Thời tiết giao mùa, trẻ nhỏ thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm họng. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng về việc dùng kháng sinh cho con. Thay vì sử dụng thuốc tây, các bài thuốc dân gian có thể là lựa chọn an toàn và hiệu quả để chữa viêm họng cho trẻ tại nhà. Vậy những bài thuốc chữa viêm họng cho bé đó là gì? Cùng Plasmakare khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1. Bài thuốc từ lá tía tô
- 2. Chữa viêm họng bằng lá diếp cá
- 3. Chữa viêm họng cho trẻ bằng tỏi nướng
- 4. Bài thuốc từ lá xương sông
- 5. Chữa viêm họng cho trẻ bằng chanh
- 6. Bài thuốc từ rễ cam thảo
- 7. Dùng gừng chữa viêm họng cho trẻ
- 8. Chữa viêm họng cho trẻ bằng lá hẹ
- 9. Dùng lê hấp táo tàu chữa viêm họng cho trẻ
Bài thuốc từ lá tía tô
Lá tía tô là một loại thảo dược quen thuộc trong Đông y và thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian. Loại lá này chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất, hạt chứa nước và protein, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Đặc biệt, tía tô rất tốt cho sức khỏe tai – mũi – họng nhờ vào vị cay, tính ấm, và các đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn, thanh lọc cơ thể, và bổ phế. Chính vì những đặc điểm nổi bật này, tía tô thường được lựa chọn để chữa viêm họng tại nhà cho bé.
Cách thực hiện bài thuốc chữa viêm họng từ lá tía tô
Cháo tía tô
Cháo tía tô không chỉ giúp kháng khuẩn và tiêu viêm mà còn rất tốt cho cổ họng của trẻ. Ăn cháo khi bị viêm họng không những làm dịu cơn đau họng, cải thiện sức khỏe hô hấp mà còn giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá tía tô
- Gạo nấu cháo
- 1 củ hành (bóc vỏ)
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch lá tía tô, thái nhỏ.
Bước 2: Nấu gạo thành cháo.
Bước 3: Khi cháo đã chín, thêm hành vào nồi để tăng hương vị.
Bước 4: Cuối cùng, cho lá tía tô vào nồi cháo, khuấy đều và nêm gia vị vừa ăn.
Bước 5: Ăn cháo khi còn nóng, nên thực hiện hàng ngày.
Chữa viêm họng bằng lá diếp cá
Diếp cá là một loại thảo dược thiên nhiên nổi bật với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng. Trong y học cổ truyền, diếp cá được biết đến với khả năng làm mát cơ thể, thanh nhiệt và hỗ trợ hạ sốt, đặc biệt phù hợp cho trẻ nhỏ đang mắc các triệu chứng viêm họng.
Cách thực hiện bài thuốc chữa viêm họng từ lá diếp cá
Uống nước lá diếp cá
Nước lá diếp cá giúp làm giảm triệu chứng viêm họng như đau họng và ho. Với tính kháng khuẩn và làm mát của diếp cá, bài thuốc này có thể giúp giảm viêm và cải thiện cảm giác khó chịu ở họng. Vì vậy, sử dụng bài thuốc chữa viêm họng cho bé từ nước diếp cá đều đặn hàng ngay có thể hỗ trợ nhanh chóng hồi phục sức khỏe của trẻ.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá diếp cá tươi
- 500 ml nước
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch lá diếp cá, để ráo nước.
Bước 2: Cho lá diếp cá vào nồi sạch. Đổ 500ml nước vào nồi và đặt lên bếp.
Bước 3: Đun sôi nước với lá diếp cá trong khoảng 10 phút. Đảm bảo nước sôi đều để các tinh chất từ lá diếp cá được tiết ra hoàn toàn.
Bước 4: Lọc qua rây hoặc vải sạch để loại bỏ xác lá diếp cá, chỉ giữ lại nước cốt.
Chia nước diếp cá thành 3 phần và cho trẻ uống vào buổi sáng, trưa và tối. Nên uống khi nước còn ấm để có hiệu quả tốt nhất.
Siro diếp cá chưng đường phèn
Bài thuốc này giúp làm giảm triệu chứng viêm họng, giảm ho và làm mát cơ thể. Đường phèn có tác dụng làm dịu cổ họng và tăng hiệu quả của diếp cá.
Nguyên liệu:
- 10 lá diếp cá
- 10 gram đường phèn
- 500 ml nước
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch lá diếp cá.
