng làm thay đổi cấu trúc. Các nguyên nhân điển hình trong trường hợp này bao gồm nước hoa (ví dụ: gỗ đàn hương, ambrette xạ hương), chất chống nắng và thuốc chống viêm không steroid (Nsaid). Trong trường hợp này, các phản ứng có thể lan rộng tới những vùng da không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Điều trị viêm da tiếp xúc đúng cách
Chữa viêm da tiếp xúc bằng các phương pháp an toàn tại nhà
Để giúp làm dịu vùng da bị tổn thương và giúp giảm ngứa tạm thời, các phương pháp mà người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà như sau:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây viêm da dị ứng, với trường hợp viêm da tiếp xúc nhạy cảm ánh sáng thì cần hạn chế việc tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế việc gãi vào vùng da bị viêm để ngăn ngừa tình trạng lây lan và nhiễm trùng trên da.
- Trường hợp phát ban, nổi các mẩn đỏ trên da thì có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh bằng cách đắp lên vị trí đó một miếng khăn ướt trong 15-30 phút. Nên thực hiện biện pháp này vài lần trong ngày.
- Cần bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời trong quá trình da đang được hồi phục.
- Sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm an toàn, lành tính để hồi phục lại làn da: Kem calamin, bột yến mạch tắm để điều trị các vết loét trên da, nước muối sinh lý, dung dịch Burow.
- Sử dụng các dung dịch, kem bôi ngoài ra để sát khuẩn tại vị trí viêm da như: gel PlasmaKare No5, dung dịch Jarrish, nước muối sinh lý….
Để vết thương nhanh lành, người bệnh nên chú ý tới các biện pháp trên bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị.
Điều trị viêm da tiếp xúc bằng thuốc theo chỉ định
Việc sử dụng thuốc điều trị là cần thiết khi viêm da tiếp xúc ở mức độ vừa và nặng:
- Thuốc kháng Histamin tác dụng toàn thân qua đường uống
Sử dụng thuốc kháng Histamin toàn thân (hydroxyzine, diphenhydramine) giúp giảm tình trạng ngứa cho người bệnh. Có thể sử dụng thuốc kháng đơn độc hoặc kết hợp cả 2 thế hệ. Trong đó, thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 1 nên tránh chỉ định cho người lái xe và vận hành máy móc do có tác dụng phụ gây buồn ngủ, hoặc có thể sử dụng vào ban đêm.
Với các thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2 thì ít gây ra tình trạng buồn ngủ cho người dùng hơn so với thế hệ 1.
- Thuốc kháng viêm Corticoid
Với bệnh nhân mắc viêm da tiếp xúc dị ứng ở mức độ nhẹ đến trung bình được dùng Corticoid có hiệu lực trung bình tới cao ( Ví dụ như thuốc mỡ Triamcinolon 0,1% hoặc kem bôi da Betamethasone valerate 0,1%)
Với trường hợp người bệnh xuất hiện bọng nước, mụn nước, bệnh lan sang các vùng khác ngoài vị trí tiếp xúc với dị nguyên hoặc chất kích thích thì điều trị bằng Corticoid đường uống (Ví dụ Prednisone 60mg/ngày trong vòng 7-14 ngày)
Viêm da tiếp xúc cách phòng ngừa
Cách phòng ngừa viêm da tiếp xúc hiệu quả nhất là hạn chế, tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng, các dị nguyên. Ngoài ra cũng cần chú ý tới những đồ dùng trên da và môi trường làm việc để hạn chế tối đa nguy cơ gây viêm da tiếp xúc.
- Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, an toàn trên da. Với các sản phẩm chăm sóc da nên test trước khi sử dụng để tránh gây kích ứng trên vùng da rộng.
- Mặc đồ bảo hộ, găng tay cao su trong môi trường làm việc phải tiếp xúc nhiều với các hoá chất độc hại, chất gây kích ứng.
- Hạn chế hoặc dùng đồ bảo vệ khi sử dụng các chất tẩy rửa, xà phòng.
- Sử dụng kem bôi da dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt trong thời tiết hanh khô để chống khô da, nứt da hạn chế sự tiếp xúc của các chất kích thích trên da.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm da tiếp xúc mà chúng tôi muốn cung cấp tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần thêm thông tin tư vấn, bạn có thể gọi ngay tới số HOTLINE 091 6648 102 để được giải đáp.
Xem thêm: