Bài viết “Viêm họng mất tiếng và những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia” cung cấp thông tin về nguyên nhân và các phương pháp điều trị cho tình trạng viêm họng mất tiếng. Chuyên gia y tế chia sẻ những lời khuyên hữu ích để giúp bạn khôi phục giọng nói một cách hiệu quả. Từ việc tự chăm sóc đến các phương pháp y tế, bạn sẽ tìm thấy những giải pháp hữu ích trong bài viết này để giảm bớt khó khăn trong việc nói chuyện và phục hồi sức khỏe họng của mình.
Mục lục
- 1. Nguyên nhân bị viêm họng mất tiếng
- 2. Viêm họng mất tiếng là dấu hiệu của bệnh gì?
- 3. Viêm họng mất tiếng có thể bị viêm thanh quản
- 4. Viêm họng mất tiếng do hạt xơ dây thanh
- 5. Viêm họng mất tiếng do ung thư thanh quản
- 6. Viêm họng mất tiếng do viêm họng đỏ
- 7. Ảnh hưởng của việc bị viêm họng mất tiếng
- 8. Giảm viêm họng mất tiếng cần làm gì?
- 9. Mẹo chữa viêm họng mất tiếng
- 10. Cách phòng tránh viêm họng mất tiếng
Nguyên nhân bị viêm họng mất tiếng
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm họng mất tiếng là do nhiễm trùng ở cổ họng lan rộng ảnh hưởng đến dây thanh quản – cơ quan tạo âm thanh. Ngoài ra, còn có thể do một số nguyên nhân sau:
- Nói nhiều, nói to trong hoạt động thời gian dài
- Do thói quen sinh hoạt xấu thường ngày: Uống nhiều nước lạnh, ăn nhiều thức ăn quá cay nóng, uống rượu bia, hút thuốc lá,….
- Viêm họng mất tiếng do biến chứng của một số bệnh khác: người bị ung thư thanh quản, Trào ngược thực quản dạ dày mạn tính,…

Viêm họng mất tiếng là dấu hiệu của bệnh gì?
Khi triệu chứng viêm họng mất tiếng đi kèm cùng như đau đầu, sổ mũi,….sé là dấu hiệu của các loại bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến có liên quan đến triệu chứng này:
Viêm họng mất tiếng có thể bị viêm thanh quản
Viêm thanh quản là tình trạng tổn thương, nhiễm trùng của dây thanh quản. Hầu hết các tình trạng nhiễm trùng là do nhiễm khuẩn virus, vi khuẩn gây ra. Những người cần phải hoạt động giao tiếp nhiều: hoạt náo viên, giáo viên, ….là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Triệu chứng đầu tiên có thể thấy khi bị viêm thanh quản là viêm họng, khàn giọng hoặc mất tiếng. Sau đó có thể kèm theo sưng hạch cổ, đau họng, ho dai dẳng. Nếu tình trạng viêm họng mất tiếng kéo dài hơn 2 tuần và có biểu hiện thêm các triệu chứng như sốt cao, khó thở,…thì phải đi khám ngay bởi bệnh có thể chuyển sang mãn tính và gây ra các bệnh nguy hiểm khác.

Viêm họng mất tiếng do hạt xơ dây thanh
Hạt xơ dây thanh hay còn gọi u xơ thanh quản. Đây được coi là biến chứng của tình trạng viêm thanh quản mãn tính kéo dài. Nhưng ngược lại, u xơ thanh quản lâu ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tiến triển của bệnh viêm thanh quản mạn tính.Bệnh hạt xơ dây thanh có tỉ lệ bệnh ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
- Khi bị các hạt xơ thanh quản khiến dây thanh quản không thể khép kín và dây thanh quản sẽ rung không đều gây nên khàn tiếng, mất tiếng. Ngoài ra, các hạt xơ thanh quản ma sát khi nói nhiều , la hét to khiến cổ họng sưng đau gây nên tình trạng viêm họng mất tiếng. Tuy nhiên, ở bệnh này thì triệu chứng mất tiếng thường nhiều hơn.
- Khi bị hạt xơ thanh quản cần phải đi thăm khám và có hướng điều trị tích cực sớm. Tránh những biến chứng nguy hiểm như ung thử thanh quản mặc dù tỷ lệ này rất ít xay ra.