Bước 2: Đun sôi lá diếp cá với 500ml nước.
Bước 3: Khi nước còn lại khoảng 200ml, cho đường phèn vào khuấy đều.
Bước 4: Để nguội và lọc qua rây.
Chữa viêm họng cho trẻ bằng tỏi nướng
Chữa viêm họng cho trẻ bằng tỏi là một bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho bé có hiệu quả được truyền tụng lâu đời trong Đông y. Bài thuốc được đánh giá cao về tính an toàn, hiệu quả nhờ vào khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và loại bỏ độc tố của tỏi.
Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, đi vào kinh can, phế, tỳ và đại tràng, có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Thành phần chính của tỏi là allicin – một hợp chất sulfur có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, đặc biệt hiệu quả đối với các tác nhân gây viêm họng như vi khuẩn, virus. Ngoài ra, tỏi còn có khả năng tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh, từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục tự nhiên
Một trong những cách chế biến tỏi phù hợp cho trẻ em là nướng tỏi. Quá trình nướng làm giảm vị hăng, nóng của tỏi, giúp trẻ dễ dàng sử dụng hơn mà vẫn giữ được những dược tính quan trọng của loại thảo dược này.
Cách thực hiện:
Nguyên liệu:
- 3 – 4 tép tỏi (nên sử dụng tỏi ta, có kích thước nhỏ nhưng hàm lượng allicin cao hơn)
- Một ít nước ấm
Cách làm:
Bước 1: Cho 3 – 4 tép tỏi chưa lột vỏ vào chảo hoặc lò nướng ở nhiệt độ vừa phải. Nướng cho đến khi vỏ tỏi hơi cháy đen và nhân bên trong mềm dẻo.
Bước 2: Sau khi nướng, lột bỏ vỏ ngoài, sau đó cho phần tỏi đã nướng vào chén và nghiền nát.
Bước 3: Thêm vào chén tỏi nghiền một lượng nước ấm vừa đủ (khoảng 30 – 40ml), khuấy đều.
Cho trẻ uống nước tỏi đã pha 1 – 2 lần mỗi ngày. Lưu ý, nên cho trẻ uống sau bữa ăn và theo dõi phản ứng của trẻ để điều chỉnh liều lượng nếu cần thiết
Bài thuốc từ lá xương sông
Lá xương sông – Một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền, có vị cay, tính ấm, thường được sử dụng để chữa các bệnh về hô hấp, trong đó có viêm họng. Với đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm và long đờm, lá xương sông là một phương pháp an toàn và hiệu quả cho trẻ nhỏ, giúp làm dịu nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của viêm họng.
Để trị viêm họng cho trẻ, có thể sử dụng lá xương sông dưới dạng hãm hoặc hấp mật ong. Cách thực hiện rất đơn giản:
Lá xương sông hấp mật ong
- Bước 1: Lấy 2 – 3 lá xương sông tươi, rửa sạch, giã nhuyễn rồi trộn với một ít mật ong.
- Bước 2: Sau đó, hấp cách thủy trong khoảng 10 phút và để nguội.
Hỗn hợp này có thể cho trẻ ngậm hoặc uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày, giúp giảm đau họng, tiêu đờm và giảm viêm hiệu quả.
Hãm nước uống
Cách thực hiện như sau: Lấy một nắm lá xương sông, rửa sạch và đun với nước trong khoảng 10 phút.
Để nước nguội rồi cho trẻ uống từng ngụm nhỏ. Sử dụng đều đặn hàng ngày có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm sưng viêm và đẩy lùi triệu chứng ho.
Chữa viêm họng cho trẻ bằng chanh
Chanh tươi là một nguyên liệu quen thuộc trong nhiều gia đình, không chỉ dùng để chế biến món ăn mà còn được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Nhờ chứa hàm lượng acid citric dồi dào, chanh có khả năng làm loãng dịch đờm, giúp giảm cảm giác đau rát và vướng nghẹn ở cổ họng. Bên cạnh đó, vitamin C có trong chanh còn hỗ trợ giải độc, thanh nhiệt và tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus và vi khuẩn gây viêm họng.
Cách dùng chanh trị viêm họng cho trẻ tại nhà:
Ngậm chanh tươi
- Chuẩn bị 1 lát chanh tươi, tẩm nhẹ cùng một ít muối.
