Miệng thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích, chẳng hạn như hút thuốc lá, có thể dẫn đến tình trạng leukoplakia (bạch sản niêm mạc miệng). Thường thì bác sĩ có thể phân biệt bạch sản miệng với các mảng trắng lành tính khác trong miệng thông qua việc khám trực tiếp. Do bản chất tiền ung thư của bạch sản miệng, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết để loại trừ khả năng ung thư.
Mục lục
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa bạch sản miệng là “mảng trắng chủ yếu trên niêm mạc miệng không thể xác định rõ ràng về mặt lâm sàng hoặc bệnh lý so với bất kỳ rối loạn nào khác”. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích các triệu chứng, thời điểm cần gặp bác sĩ và các yếu tố nguy cơ của bệnh. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ đề cập đến cách các chuyên gia y tế chẩn đoán và điều trị bạch sản miệng.
Triệu chứng Bạch sản niêm mạc miệng
Bạch sản niêm mạc miện gây ra các mảng trắng và vệt trắng xuất hiện trên niêm mạc miệng. Đôi khi, các tổn thương có thể có những chấm nhỏ màu đỏ nhạt. Những mảng và vệt trắng thường không gây đau. Tuy nhiên, những người có các bệnh lý khác, bao gồm ung thư, có thể cảm thấy đau và hơi rát.
Bạch sản niêm mạc miệng thường phát triển ở những vị trí sau:
- Mặt trong của má
- Nướu răng
- Dưới lưỡi, đáy miệng
- Trên bề mặt lưỡi
Trong một số trường hợp, các mảng bạch sản niêm mạc miệng cũng có thể ảnh hưởng đến các vùng khác trên cơ thể, thường gặp nhất là ở bộ phận sinh dục.
Khi nào cần gặp bác sĩ để tầm soát Bạch sản niêm mạc miệng
Mặc dù nhiều trường hợp xuất hiện các mảng trắng trong miệng là vô hại, tuy nhiên nếu bạn phát hiện bản thân có mảng trắng trong miệng vẫn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra toàn diện và phòng ngừa sớm nhất có thể. Những mảng trắng này đôi khi có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư, nên cần được điều trị kịp thời.
Mặc dù Bạch sản niêm mạc miệng không phải là ung thư, các chuyên gia thường xem tình trạng này là tiền ung thư. Đôi khi, các khối u miệng phát triển trong những mảng Bạch sản niêm mạc miệng dai dẳng, đau đớn hoặc nghiêm trọng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm toàn cầu có khoảng 657.000 người được chẩn đoán mắc ung thư miệng.
Mọi người nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra ung thư miệng nếu nhận thấy các triệu chứng sau:
- Mảng trắng có nốt sần, vùng đỏ nhô cao
- Bướu trắng có nốt đen hoặc đỏ
- Mảng có kết cấu không đều
- Đau hoặc khó khăn khi ăn, nuốt hoặc cử động hàm
- Loét kéo dài hơn 2 tuần mà không lành
- Thay đổi mô xung quanh trong miệng
- Đau tai
Nguyên nhân gây nên Bạch sản niêm mạc miệng
Với hầu hết người mắc Bạch sản miệng, kích ứng dai dẳng, chẳng hạn như do thuốc lá, dường như là nguyên nhân chính gây nên. Tổn thương kéo dài trên niêm mạc miệng có thể gây ra hiện tượng tăng kích thước và dày lên của lớp da. Sự dày lên này có thể là do tăng sừng hóa (hyperkeratosis) – dày lớp ngoài của da – cũng như sự xuất hiện của các tế bào da bất thường.
Ngoài Bạch sản niêm mạc miệng, còn có một số nguyên nhân khác gây ra các mảng trắng vô hại trong miệng. Bao gồm:
- Linea alba của niêm mạc miệng: Phát triển do sự cọ xát hoặc áp lực của răng lên da miệng.