Viêm họng mất tiếng do ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản thường có nguy cơ xảy ra ở những bệnh nhân trên 55 tuổi và nguy cơ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. Những người có nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với không khí bẩn, bụi mịn, chất hóa học nhiều… cũng là đối tượng có khả năng bị bệnh cao.
Triệu chứng ban đầu chỉ là khàn tiếng kéo dài, sau đó có thể chuyển thành viêm họng mất tiếng, ho ra máu. Bệnh này thường diễn biến âm thầm và rất khó phát hiện qua triệu chứng.

Viêm họng mất tiếng do viêm họng đỏ
Viêm họng đỏ thực chất là tình trạng viêm họng cấp tính ở họng hoặc amidan khiến cho toàn bộ niêm mạc họng có màu đỏ. Bệnh này thường gặp khi thời tiết giao mùa hoặc lạnh khiến vi khuẩn, virus tấn công cổ họng gây viêm.
Ngoài triệu chứng viêm họng mất tiếng thì bệnh còn kèm theo các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, sổ mũi,…và tình trạng mất tiếng cũng rất nhẹ.
Bệnh có thể thuyên giảm các triệu chứng rất nhanh nếu cơ thể có sức đề kháng cùng với chế độ điều trị, kiêng khem tốt.

Ảnh hưởng của việc bị viêm họng mất tiếng
Viêm họng mất tiếng là tình trạng thường gặp. Nó không chỉ khiến chúng ta khó chịu, mệt mỏi về mặt sức khỏe còn ảnh hưởng lớn đến giao tiếp, công việc, sinh hoạt hằng ngày. Nếu trường hợp này kéo dài còn có thể gây ra biến giọng khó hồi phục. Một số trường hợp nặng nề hơn, có thể gây ra mất khả năng nói.
Ngoài ra viêm họng mất tiếng lâu ngày còn có thể gây nên bệnh ung thư thực quản không được điều trị sớm.
Giảm viêm họng mất tiếng cần làm gì?
Giảm thiểu những ảnh hưởng mà viêm họng mất tiếng có thể đem lại, bạn nên làm một số điều sau:
Viêm họng mất tiếng hạn chế nói chuyện nhiều, la hét
Nói quá nhiều, la hét, nói to, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng mất tiếng. Vì vậy, để viêm họng mất tiếng thuyên giảm nhanh nhất chính là hạn chế nói chuyện nhiều, la hét. Sức khỏe là điều trên hết, nếu công việc của bạn phải giao tiếp nhiều hãy thử xin nghỉ 1-2 ngày để dây thanh quản được nghỉ ngơi. Tình trạng sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Viêm họng mất tiếng cần uống nhiều nước lọc ấm
Với những bệnh nhân bị viêm họng mất tiếng, sử dụng nước ấm sẽ cải thiện được các triệu chứng bệnh. Nước ấm làm tăng độ ẩm loãng dịch đờm và loại bỏ đi những vi khuẩn còn sót lại trong cổ họng, giảm đau rát họng. Theo các chuyên gia, mỗi ngày, nên uống khoảng 2,7 lít nước đối với nữ và 3,7 lít nước đối với nam mang lại tốt nhất cho cơ thể.
Viêm họng mất tiếng cần tích cực điều trị bệnh viêm họng
Viêm họng mất tiếng hầu hết là do nhiễm trùng vùng hầu họng. Để cải thiện tình trạng đau họng, mất tiếng, khàn tiếng nhanh chóng, bạn cần điều trị tốt viêm họng.Dưới đây là một số nhóm thuốc bác sĩ có thể kê cho bạn để giảm triệu chứng viêm họng mất tiếng. (Khi sử dụng các thuốc này đều cần có sự đồng ý của bác sĩ):
- Nhóm kháng sinh: Trong trường hợp bạn bị viêm họng, viêm thanh quản do vi khuẩn gây ra, bác sĩ có thể kê kháng sinh cho bạn. Nhóm thuốc này có tác dụng kìm hãm hay tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
- Nhóm thuốc giảm đau: hay dùng nhất là Paracetamol, có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau rát họng, hạ sốt nếu có.

Các triệu chứng có thể thuyên giảm sau 7- 10 ngày sử dụng, không được ngừng thuốc khi thấy hết các triệu chứng. Cần uống đủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Mẹo chữa viêm họng mất tiếng
Ngoài các cách trên, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian sau để cải thiện tình trạng viêm họng mất tiếng:
Ngậm chanh mật ong ( quất mật ong) giảm viêm họng mất tiếng
Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa cải thiện khả năng ức chế vi khuẩn, vi nấm, virus. Khi sử dụng mật ong chữa viêm họng mất tiếng, nó có thể hỗ trợ ức chế nhiễm trùng lan rộng. Ngoài ra, mật ong có khả năng thúc đẩy tái tạo lại niêm mạc hầu họng, dịu cổ họng.
Còn chanh hoặc quất đều chứa rất nhiều vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virus.

