Nướu (lợi) là bộ phận rất dễ bị nhiễm trùng dẫn đến nhiều bệnh lí răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bạn. Vì vậy nên cần có những biện pháp hiệu quả để chăm sóc nướu (lợi) luôn khỏe mạnh. Những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện việc đó dễ dàng tại nhà.
Bác sỹ nha khoa mách cách phân biệt nướu khoẻ mạnh và nướu viêm
Nướu (lợi) là một bộ phận cấu thành mô nha chu, có nhiệm vụ nâng đỡ răng và giúp răng đứng vững trên cung hàm. Nướu (lợi) bị tổn thương dẫn đến viêm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Viêm nướu (lợi) cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa nghiêm trọng. Ở độ tuổi nào mọi người đều có nguy cơ mắc các bệnh về nướu (lợi) nếu như không chăm sóc nướu (lợi) và vệ sinh khoang miệng đúng cách.
Mục đích lớn nhất của chăm sóc nướu (lợi) là giúp nướu (lợi) khoẻ mạnh. Khi khỏe mạnh nướu (lợi) nhạt màu hoặc có sắc tố melanin (thường ở các nhóm dân tộc có sắc tố cao). Mô nướu (lợi) chắc và phẳng, vẫn còn các đốm lấm tấm Đỉnh gai nướu (mô nướu giữa răng) có mũi nhọn hoặc hình chóp.Khi sờ nướu không đau và khôn có hiện tượng chảy máu.
Trong quá trình chăm sóc nướu (lợi) hàng ngày, bạn dễ dàng phát hiện các bệnh về nướu dựa trên các triệu chứng sau đây:
-
Nướu (lợi)đỏ, sưng hoặc mềm
-
Mất các đốm lấm tấm (có màu vỏ cam )
-
Nướu (lợi) bị đau và chảy máu trong hoặc sau khi đánh răng
-
Xuất hiện hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu.
-
Tụt nướu (lợi) chân răng
-
Răng lung lay hoặc xê dịch
-
Hình thành các túi sâu giữa răng và nướu
-
Tùy từng trường hợp nướu (lợi)có thể đau hoặc không đau
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về nướu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm nướu: di truyền, cách chăm sóc nướu và vệ sinh răng miệng chưa đúng, ảnh hưởng của các bệnh lý khác nhau trên cơ thể cho đến những thói quen xấu ảnh hưởng đén sức khỏe,…
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Chải răng không đầy đủ hay không sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng dễ làm nướu bị nhiễm trùng.Thức ăn sót lại phát triển hình thành nên các mảng bám trên răng. Sự tích tụ mảng bám giải phóng các chất độc hại gây hại cho nướu. Chăm sóc nướu khoẻ nhất định phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Nội tiết: một số thay đổi về nội tiết tố như khi mang thai, dậy thì, trong kì kinh nguyệt.. có thể làm các bệnh về nướu trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi điều trị các bệnh mạn tính như loãng xương, tiểu đường và rối loạn miễn dịch, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu. Đôi khi, chăm sóc nướu cẩn thận trong giai đoạn thay đổi nội tiết vẫn có thể gặp phải viêm nướu.
- Thuốc: Một số thuốc cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về nướu như phenytoin, cyclosporin và thuốc chẹn kênh canxi.
- Hút thuốc lá : Đây là một yếu tố gây viêm nướu. Không chỉ gây ra vấn đề trên đường hô hấp, gây viêm phổi, ung thư phổi mà thuốc lá còn làm giảm miễn dịch, làm nướu chậm lành vết thương khi có tổn thương.
- Di truyền: viêm nướu cũng hay gặp hơn ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình có người mắc bệnh về nướu.
Nha sỹ hướng dẫn 6 cách chăm sóc nướu tại nhà
Bệnh về nướu có thể phòng ngừa được tránh dẫn đến những hậu quả nặng nề. Hãy lưu ý 6 phương pháp chăm sóc nướu được các nha sỹ hàng đầu thế giới khuyến cáo dưới đây để có một bộ nướu tươi khỏe.