- Nốt bọt xốp trắng: Thường xuất hiện từ khi còn nhỏ tuổi và lành tính.
Hiện chưa có nguyên nhân đơn lẻ hoặc rõ ràng nào gây ra Bạch sản miệng. Sử dụng thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào là yếu tố ảnh hưởng phổ biến nhất đến sự phát triển của bệnh. Người hút thuốc có nguy cơ mắc Bạch sản miệng cao gấp 6 lần.
Nhìn chung, bất kỳ tổn thương hoặc kích ứng dai dẳng nào ở các mô miệng đều có thể làm tăng nguy cơ mắc Bạch sản niêm mạc miệng. Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tiến triển của Bạch sản miệng bao gồm:
– Virus papilloma ở người (HPV): Có thể làm tăng nguy cơ của Bạch sản miệng tiến triển thành ung thư miệng.
– Vệ sinh răng miệng kém
– Thói quen cắn má hoặc lưỡi
– Uống quá nhiều rượu
– Nhai trầu và cau nhiều
– Bạch sản niêm mạc miệng lông: Thường gặp ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Người mắc HIV và virus Epstein-Barr (EBV) có thể phát triển Bạch sản niêm mạc miệng lông.
Chẩn đoán và điều trị Bạch sản niêm mạc miệng
Bác sĩ thường chẩn đoán Bạch sản miệng bằng cách loại trừ tất cả các nguyên nhân có thể khác. Điều này thường bao gồm khám thực thể và xem xét tiền sử bệnh của người bệnh.
Nếu nghi ngờ Bạch sản niêm mạc miệng, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết để loại trừ ung thư, như:
- Sinh thiết bằng bàn chải miệng: Bác sĩ sử dụng một bàn chải nhỏ, xoay để lấy tế bào từ các mảng trắng trong miệng. Sau đó, họ sẽ gửi các tế bào đi kiểm tra.
- Sinh thiết cắt bỏ: Bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ các mảng Bạch sản miệng để kiểm tra. Chuyên gia tai, mũi, họng thường tham gia vào quá trình điều trị tại thời điểm này.
Nếu kết quả không thấy dấu hiệu ung thư, bác sĩ thường khuyên người bệnh ngừng sử dụng thuốc lá và các chất kích thích. Nếu các mảng trắng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh có thể cần phẫu thuật cắt bỏ Bạch sản miệng.
Bác sĩ khuyến cáo nên tái khám thường xuyên đối với trường hợp Bạch sản miệng kéo dài. Nếu Bạch sản niêm mạc miệng đã khỏi, người bệnh có thể cần kiểm tra hàng năm. Khi các mảng trắng phát triển do các tình trạng như HIV, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus.
Nếu bác sĩ phát hiện các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư, họ sẽ tiến hành các xét nghiệm bổ sung để xác định mức độ của bệnh. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào loại tế bào hiện có.
Giải đáp và phòng ngừa Bạch sản niêm mạc miệng
Bệnh nào cũng có thể ngăn ngừa, phòng trừ và giảm khả năng gây bệnh nếu biết cách phòng trừ từ sớm, dưới đây là gợi ý từ chuyên gia để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình khỏi bạch sản miệng.
Phòng ngừa Bạch sản niêm mạc miệng
Thực hành vệ sinh răng miệng tốt và tránh các hoạt động gây tổn thương hoặc căng thẳng niêm mạc miệng là cách dễ nhất để kiểm soát và ngăn ngừa Bạch sản niêm mạc miệng.
Trước tiên người bệnh cần thay đổi một số thói quen như:
- Ngừng sử dụng các sản phẩm thuốc lá và chất hút khác dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm thuốc lá, xì gà, thuốc lá điện tử, cần sa, đinh hương,…
- Giảm hoặc ngừng uống rượu bia. Uống quá nhiều rượu bia có thể kích thích niêm mạc miệng.
- Tránh các sản phẩm kem tẩy trắng răng có hạt mài, nước súc miệng có cồn hoặc chất oxy hóa mạnh.