Cách thực hiện:
- Chanh thái lát hoặc quất cắt đôi để ráo
- Đem chanh hoặc quất đã cắt bỏ vào lọ và đổ 1 ít mật ong( Lượng mật ong ngập chanh hoặc quất đã cắt).Để trong vong 2-3 tiếng
- Khi sử dụng bạn nên ngậm từng lát chanh, quất để các dưỡng chất có thể thẩm thấu vào cổ họng.
Trà gừng giúp giảm viêm họng mất tiếng
Một ly nước gừng vào mỗi buổi sáng, tối có thể làm dịu ngay cơn đau rát cổ họng cả ngày. Trong gừng chứa Zingiberene và Zingiberol có tác dụng làm săn se niêm mạc bị tổn thương và các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Ngoài việc trị viêm họng mất tiếng, uống một ly trà gừng mỗi ngày cũng giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Cách thực hiện:
- Rửa sạch củ gừng tươi, cạo sạch vỏ và xát nhỏ thành miếng
- Sau đó đem hãm với nước sôi trong vòng 10-15 phút
- Có thể cho thêm 1 ít mật ong hoặc 1 ít muối biển vào trà để uống
Tuy nhiên không được sử dụng nước trà gừng nếu tình trạng viêm họng mất tiếng có kèm theo tình trạng sốt.
Lê hấp đường phèn giảm viêm họng mất tiếng
Lê hấp đường phèn là bài thuốc dân gian truyền miệng nhiều đời này, có tác dụng rất tốt trong việc giảm viêm họng mất tiếng, khàn tiếng.
Theo y học cổ truyền, lê có tác dụng nhuận phế, sinh tân, tiêu độc, thanh nhiệt, giảm đờm thường sử dụng trong các bệnh liên quan đến phế( phổi).Đường phèn có vị ngọt, tính mát giúp tiêu đờm , thanh nhiệt, nhuận phế.
Còn theo phân tích của khoa học hiện đại, trong lê có hàm lượng các chất oxy hóa, vitamin cũng như các dưỡng chất giúp cải thiện khả năng miễn dịch và hô hấp. Khi kết hợp lê và đường phèn có thể tăng tác dụng giảm viêm họng mất tiếng, khàn tiếng.

Cách thực hiện:
- Rửa sạch quả lê, cắt bỏ phần cuống và lõi hạt.
- Cho đường phèn vào trong phần vừa khoét
- Đem lê bỏ vào bát hấp cách thủy trong vòng 45 phút
- Để nguội sử dụng cả nước và cái của món
- Có thể dùng 1-2 quả /ngày
Cách phòng tránh viêm họng mất tiếng
Viêm họng mất tiếng có thể phòng tránh được dễ dàng khi bạn làm theo các điều sau:
- Bỏ hút thuốc lá và các chất kích thích: rượu bia, các thực phẩm quá cay, nóng… tránh tổn thương niêm mạc họng và dây thanh quản gây viêm họng mất tiếng.
- Uống nước đầy đủ, không nên uống nước quá lạnh, đồ uống có ga tránh trào ngược dạ dày thực quản gây kích thích niêm mạc thực quản, thanh quản và cổ họng tạo điều kiện viêm họng mất tiếng xảy ra.
- Giữ vệ sinh họng miệng sạch sẽ: Đánh răng ngày 2/lần, dùng chỉ nha khoa và sử dụng các súc họng miệng có tính diệt vi khuẩn, virus như nước súc họng Betadin, súc họng miệng PlasmaKare,…kiểm soát nhiễm trùng đường hô hấp tránh viêm họng mất tiếng.
- Hạn chế tối đa việc nói to, nói lớn tiếng, nói nhiều gây tổn thương dây thanh quản.
Như vậy,tình trạng viêm họng mất tiếng có thể phòng tránh cũng như điều trị nhanh khỏi với những chia sẻ từ bài viết. Để nhận thêm tư vấn bạn có thể liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi theo số 097 6648 102 hoặc 091 6648 102 để được tư vấn sớm nhất nhé!