- Cho trẻ ngậm trực tiếp lát chanh và từ từ nuốt nước cốt chanh. Chanh và muối sẽ giúp làm sạch niêm mạc cổ họng, giảm sưng viêm và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Sau khoảng 10 phút, có thể nhả bỏ lát chanh. Đối với trẻ nhỏ không thích muối, mẹ có thể thay thế bằng một ít mật ong để dễ ngậm hơn.
Uống trà chanh mật ong
Bước 1: Vắt lấy nước cốt khoảng 2 quả chanh và hòa với 3 thìa mật ong nguyên chất.
Bước 2: Thêm 300ml nước ấm và khuấy đều hỗn hợp.
Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ khi trà còn ấm. Mật ong có tính kháng khuẩn và dưỡng ẩm, kết hợp cùng chanh giúp làm dịu các mô hầu họng bị tổn thương, giảm viêm nhanh chóng.
Chanh đào ngâm mật ong
Bước 1: Chuẩn bị 1kg chanh đào, 1 lít mật ong và khoảng 0.8kg đường phèn giã nát.
Bước 2: Ngâm chanh đào với nước muối trong 30 phút để loại bỏ tạp chất, sau đó cắt lát mỏng.
Bước 3: Xếp từng lớp chanh và rải đường phèn xen kẽ trong hũ thủy tinh, sau đó đổ mật ong vào và đậy kín.
Ngâm trong 3 tháng. Mỗi lần dùng cho trẻ 1 thìa nhỏ trước khi ăn, 2-3 lần mỗi ngày.
Chanh muối
Bước 1: Chuẩn bị 1kg chanh tươi, 1kg muối trắng, 3 thìa phèn chua.
Bước 2: Chanh tươi rửa sạch và ngâm với nước muối khoảng 30 phút. Sau đó đem chần qua nước sôi.
Bước 3: Để loại bỏ vị đắng ngâm với nước lạnh pha phèn chua qua đêm.
Bước 4: Xếp chanh vào bình thủy tinh và ngâm với nước muối đun sôi để nguội trong vòng 1 tháng.
Chanh muối có tác dụng làm sạch cổ họng, tiêu đờm và kháng khuẩn tự nhiên, phù hợp trong điều trị viêm họng cho trẻ. Khi dùng, lấy một quả chanh muối pha với nước ấm cho trẻ uống.
Bài thuốc từ rễ cam thảo
Trong Đông y, rễ cam thảo được coi là một thảo dược quý trong việc điều trị các vấn đề về viêm họng mãn tính. Được biết đến với khả năng làm dịu niêm mạc và giảm viêm, rễ cam thảo không chỉ hỗ trợ giảm đau mà còn giúp làm loãng dịch đờm, nhờ vào thành phần axit glycyrrhizic có trong thảo dược này.
Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rằng axit glycyrrhizic trong rễ cam thảo kích thích sự sản sinh dịch tiết ở phế quản, từ đó làm giảm độ đặc quánh của đờm và hỗ trợ cơ thể trong việc loại bỏ đờm một cách hiệu quả thông qua phản xạ ho. Tuy nhiên, việc sử dụng rễ cam thảo cần hết sức thận trọng do các tác dụng phụ tiềm ẩn của loại dược liệu này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú.
Cách dùng rễ cam thảo trị viêm họng cho trẻ:
Cách 1: Nhai trực tiếp rễ cam thảo
Cho bé nhai 1-2 lát cam thảo tươi hoặc khô. Lưu ý nhai và nuốt nước từ từ để các hoạt chất có trong rễ có thể thấm vào niêm mạc hầu họng.
Cách 2: Trà cam thảo
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 5g rễ cam thảo khô
Bước 2: Đun rễ cam thảo với 250ml nước sôi trong khoảng 15-20 phút.
Bước 3: Sau khi đun xong, lọc bỏ bã và chỉ giữ lại nước trà.
Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ khi trà còn ấm. Trong thời gian bị viêm họng, cho trẻ uống đều đặn 2-3 lần mỗi ngày để giúp làm dịu viêm amidan và giảm đau.
Dùng gừng chữa viêm họng cho trẻ
Theo y học cổ truyền, gừng hay sinh khương được coi là một trong những thảo dược quý với nhiều công dụng hữu ích trong việc điều trị viêm họng ở trẻ em. Gừng không chỉ có vị cay nồng và tính ấm, mà còn được biết đến với khả năng tán phong hàn, cầm ho và giảm đau hiệu quả. Nhờ vào các hợp chất như Gingerol, gừng có khả năng kháng viêm, ức chế virus và giảm đau tự nhiên, giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu như ho, đau rát họng, đờm ứ đọng và khàn tiếng.
