Viêm da tiếp xúc ở trẻ là một bệnh da liễu thường gặp, nó có thể xảy ra trong bất kỳ thời tiết nào. Da của trẻ nhỏ vẫn đang phát triển và nhạy cảm hơn da của người lớn, khiến trẻ dễ bị tác động bởi các chất kích ứng và dị ứng. Bệnh không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Mục lục
Viêm da tiếp xúc là gì
Viêm da tiếp xúc là một tình trạng da bị viêm do tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh này.
Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng, da của trẻ sẽ bị viêm, xuất hiện các tổn thương như mẩn đỏ, mụn nước, ngứa ngáy. Tình trạng này khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống và giấc ngủ. Ngoài ra, những nốt mụn trên vùng da bị viêm có thể để lại sẹo trên da.
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ
Giống như người lớn, trẻ em mắc bệnh viêm da tiếp xúc, có những nguyên nhân và biểu hiện khá giống nhau. Dưới đây là nguyên nhân và biểu hiện của trẻ khi mắc bệnh:
Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ
- Chất kích ứng: Dạng viêm da này chiếm khoảng 80% các trường hợp viêm da tiếp xúc ở trẻ. Nguyên nhân là do da tiếp xúc với các chất kích ứng, làm tổn thương da và gây viêm ngứa. Các chất kích ứng phổ biến bao gồm chất tẩy rửa, độ ẩm từ chất thải nước tiểu..
- Chất dị ứng: Dạng viêm da này chiếm khoảng 20% các trường hợp viêm da tiếp xúc ở trẻ. Nguyên nhân là do da tiếp xúc với các chất gây dị ứng, khiến hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức và gây viêm ngứa. Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm màu thực phẩm, các sản phẩm chăm sóc da của trẻ.
- Di truyền: Bệnh có nguy cơ lây di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nếu bố mẹ bé mắc bệnh viêm da tiếp xúc, trẻ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh giống bố mẹ.
- Tuổi tác: Ở trẻ dễ mắc bệnh viêm da hơn người lớn, vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm hơn, nên dễ bị viêm da tiếp xúc hơn.
- Tình trạng da khô: Da trẻ rất dễ bị khô, bong tróc, vì thế nó cũng là tình trạng khiến trẻ dễ bị viêm da tiếp xúc hơn.
- Môi trường sống: Trẻ em thường xuyên tiếp xúc môi trường không khí ô nhiễm, bẩn sẽ tạo điều kiện vi khuẩn, virus xâm nhập gây ảnh hưởng viêm da ở trẻ và những bệnh lý khác.
Biểu hiện bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ
Bệnh viêm da tiếp xúc thường biểu hiện ban đầu là các tổn thương da xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tái phát nhiều lần và tiến triển thành mãn tính. Các vùng da thường bị tổn thương nhất là da mặt, da đầu, khuỷu tay, bàn tay, đùi và xung quanh miệng ở trẻ lớn.
Các biểu hiện của viêm da tiếp xúc ở trẻ rất đa dạng và dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm da khác. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát kỹ các biểu hiện của trẻ để phát hiện bệnh sớm. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh:
- Trên da của trẻ bắt đầu có dấu hiệu viêm và có thể xuất hiện những nốt ban đỏ, có hình tròn hoặc hình dài, kích thước có thể to hoặc nhỏ không giống nhau.
- Tình trạng da xuất hiện dấu hiệu bị phù nề, da khô, bong tróc tại vị trí vùng da tổn thương.
- Khi bị viêm da tiếp xúc, trẻ luôn có cảm ngứa, các nốt mẩn đỏ sưng nhẹ và nóng rát.
- Bề mặt vùng da bị viêm bắt đầu có lớp sừng dày rất dễ phát hiện.
- Trẻ quấy khóc, vì khó chịu và trẻ có thể chà xát lên vùng da bị tổn thương khiến các nốt mụn bị vỡ và rò rỉ dịch vàng.
- Sau một thời gian ngắn tiếp xúc với chất gây dị ứng, các mụn nước trên da có xu hướng vỡ ra và hình thành vảy. Ngoài da da thô ráp lên và sần sùi ở vùng da bị tổn thương.
Trẻ bị viêm da tiếp xúc cần phải làm gì
Khi trẻ bị viêm da tiếp xúc, cha mẹ cần cho trẻ thăm khám và điều trị sớm. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ an toàn.
Sử dụng thuốc bôi ngoài da
Để biết trẻ bôi những loại thuốc nào vừa hiệu quả, không ảnh hưởng sức khỏe, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi khám. Dưới đây là thuốc bôi ngoài da cho trẻ mức độ nhẹ đến trung bình:
- Hồ nước: Dung dịch này được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc và các bệnh ngoài da khác. Nó có tác dụng làm sạch da, sát khuẩn nhẹ nhàng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Để sử dụng, cha mẹ dùng bông gòn hoặc tăm bông chấm vào dung dịch rồi thoa lên vùng da bị viêm của bé.
- Thuốc tím: Khi da bị viêm nhiễm, có thể sử dụng thuốc tím để sát trùng và giảm ngứa. Có thể thoa thuốc tím trực tiếp lên vùng da bị tổn thương hoặc pha loãng với nước để tắm cho bé.
