Viêm lợi có mủ là bệnh nhiễm trùng nướu răng nặng, tiến triển từ viêm lợi mạn tính hoặc các bệnh răng miệng. Những cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà có thể cải thiện bệnh hoàn toàn ngay ở giai đoạn nhẹ và phòng ngừa nguy cơ biến chứng hiệu quả.
Mục lục
Tổng quan về bệnh viêm lợi có mủ
Viêm lợi có mủ là bệnh lý răng miệng có biểu hiện là nhiễm trùng lợi tạo thành các ổ mủ chứa vi khuẩn, dịch rỉ viêm, bạch cầu và tế bào chết quanh lợi, chân răng. Viêm lợi có mủ có thể tự phát hoặc tiến triển từ viêm lợi mạn tính.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người trưởng thành. Trong đó, viêm lợi có mủ ở trẻ em dễ trở nặng, gây mất răng và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ do đây là đối tượng có sức đề kháng yếu.
Dấu hiệu của viêm lợi có mủ
Viêm lợi có mủ dễ tiến triển nặng và có nguy cơ biến chứng cao. Vì vậy việc nhận biết triệu chứng bệnh để điều trị ngay từ giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng.
Các dấu hiệu của viêm lợi có mủ:
- Lợi viêm sưng tấy, phì đại, màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm.
- Có nốt mủ nổi lên ở lợi dính, ấn vào thấy chảy mủ đục, trắng hoặc vàng nhạt.
- Đau nhức nhiều, có thể đau buốt, đau lan sang 2 hàm.
- Lợi dễ chảy máu không tự chủ hoặc chảy máu dưới các tác động cơ học như chải răng, va chạm
- Tụt lợi, chân răng lộ dài hơn.
- Hơi thở hôi, miệng có vị đắng
- Răng yếu, có cảm giác lung lay nhẹ
- Người bệnh có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, nổi hạch bạch huyết vùng cổ.
Nguyên nhân gây viêm lợi có mủ
Nguyên nhân chính gây bệnh viêm lợi có mủ là các loại vi khuẩn. Vi khuẩn tồn tại ngay trong khoang miệng của người bệnh và gây khởi phát viêm lợi có mủ khi gặp điều kiện thuận lợi.
Các điều kiện thuận lợi gây viêm lợi mủ:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Viêm lợi mạn tính do đánh răng không sạch khiến thức ăn đọng lại trong kẽ răng, tạo mảng bám và gây mủ khi vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, đánh răng quá mạnh và dùng bàn chải cứng có thể gây tổn thương lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm và mưng mủ.
- Mắc các bệnh lý răng miệng: Tình trạng viêm nhiễm trong các bệnh viêm nha chu, viêm tủy răng có thể lan rộng gây viêm lợi, tạo các ổ áp xe chứa mủ trên lợi.
- Răng mọc lệch, sai khớp cắn: Các tình trạng này dễ bị viêm lợi có mủ hơn do tạo nhiều khe hốc cho thức ăn, cặn bã tích tụ và phát triển vi khuẩn.
- Dùng thuốc gây viêm lợi: Nifedipin, Felodipin, Cyclosporin, Misoprostol,…
- Rối loạn nội tiết: Mang thai, mãn kinh, stress,…
- Điều kiện khác: Ung thư, dùng thuốc suy giảm miễn dịch, mắc tiểu đường, HIV/AIDs, thiếu chất (Vitamin C, B3),…
Nguy cơ của bệnh viêm lợi có mủ
Bệnh viêm lợi có mủ xuất phát chủ yếu từ sự phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, nếu người bệnh không xử lý kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe.
- Mủ trong khoang miệng gây mùi hôi khó chịu, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và đời sống.
- Lợi áp xe và tích mủ gây tụt lợi, tiêu xương ổ răng và làm răng lung lay.
- Gây tiến triển viêm quanh răng, làm xô lệch răng, mất răng và tiêu xương hàm.