Một số phương pháp sử dụng gừng tươi để hỗ trợ điều trị viêm họng cho trẻ, giúp giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục:
Ngậm gừng tươi
Cắt vài lát gừng tươi và ngậm chúng sát vào vùng hầu họng. Cảm giác cay nồng của gừng sẽ giúp làm loãng đờm và giảm ho, đau rát. Thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trà gừng với mật ong
Cắt lát một củ gừng tươi, đun với 250ml nước sôi trong 10-15 phút. Thêm một ít mật ong vào nước gừng đã nguội, khuấy đều và uống khi còn ấm. Uống 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt trước khi đi ngủ để giảm cơn đau họng và ho bùng phát vào ban đêm.
Ngậm gừng với muối
- Chuẩn bị: Rửa sạch gừng tươi, giã nát và trộn với muối tinh.
- Cách thực hiện: Ngậm hỗn hợp này trong miệng cho đến khi hết mùi vị, rồi nhả ra và súc miệng lại với nước ấm. Thực hiện hàng ngày liên tục trong vài ngày để giảm triệu chứng viêm họng một cách rõ rệt.
Chữa viêm họng cho trẻ bằng lá hẹ
Lá hẹ là một thảo dược phổ biến trong y học cổ truyền, được biết đến với nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, bao gồm viêm họng. Theo y học cổ truyền, lá hẹ có vị cay, tính ấm, giúp khu phong, tán hàn, giải độc và làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm.
Các bài thuốc chữa viêm họng cho trẻ bằng lá hẹ đơn giản tại nhà:
Siro lá hẹ
Bước 1: Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu gồm 1 nắm lá hẹ tươi, 200ml mật ong
Bước 2: Xay hoặc giã nhuyễn lá hẹ, sau đó lọc lấy nước cốt và trộn với mật ong tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.
Bước 3: Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ cho đến khi sánh lại thành siro.
Để nguội và cho trẻ uống 1 thìa cà phê siro 2-3 lần/ngày
Nước sắc lá hẹ
- Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ tươi, 500ml nước.
- Cách thực hiện: Lá hẹ rửa sạch và cắt nhỏ. Sau đó cho lá hẹ vào nồi và đổ khoảng 500ml nước vào. Đun sôi hỗn hợp trên lửa nhỏ trong khoảng 15-20 phút. Khi nước đã sôi, tắt bếp và lọc bỏ bã lá hẹ. Để nước sắc nguội bớt đến nhiệt độ ấm, sau đó cho trẻ uống.
Dùng lê hấp táo tàu chữa viêm họng cho trẻ
Quả lê kết hợp với táo đỏ là một bài thuốc dân gian hiệu quả trong việc giảm đau họng, đặc biệt phù hợp cho trẻ nhỏ. Theo y học cổ truyền, lê có vị ngọt, hơi chua và tính mát, giúp tiêu đờm, thanh nhiệt và nhuận phế. Đồng thời, táo đỏ với công dụng bồi bổ sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
Cách thực hiện lê hấp táo tàu để trị viêm họng cho bé:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: 1 quả lê to, 1 ít táo đỏ, 2-4 quả táo đỏ, vài lát gừng, mật ong hoặc đường phèn.
Bước 2: Sơ chế:
- Rửa sạch quả lê và nạo bỏ phần ruột.
- Cắt gừng tươi thành sợi nhỏ.
- Cắt táo đỏ thành miếng nhỏ.
Bước 3: Chế biến:
- Đặt gừng, táo đỏ và một ít mật ong hoặc đường phèn vào trong quả lê đã được chuẩn bị.
- Cho lê đã nhồi vào nồi hấp hoặc nồi chưng cách thủy.
- Đun với lửa nhỏ trong khoảng 15 – 20 phút cho đến khi lê mềm.
Cho trẻ ăn khi còn ấm. Bài thuốc này không chỉ giúp giảm triệu chứng viêm họng mà còn giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ và hỗ trợ phục hồi nhanh chóng. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn 1-2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là tổng hợp các bài thuốc chữa viêm họng cho trẻ từ dân gian. Những phương pháp tự nhiên này không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho bé một cách an toàn. Áp dụng và theo dõi để thấy sự cải thiện của bé các mẹ nhé!
>>>Xem thêm: