Ảnh hưởng của tình trạng kháng thuốc kháng sinh vươn tầm thế giới trở thành mối lo ngại lớn về sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nghèo đói là yếu tố then chốt khiến tình trạng kháng thuốc kháng sinh bùng nổ.
Mục lục
Kháng kháng sinh là gì?
Thuốc kháng sinh là thuốc dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn đột biến gen không phản ứng với thuốc.
Điều này dẫn đến việc điều trị bệnh nhiễm trùng không hiệu quả. Sau đó làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn và bệnh nhiễm trùng nặng hơn, có thể gây tử vong.
Sự xuất hiện của vi khuẩn đa kháng thuốc. Chẳng hạn như vi khuẩn gram âm kháng carbapenem, đã tác động đến việc điều trị các bệnh nhiễm trùng thông thường.
Những vi khuẩn này, thường được gọi là siêu vi khuẩn. Gây ra các bệnh nhiễm trùng không thể điều trị được bằng kháng sinh cũ. Cho thấy sự cần thiết phải tìm ra thuốc kháng sinh mới. Đặc biệt là thuốc kháng sinh điều trị cộng đồng vi khuẩn đa kháng thuốc.
Bất chấp nhu cầu ngày càng tăng, việc phát triển và cung ứng thuốc kháng sinh mới sụt giảm nghiêm trọng. Theo báo cáo năm 2019 của WHO, một vài kháng sinh đã được nghiên cứu để chống lại vi khuẩn đa kháng thuốc phổ biến.
Tuy nhiên, chỉ một số ít trong số đó là kháng sinh mới. Gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng khan hiếm thuốc kháng sinh mới trên toàn cầu.
Các yếu tố liên quan đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh
Vi khuẩn có được các đột biến di truyền theo thời gian và tiến hóa một cách tự nhiên. Để phát triển khả năng kháng lại các phương pháp điều trị đã có từ trước.
Những vi khuẩn kháng thuốc này có ở người, động vật, thực vật và trong môi trường. Chúng lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác, giữa người và động vật.
Yếu tố khiến tình trạng kháng thuốc kháng sinh bùng phát bao gồm:
- Sử dụng quá mức/lạm dụng thuốc kháng sinh.
- Tình trạng vệ sinh kém.
- Không thể tiếp cận được với thuốc kháng sinh có chất lượng tốt.
- Không kiểm soát được chi phí, sản xuất thuốc kháng sinh.
- Thiếu nhận thức và kiến thức về sử dụng kháng sinh hợp lý.
- Chấm dứt điều trị kháng sinh sớm.
Tác động của những yếu tố này càng nghiêm trọng hơn ở các nước có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. WHO đã công nhận nghèo đói là động lực chính dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.
Nghèo đói và kháng thuốc kháng sinh
Các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc gây ra rất khó điều trị. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các quốc gia có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Mặc dù tình trạng kháng thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Nhưng ảnh hưởng lớn ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, do liên quan đến nhiều yếu tố như:
- Thiếu kiểm soát chất lượng tại các đơn vị sản xuất thuốc kháng sinh.
- Thiếu quy định chăm sóc sức khỏe về sử dụng thuốc kháng sinh.
- Cung cấp thuốc không đủ chất lượng.
- Thiếu tiền để điều trị thích hợp.
- Cung cấp thuốc kháng sinh mà không cần kê đơn.
Thiếu quy định về chăm sóc sức khỏe
Thiếu sự quan tâm đến hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như kiến thức chưa đầy đủ dẫn đến việc sử dụng kháng sinh không hợp lý.
- Không giám sát tình trạng kháng thuốc kháng sinh, chậm phát hiện ra chủng kháng thuốc mới.
- Bán thuốc kháng sinh mà không cần đơn thuốc.
- Người kê đơn thuốc không được cập nhật kiến thức đầy đủ.
- Người bệnh ngừng uống kháng sinh nửa chừng do không đủ tiền để mua thuốc cho cả liệu trình điều trị.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh đứt quãng như vậy dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc.
Thiếu quy định về môi trường
Quản lý kém các yếu tố môi trường như nước, không khí, đất là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh truyền nhiễm.
Thiếu cơ sở hạ tầng để đảm bảo vệ sinh và vệ sinh không phù hợp cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp cận với nước sạch có thể làm giảm 60% nguy cơ mắc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Tương tự, chỉ duy trì vệ sinh tay có thể giảm 40% nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và sử dụng thuốc kháng sinh.
Không thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Các quốc gia có nền kinh tế nghèo thường thiếu nguồn lực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Dẫn đến việc không thể tiếp cận được các cơ sở chăm sóc sức khỏe phù hợp. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có trình độ và thuốc kháng sinh tốt.
Việc thiếu dịch vụ kiểm soát chất lượng tại các cơ sở sản xuất thuốc kháng sinh dẫn đến sản xuất thuốc không đạt tiêu chuẩn.
Trong bối cảnh này, các nghiên cứu được thực hiện ở các quốc gia đói nghèo đã xác định việc sản xuất thuốc giả với liều lượng hoạt chất dưới mức đảm bảo.
Yếu tố xã hội và văn hóa
Trong hoàn cảnh giáo dục kém và thiếu nhận thức, những người dân nghèo tin vào truyền thuyết, các tập tục văn hóa, thầy mo.
Để giảm thiểu chi phí điều trị, người bệnh không đi bác sĩ khi mắc bệnh nhẹ hoặc trung bình. Tất cả những yếu tố này làm tăng đáng kể nguy cơ kháng kháng sinh.
Thiếu sản xuất thuốc kháng sinh mới
Do nền kinh tế nghèo nàn, nhiều nước đang phát triển không thể cung cấp tài chính cho việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất thuốc. Yếu tố này càng làm tăng thêm nguy cơ kháng kháng sinh.
Bởi việc phát triển các loại kháng sinh mới. Và cải tiến kháng sinh cũ là cách hiệu quả nhất để chống lại tình trạng kháng thuốc. Việc giảm sản xuất thuốc mới làm cho các loại thuốc kháng sinh hiện có trở nên đắt hơn.
Cũng khiến người nghèo không đủ khả năng chi trả. Buộc người dân phải mua thuốc từ các quầy thuốc không được quản lý. Chủ yếu bán thuốc kém chất lượng.
Tất cả những yếu tố trên cùng làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh toàn cầu. Sử dụng kháng sinh hợp lý là góp phần ngăn chặn tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
BẠN LÀ MỘT PHẦN CỦA GIẢI PHÁP, HÃY DÙNG KHÁNG SINH CÓ TRÁCH NHIỆM!!