- Vi khuẩn xâm nhập từ ổ viêm vào các vùng hàm mặt gây nhiễm trùng, hoại tử. Vi khuẩn vào máu có thể gây nhiễm khuẩn các cơ quan khác, đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết gây suy đa tạng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Nguyên tắc điều trị viêm lợi có mủ
Viêm lợi có mủ là bệnh nhiễm khuẩn, vì vậy nguyên tắc điều trị chủ yếu là loại bỏ ổ nhiễm khuẩn, cải thiện triệu chứng và hạn chế tối đa các biến chứng cho người bệnh. Các hướng điều trị cụ thể:
- Súc miệng sạch sẽ bằng các dung dịch có tính sát khuẩn để loại bỏ mủ
- Dùng kháng sinh diệt khuẩn: sử dụng kháng sinh có phổ trên cả vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí trong khoang miệng.
- Chích rạch và làm sạch khối mủ (thực hiện tại các nha khoa)
- Điều trị triệu chứng bằng thuốc uống, thuốc bôi.
- Loại bỏ các yếu tố nguy cơ của bệnh như lấy cao răng, niềng răng, thay đổi thuốc, kiểm soát bệnh nền
- Nhổ răng khi viêm lợi mủ xuất phát từ răng khôn mọc lệch.
5 cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà
Viêm lợi có mủ nhẹ, được phát hiện sớm không cần dùng thuốc và tới nha khoa điều trị mà hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp sau đây:
Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn
Người bệnh có thể loại bỏ mủ viêm bằng các súc miệng với các dung dịch sát khuẩn. Biện pháp này sẽ giúp làm sạch các ổ vi khuẩn trong miệng, làm giảm các triệu chứng và hạn chế tiến triển của bệnh.
Ngoài ra, khi súc miệng, tác động của dòng nước sẽ giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa trong kẽ răng. Do vậy, các nha sĩ khuyến cáo người bệnh nên duy trì thói quen súc miệng với dung dịch sát khuẩn ngay cả sau khi khỏi bệnh để phòng ngừa tái phát viêm lợi và các bệnh răng miệng khác.
Các dung dịch sát khuẩn phổ biến nhất hiện nay thường sử dụng 2 hoạt chất Chlorhexidine và Povidone Iod. Hai hoạt chất này có đặc tính kháng khuẩn mạnh và ít gây tác dụng phụ toàn thân, tuy nhiên lại có mùi vị khó chịu. Do vậy, nhiều người khó duy trì được thói quen súc miệng thường xuyên, đặc biệt là những người nhạy cảm như trẻ em và phụ nữ có thai.
Nếu e ngại về mùi vị, người bệnh có thể chuyển sang sử dụng nước súc miệng họng chứa nano bạc. Nano bạc kháng khuẩn mạnh, đồng thời có cả tác dụng chống viêm, kích thích tái tạo mô và không có mùi vị, vì vậy người bệnh dễ sử dụng hơn. Ngoài ra, nano bạc còn giúp loại bỏ mảng bám và phòng ngừa tái phát viêm lợi, viêm nha chu, trong khi các hoạt chất khác không làm được.
Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của nano bạc, người bệnh nên chọn những sản phẩm chứa nano bạc đã được chuẩn hóa và chứng nhận bởi các cơ quan uy tín như súc miệng họng PlasmaKare chứa Nano bạc chuẩn hóa TSN.
Cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà bằng hoa cúc
Hoa cúc có tính mát giúp giảm viêm, đồng thời có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn rất tốt. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng hoa cúc trong điều trị viêm lợi có mủ.
Cách dùng hoa cúc chữa viêm lợi có mủ tại nhà:
- Đun trà hoa cúc và uống mỗi ngày 2 lần.
- Giã hoa cúc tươi hoặc cho vào máy xay với một ít nước, sau đó chắt lấy phần nước cốt ngậm trong miệng 10 phút, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà bằng tỏi
Tinh dầu tỏi chứa Allicin – hoạt chất được coi là kháng sinh tự nhiên với khả năng diệt khuẩn rất tốt, giúp đẩy lùi tình trạng viêm lợi có mủ cho người bệnh mà không gây tác dụng phụ.