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày: Đánh răng sau mỗi bữa ăn giúp loại bỏ thức ăn và mảng bám giữa răng và nướu. Đừng quên lưỡi và má trong để tránh vi khuẩn tích tụ gây sâu răng. Chọn bàn chải có lông mềm để có hiệu quả chăm sóc nướu (lợi) và răng tốt nhất mà không gây tổn thương nướu. Chăm sóc nướu bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng chạy bằng pin hoặc điện giúp giảm viêm nướu và mảng bám hơn so với việc đánh răng bằng tay. Thay bàn chải thường xuyên định kì 3-4 tháng hoặc sớm hơn khi lông bàn chải bị tù.
- Chọn kem đánh răng chứa Flouride: Flouride luôn là tiêu chí hàng đầu khi bạn chọn kem đánh răng. Nó giúp răng thêm chắc chắn, làm giảm các vấn đề răng miệng, hay nướu. Hàm lượng Fluoride hàng ngày cần thiết để chăm sóc nướu răng khoẻ mạnh là khác nhau giữa người lớn và trẻ nhỏ. Hàm lượng Fluoride cần cho người lớn từ 1000 – 1500 ppm. Trong khi đó, đối với trẻ em, lượng cần dùng từ 200 -45 ppm. Fluoride thường sử dụng dạng Natri MonoFluoroPhosphate (MFP) 0.76% ( 100 g kem đánh răng chứa 0.76 g Natri MonoFluoroPhosphate (MFP) ứng với 0.1 g Fluoride). 1 số loại kem đánh răng chuyên cho sâu răng thường chứa lượng Fluoride cao hơn từ 0.13 – 0.15 g. Những loại này chỉ sử dụng trong chăm sóc nướu răng cho người lớn, không dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ những mảng bám giữa các kẽ răng nơi mà bàn chải không thể tiếp cận được. Bạn có thể dùng chỉ nha khoa trước hay sau đánh răng, ít nhất 1 lần/ngày
-
Sử dụng nước súc miệng: Súc miệng là bước vệ sinh và chăm sóc nướu quan trọng nhất nhưng hầu hết mọi người đều bỏ qua vì nghĩ không cần thiết. Nước súc miệng không chỉ giúp làm sạch răng, nướu mà còn loại bỏ thức ăn trong khoang miệng- điều mà kem đánh răng hay chỉ nha khoa không làm được. Hơn nữa những loại nước súc miệng chứa chất sát khuẩn còn ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm nướu. Bạn sẽ có một hơi thở thơm mát cùng với hàm răng chắc khỏe, nướu hồng tươi khi sử dụng nước súc miệng. 1 số hoạt chất kháng khuẩn tốt cho chăm sóc nướu như Nano Bạc Plasma, chiết xuất dược liệu, nước muối…
- Kiểm tra răng định kì: Hãy lên lịch đến kiểm tra răng 6 tháng /lần. Khi đến gặp nha sĩ răng của bạn sẽ được làm sạch mảng bám, loại bỏ cao răng- những nguyên nhân gây bệnh về nướu. Nha sĩ cũng sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bệnh về nướu để tìm cách giải quyết kịp thời trước khi chúng tiến triển thành viêm.
- Không hút thuốc lá: Thuốc lá thật sự rất độc hại đến sức khỏe của con người. Nó làm tăng nguy cơ khởi phát các vẫn đề về nướu, làm thâm nướu. Nếu bạn là người ý thức về chăm sóc nướu răng, hãy bỏ thuốc lá ngay.
Nướu của bạn sẽ luôn thật tươi khỏe nếu như bạn thực hiện đầy đủ và đúng những lưu ý đã nêu trên. Duy trì sức khỏe răng miệng là cách tốt nhất để giữ cho cơ thể khỏe mạnh khiến bạn luôn thoải mái vui tươi trong cuộc sống.
Xem thêm: Nước súc miệng chữa viêm nướu, chăm sóc nướu tốt nhất!