- Kiểm tra răng giả, niềng răng,… thường xuyên để tránh cọ xát gây kích ứng.
- Hạn chế uống nước, ăn thức ăn quá nóng hay quá cứng gây tổn thương niêm mạc miệng.
Ngoài ra, người bệnh nên áp dụng thêm một số phương pháp như:
- Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế thức ăn cay, nóng, nhiều gia vị.
- Thực hành quan hệ tình dục an toàn. Sử dụng bao cao su hoặc màng ngăn miệng để giảm nguy cơ lây truyền HPV.
- Thực hiện tự kiểm tra miệng thường xuyên và khám răng định kỳ để phát hiện sớm các thay đổi bất thường.
- Chăm sóc răng miệng cẩn thận và khoa học. Sử dụng bàn chải đánh răng mềm mại, đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng phù hợp.
Một trong những giải pháp hiệu quả cho tình trạng bạch sản miệng mà bạn có thể tham khảo thêm là sử dụng nước súc miệng PlasmaKare đều đặn 2-3 lần mỗi ngày. Trong nước súc miệng PlasmaKare chứa thành phần nano bạc chuẩn hóa kết hợp với acid tanic độc quyền từ Innocare Pharma đã được nghiên cứu, chứng minh hiệu quả trên lâm sàng và được đăng trên tạp chí Y khoa Quốc Tế. Nước súc miệng PlasmaKare mang đến những ưu điểm vượt trội:
- Tiêu diệt 100% vi khuẩn, virus gây bệnh, hiệu quả với cả các chủng đã kháng thuốc.
- Kháng viêm, làm dịu cổ họng tức thì, giảm nhanh cơn ho hay đau rát tại họng.
- Phục hồi niêm mạc bị tổn thương. tránh được các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài.
- Khử mùi hôi miệng nhờ hiệu quả diệt khuẩn, phục hồi tổn thương tránh việc tích tụ vi khuẩn. Và quan trọng nhất là nano bạc TSN có tác dụng phân hủy các hợp chất chứa Lưu huỳnh trong khoang miệng – nguyên nhân chính gây mùi hôi.
Đặc biệt súc họng miệng PlasmaKare với các thành phần lành tính, chọn lọc kĩ càng nên đảm bảo an toàn tuyệt đối. Sản phẩm phù hợp cho cả những đối tượng nhạy cảm nhất như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hay đang cho con bú. Đây cũng là sản phẩm đang được hàng nghìn bệnh nhân cũng như bác sĩ tai mũi họng đầu ngành lựa chọn và tin dùng.
Câu hỏi và giải đáp về Bạch sản miệng
Hỏi: Bạch sản niêm mạc vùng sinh dục có nguy cơ chuyển thành ung thư không?
Trả lời: Bác sĩ thường chẩn đoán Bạch sản niêm mạc miệng như một tổn thương tiền ung thư. Tuy nhiên, khi xuất hiện ở vùng sinh dục, tình trạng này có thể phức tạp hơn.
Mặc dù Bạch sản niêm mạc vùng sinh dục cũng có thể là tiền ung thư, nhưng nó ít phổ biến hơn và dễ nhầm lẫn với các bệnh tiền ung thư khác như loạn sản nội biểu bì âm hộ.
Bạch sản niêm mạc miệng thường liên quan đến kích ứng dai dẳng, phổ biến hơn do hút thuốc lá, nhai thuốc lá hoặc các vấn đề về răng miệng. Trong khi đó, ở vùng sinh dục, các yếu tố như nhiễm HPV và thay đổi nội tiết tố đóng vai trò lớn hơn trong các tổn thương tiền ung thư.
Vì vậy, điều quan trọng nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Họ có thể chẩn đoán chính xác các mảng trắng ở vùng sinh dục của bạn và xác định nguy cơ ung thư liên quan. Dựa trên chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị và theo dõi phù hợp.