Kháng thuốc kháng sinh là một trong những yếu tố khiến vết thương chậm lành và tăng chi phí y tế, chăm sóc sức khỏe. Sử dụng kháng sinh không hợp lý là nguyên nhân chính gây kháng thuốc.
Mục lục
Để sử dụng kháng sinh hợp lý, cần hiểu rõ về nhiễm trùng vết thương, các loại vi khuẩn gây bệnh và cách chúng phản ứng với thuốc kháng sinh.
Các biện pháp ngăn chặn tình trạng kháng thuốc kháng sinh
Kiến thức này sẽ giúp đảm bảo rằng kháng sinh chỉ được sử dụng khi cần thiết và không khiến tình trạng kháng thuốc kháng sinh diễn tiến trầm trọng.
Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh khi không cần thiết
Để ngăn chặn sự xuất hiện của vi khuẩn kháng thuốc, các biện pháp sau đây rất hữu ích:
- Làm sạch vết thương: Vệ sinh vết thương sạch sẽ sẽ giúp loại bỏ độc tố và các tác nhân gây hại khác, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lành vết thương.
- Hạn chế sử dụng kháng sinh toàn thân: Kháng sinh toàn thân nên được sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng nặng, lan rộng. Việc lạm dụng kháng sinh toàn thân sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.
- Sử dụng kháng sinh đặc hiệu: Kháng sinh đặc hiệu sẽ tác động trực tiếp đến loại vi khuẩn gây nhiễm trùng, giúp điều trị hiệu quả hơn và giảm nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.
- Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm dựa trên tình trạng vết thương: Nếu không thể xác định được loại vi khuẩn gây nhiễm trùng, có thể sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm dựa trên tình trạng của vết thương. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh.
- Sử dụng kháng sinh bôi tại chỗ: Kháng sinh bôi tại chỗ có tác dụng tại chỗ, ít có khả năng gây ra tác dụng phụ toàn thân hơn so với kháng sinh toàn thân.
- Nghiên cứu kháng sinh mới: Các nhà khoa học đang nghiên cứu các loại kháng sinh mới có khả năng kháng thuốc thấp hơn.
- Nghiên cứu các phương pháp khác: Ngoài kháng sinh, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu các phương pháp khác để kiểm soát nhiễm trùng vết thương, chẳng hạn như các phương pháp vật lý, hóa học hoặc miễn dịch.
Các nhà khoa học đã chỉ ra mức độ nghiêm trọng của tình trạng kháng kháng sinh trong chăm sóc vết thương. Các mẫu cấy bệnh phẩm từ vết thương, đặc biệt là từ các vết thương mãn tính do suy mạch máu, cho thấy nhiều chủng vi khuẩn kháng lại các loại kháng sinh thông thường.
Tình trạng kháng thuốc này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng không đáp ứng với điều trị, kéo dài thời gian lành vết thương thậm chí dẫn tới tử vong.
Trong những trường hợp như vậy, việc nuôi cấy vi khuẩn trở thành một công cụ quan trọng để theo dõi sự xuất hiện của các chủng kháng thuốc trong cộng đồng.
Bác sĩ phẫu thuật, nhà vi sinh vật và các chuyên gia khác trong y học cộng đồng phải hợp tác để có được kết quả nuôi cấy sớm, cũng như sử dụng chúng để lựa chọn liệu pháp kháng khuẩn phù hợp.
Các nghiên cứu dịch tễ học tại địa phương cũng có thể cung cấp thông tin hữu ích về các chủng vi khuẩn kháng thuốc phổ biến trong khu vực.
Một quan niệm sai lầm phổ biến dẫn đến việc sử dụng kháng sinh quá mức trong các vết loét mãn tính không lành là do vết thương phục hồi chậm. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự của việc này là do máu lưu thông kém.
Vì vậy, việc tránh sử dụng kháng sinh ở nhóm bệnh nhân này có thể làm giảm đáng kể tình trạng kháng kháng sinh. Các phương pháp mới hơn và hiệu quả hơn đang được phát triển để điều trị các vết thương mãn tính.
Các phương pháp này tập trung vào việc loại bỏ màng sinh học và tạo điều kiện sinh lý ở vùng vết thương. Các phương pháp này có thể giúp vết thương lành nhanh hơn, từ đó giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh.
Ngăn chặn sự lây lan của các chủng kháng thuốc kháng sinh
Cần có biện pháp để cách ly chủng vi khuẩn kháng thuốc và ngăn chặn sự lây lan của chúng cho bệnh nhân, nhân viên y tế và cả cộng đồng. Bao gồm:
- Rửa tay và vệ sinh đúng cách sau khi tiếp xúc với bệnh nhân
- Cách ly bệnh nhân nhiễm trùng vết thương do vi khuẩn kháng thuốc
- Biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm từ người này sang người khác
- Đồ bảo hộ cá nhân
- Sử dụng riêng đồ giữa các bệnh nhân nhiễm khuẩn
- Xử lý chất thải cẩn thận và có biện pháp để tránh ô nhiễm môi trường
Các biện pháp trên phải được tiến hành triệt để để ngăn chặn vi khuẩn kháng kháng sinh lây lan trong và ngoài bệnh viện.
Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ trong chăm sóc vết thương
Không giống như kháng sinh toàn thân, thuốc kháng sinh tại chỗ hoạt động ở nhiều vị trí để ức chế hoặc tiêu diệt tế bào đích, và điều này có nghĩa là chúng ít bị kháng thuốc.
Vì vậy, việc sử dụng các chất bôi tại chỗ để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong vết thương là lựa chọn tiềm năng trong việc chăm sóc vết thương, làm giảm số lượng vi khuẩn mà không cần dùng đến kháng sinh.
Sử dụng kháng sinh tại chỗ là lựa chọn sáng giá nhưng đòi hỏi kinh nghiệm lâm sàng và vết thương phù hợp. Ví dụ, vết thương hở có mùi hôi có thể sử dụng kháng sinh dạng bôi, trong khi vết bỏng cần loại khác.
Đồng thời, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh tại chỗ cần đánh giá nghiêm ngặt. một tác dụng phụ nghiêm trọng đó là rối loạn tạo máu có thể gặp với một số chế phẩm thường được sử dụng.
Chất sát trùng từ bạc, cation và hợp chất amoni bậc bốn đều là những thuốc sát trùng da hiệu quả. Đã được chứng minh là hữu ích trong việc chăm sóc vết thương mà không cần sử dụng kháng sinh.
PlasmaKare – Tiên phong chất sát trùng với 2 hoạt chất sát trùng Nano bạc TSN và Sanicompound tự hào góp phần giúp giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong cộng động.
Tóm lại, thuốc kháng sinh chỉ nên sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn khi có chỉ định phù hợp. Và các thuốc sát trùng nên được ưu tiên hơn trong việc chăm sóc vết thương.
Điều này sẽ tạo ra các rào cản kháng khuẩn đồng thời làm giảm số lượng vi khuẩn trong vết thương và giảm nguy cơ kháng kháng sinh.
BẠN LÀ MỘT PHẦN CỦA GIẢI PHÁP, HÃY DÙNG KHÁNG SINH CÓ TRÁCH NHIỆM!!