Cách dùng tỏi chữa viêm lợi có mủ tại nhà:
- Bóc vỏ tỏi, rửa sạch và giã nát với muối và 2 thìa nước.
- Chắt lấy nước cốt sau khi giã. Súc miệng sạch sẽ sau đó thoa nước cốt tỏi vào vùng lợi mủ viêm.
- Giữ 5 – 10 phút rồi súc miệng và đánh răng lại. Người bệnh nên thực hiện 1 – 2 lần/ngày.
Cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà bằng gừng
Gừng với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn đã được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý tại nhà, trong đó có viêm lợi có mủ. Bên cạnh đó, các chất cay trong gừng giúp giảm mủ và khử mùi tốt cho người bệnh.
Cách sử dụng gừng trị viêm lợi có mủ tại nhà:
- Đắp gừng: Gừng cạo sạch vỏ, giã nát hoặc xay nhuyễn. Đắp phần gừng đã chế biến vào vùng lợi bị viêm và giữ 10 – 15 phút.
- Súc miệng bằng nước gừng: Đun gừng với nước và súc miệng 2 – 3 lần/ngày.
Dùng lá kinh giới chữa viêm lợi có mủ
Lá kinh giới không chỉ là loại rau thơm trong các bữa cơm hàng ngày mà còn có tác dụng trị liệu rất tốt. Tinh dầu trong lá kinh giới có tác dụng giảm sưng tấy, viêm lợi và tiêu mủ. Do vậy, dùng lá kinh giới là cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà rất tốt.
Cách dùng lá kinh giới trị viêm lợi mủ tại nhà:
- Đun lá kinh giới với nước muối loãng trong 15 – 20 phút.
- Để nguội nước, bỏ bã. Lấy nước lá kinh giới súc miệng 3 – 5 lần/ngày. Nên súc miệng trong ít nhất 2 tuần để thấy hiệu quả.
Lưu ý khi điều trị viêm lợi có mủ tại nhà
Những cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà nói trên có độ an toàn cao, dễ thực hiện và hiệu quả với trường hợp bệnh nhẹ, phát hiện sớm. Tuy nhiên, tác dụng của những cách này xuất hiện chậm hơn so với dùng thuốc, vì vậy người bệnh cần kiên trì trong quá trình điều trị.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể giảm viêm lợi có mủ như mong muốn khi áp dụng những cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà. Khi thấy có các dấu hiệu như bệnh không thuyên giảm, ổ mủ phát triển to và đau nhức tăng lên, người bệnh cần tới ngay các cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt để được bác sĩ xử trí kịp thời.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần duy trì kiêng khem trong ăn uống và chăm sóc răng miệng cẩn thận trong suốt quá tình trị viêm lợi có mủ tại nhà. Các biện pháp cụ thể:
- Làm sạch răng miệng với bàn chải mềm và nước súc miệng ít nhất 2 lần/ngày.
- Dùng chỉ nha khoa và bàn chải kẽ để làm sạch các kẽ răng, hạn chế tích tụ thức ăn và mảng bám.
- Ăn các thức ăn có thể chất mềm, lỏng để hạn chế gây đau khi nhai nuốt.
- Tránh ăn các thức ăn cay nóng, nhiều gia vị, đồ ăn cứng.
- Uống đủ nước
- Bổ sung Vitamin và khoáng chất thiết yếu thông qua thực phẩm bổ sung nếu cần.
Bệnh viêm lợi có mủ là một tình trạng viêm nhiễm thường gặp trong miệng, đòi hỏi sự chú ý và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan rộng của nhiễm trùng và tránh các biến chứng. Việc duy trì vệ sinh miệng và thường xuyên kiểm tra sức khỏe nha khoa có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh này.