- Thuốc bôi da chứa corticoid: Loại thuốc này có tác dụng làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch để chống lại các phản ứng dị ứng nặng. Đặc biệt, khi sử dụng các loại thuốc chứa corticoid cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Gel bôi da plasmaKare No5: Gel bôi da plasmaKare No5 là một sản phẩm chăm sóc da an toàn và hiệu quả cho trẻ bị viêm da tiếp xúc khi không chứa chất gây kích ứng da, nói không với việc chứa kháng sinh, cortoid, không chứa cồn. Sản phẩm này chứa Nano bạc TSN và các dược liệu thiên nhiên: dịch chiết lựu, dịch chiết Núc nác, chitosan có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa, ngăn ngừa tổn thương da lan rộng, giúp da lành nhanh và khỏe mạnh hơn.
Các loại thuốc đường uống chữa bệnh
Trong trường hợp bệnh viêm da tiếp xúc nghiêm trọng, ba mẹ có thể phải cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc giảm đau: Trẻ bị viêm da tiếp xúc có thể bị đau đầu, sốt. Để giảm đau và hạ sốt, bác sĩ sẽ chỉ định paracetamol theo từng loại thích hợp đối với từng độ tuổi và cân nặng của trẻ.
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp viêm nhiễm nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh cho trẻ. Ba mẹ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.
- Thuốc kháng histamin H1: Thuốc có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa, giúp da lành nhanh và tránh bị nhiễm trùng. Thuốc này tương đối an toàn cho trẻ em.
Chăm sóc tại nhà cho trẻ
Nếu bé mới bắt đầu dấu hiệu bệnh khởi phát, bạn có thể áp dụng một số cách dân gian tại nhà như sau:
- Áp dụng các bài thuốc dân gian, từ nguyên liệu thiên nhiên như: Lá khế, lá kinh giới, mướp đắng, lá chè xanh,..Những loại lá cây này đều có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, làm sạch da.
- Sử dụng mật ong: Với công dụng làm mềm da, dưỡng ẩm. Nhưng ba mẹ cần lưu ý mật ong sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi.
- Bôi rượu tỏi: Rượu, tỏi là gia vị quen thuộc, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng cải thiện một số bệnh ngoài da hiệu quả và bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ.
- Sử dụng kem dưỡng da không mùi, không chất bảo quản: Kem dưỡng da giúp giữ ẩm cho da và giảm ngứa. Nên chọn kem dưỡng da không mùi, không chất bảo quản, hoặc các thành phần có thể gây kích ứng da.
- Cho trẻ uống nhiều nước: Nước cung cấp đầy đủ, sẽ giúp trẻ có làn da mềm mại, có độ ẩm và điều hòa làn da tránh viêm da tiếp xúc.
Biện pháp phòng ngừa bệnh
Da trẻ em mỏng manh, dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc da trẻ hằng ngày để ngăn ngừa viêm da tiếp xúc ở trẻ.
- Tránh tiếp xúc với chất kích ứng hoặc chất gây dị ứng: Đây là biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh viêm da tiếp xúc tái phát. Cha mẹ cần chú ý đến những chất có thể gây kích ứng hoặc dị ứng da trẻ,
- Giữ cho da trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo: Da sạch sẽ và khô ráo sẽ giúp giảm nguy cơ viêm da tiếp xúc. Cha mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, không xà phòng. Sau khi tắm, nên lau khô da trẻ bằng khăn mềm.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ: Nên chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không mùi, không chứa chất bảo quản, không chứa cồn hoặc các thành phần có thể gây kích ứng da.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái: Quần áo rộng rãi, thoải mái giúp da không bị cọ xát và kích ứng thêm. Tránh mặc quần áo bó sát, quá dày hoặc quá cứng.
- Tăng cường sức đề kháng của trẻ: Trẻ có sức đề kháng tốt sẽ ít bị viêm da tiếp xúc hơn. Cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên.
- Không cho trẻ bị viêm da tiếp xúc ăn các loại thực phẩm gây dị ứng như thực phẩm chế biến sẵn, da của động vật, các loại hải sản gây dị ứng.
- Không để trẻ cào gãi mạnh: Cảm giác ngứa khiến trẻ có xu hướng cào gãi, chà xát lên vùng da bị viêm da tiếp xúc. Hành động này có thể làm vỡ mụn nước, gây nhiễm trùng, khiến bệnh khó chữa trị. Cha mẹ cần nhắc nhở trẻ không cào gãi, hoặc đeo bao tay cho trẻ sơ sinh để hạn chế tổn thương da.
- Che chắn bảo vệ da của trẻ: Da trẻ bị viêm da tiếp xúc rất dễ bị kích ứng, đặc biệt là bởi ánh nắng mặt trời. Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ra ngoài khi trời nắng gắt, sử dụng kem chống nắng chuyên dụng cho trẻ em, và mặc quần áo, mũ nón, kính râm để bảo vệ da trẻ.
Bài viết trên đây mang tính chất tham khảo và giúp cha mẹ áp dụng cho trẻ khi bị viêm da tiếp xúc nhẹ. Vì vậy, cha mẹ cần để ý và đưa bé tới viện thăm khám sớm và điều trị kịp thời, giúp bé nhanh chóng lành bệnh.