Hằng năm, cứ mỗi khi đến thời điểm mùa mưa là dịch bệnh sốt xuất huyết ở nước ta lại bùng lên mạnh mẽ. Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn gây ra và người bệnh khi bị lây nhiễm sẽ bị nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng. Vậy những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết là gì và có cách nào để phòng chống bệnh hay không? Chúng ta hãy đi tìm câu trả lời trong nội dung bài viết sau đây.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết gây ra rất nhiều biến chứng cho cơ thể và các bác sĩ chuyên khoa đã liệt kê ra một số biến chứng nguy hiểm và hay gặp nhất sau đây.
Biến chứng suy tim, thận do bệnh sốt xuất huyết
Một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh sốt xuất huyết đó là suy tim, suy thận. Biến chứng này dễ dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy gan, đột quỵ… và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân
- Do tình trạng xuất huyết liên tục trong cơ thể, làm rối loạn hệ thống tuần hoàn nên dẫn đến suy tim. Khi tim không đủ sức bơm máu, dịch huyết tương xuất hiện liên tục sẽ khiến màng tim bị tràn dịch, gây ứ đọng. Điều này khiến tim và hệ thống tuần hoàn phải hoạt động hết công suất để bài tiết bớt huyết tương. Đồng thời không được cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng do thiếu máu làm ảnh hưởng nghiêm trọng, gây suy giảm, xuất huyết cơ tim.
- Ngoài ra, các cơn sốt cao do sốt xuất huyết mang lại có thể làm tổn thương các mạch máu có trong thận. Điều này khiến cho thận cũng phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu nên có thể dẫn đến tình trạng suy thận cấp. Triệu chứng suy thận của bệnh sốt xuất huyết sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi do cơ thể bị suy nhược.
Biến chứng xuất huyết não do bệnh sốt xuất huyết
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết chính là gây xuất huyết não khiến người bệnh đau đầu nghiêm trọng.
- Đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết là giảm tiểu cầu và nếu bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nó không chỉ gây ra những hậu quả như: suy giảm sức khỏe, trí thông minh vĩnh viễn, hôn mê sâu, sống đời sống thực vật mà thậm chí còn có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Biến chứng sốc do mất máu trong bệnh sốt xuất huyết
Sốc do mất máu cũng là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết vì nó sẽ khiến cơ thể kiệt quệ, sốt cao dài ngày, cơ thể vã mồ hôi, nôn nhiều… nếu như không có các biện pháp điều trị kịp thời.
- Nguyên nhân gây nên biến chứng mất máu của bệnh sốt xuất huyết là dô virus làm tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô đặc máu đến một ngưỡng nhất định sẽ gây sốc khiến máu bị đẩy ra ngoài. Từ đó gây ra các triệu chứng xuất hiện vết mẩn nhỏ trên da ở khắp cơ thể. Sau đó bệnh nhân sẽ chảy khá nhiều như chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu ở vết thương hở…
Biến chứng tràn dịch màng phổi do bệnh sốt xuất huyết
Trong các biến chứng do sốt xuất huyết thì tràn dịch màng phổi là nặng nhất rất vì nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại những di chứng nặng nề sau này cho người bệnh.
- Trong giai đoạn đầu của bệnh sốt xuất huyết thì bệnh nhân cần phải truyền dịch để bù lại lượng nước và điện giải đã mất tránh hiện tượng cô đặc máu. Tuy nhiên, đến giai đoạn tiếp theo của bệnh, thì nó sẽ tăng tính thấm thành mạch, thoát dịch ra ngoài thì cần truyền dung dịch cao phân tử để kéo dịch trở lại lòng mạch. Đồng thời tăng cường đào thải dịch ra ngoài bằng các thuốc lợi tiểu.
- Nếu ở giai đoạn này vẫn truyền nhiều dịch và không tăng cường thải dịch ra ngoài thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ tràn dịch vào đường hô hấp, khiến viêm hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Nếu không nhanh chóng cấp cứu ngay, có thể đe dọa đến tính mạng.
Ngoài những biến chứng nói trên thì bệnh sốt xuất huyết còn gây nên nhiều biến chứng khác như: gây mù mắt đột ngột, xuất huyết trong dịch kính mắt, tụt huyết áp, đau đầu dữ dội, hôn mê.
Cách đơn giản để phòng bệnh sốt xuất huyết
Để tránh việc bị lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết thì chúng ta cần phải chủ động thực hiện một số biện pháp phòng bệnh hữu hiệu sau đây.
Phòng sốt xuất huyết bằng cách diệt muỗi, bọ gậy
Cách thức phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản nhất là chúng ta phải tiêu diệt được muỗi, bọ gậy, loăng quăng. Trong đó, việc diệt bọ gậy, loăng quăng là quan trọng nhất vì không có bọ gậy thì sẽ không có muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết từ người bệnh sang người lành. Theo đó thì người dân nên áp dụng các biện pháp diệt muỗi, bọ gậy, loăng quăng sau đây:
- Các điểm sinh sản cố định của muỗi có thể tìm thấy ở bể chứa nước, thùng chứa nước, bể nước treo, lu đựng nước các loại và các vật dụng chứa nước khác. Vậy nên bạn hãy đậy kín và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thay nước cho các dụng cụ chứa nước như thùng phi, chum vại… ít nhất 1 lần 1 tuần để loại bỏ loăng quăng, bọ gậy.
- Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thả cá vào trong nước để tiêu diệt bọ gậy vì cá là thiên địch của bọ gậy.
- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà và lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi sinh sôi, nảy nở.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, dọn rác và những khu vực ẩm ướt như nhà tắm, bồn rửa bát… vì đây là những nơi muỗi thích cư ngụ
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực quanh nhà: phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để hạn chế khu vực muỗi ẩn nấp.
Phòng sốt xuất huyết bằng chống muỗi đốt
Muỗi là tác nhân trực tiếp gây nên bệnh truyền nhiễm sốt xuất huyết bằng việc chích và hút máu trên cơ thể con người. Vậy nên chúng ta cần chú ý tránh việc bị muỗi đốt bằng các biện pháp sau đây:
- Phun thuốc diệt muỗi trong và ngoài nhà ngay khi có dịch hoặc theo thời gian của Bộ Y tế. Tốt nhất là nên phun thuốc diệt muỗi định kỳ vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa là tốt nhất.
- Ngoài ra, để đảm bảo công tác phun thuốc diệt muỗi có hiệu quả thì cộng đồng dân cư nên tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế cùng một lúc để tiêu diệt triệt để ổ muỗi tại khu dân cư rộng lớn.
- Có thể trồng cây sả trong phòng hoặc trồng quanh nhà vì sả có tác dụng đuổi muỗi rất tốt.
- Nên mặc trang phục che kín cơ thể, đeo bao tay, tất chân… khi có thể, nhất là khi chúng ta phải đi đến những nơi rậm rạp, nhiều cây cối có muỗi sinh sống.
- Luôn mắc màn, xua muỗi cẩn thận trước khi đi ngủ dù là ban ngày hay ban đêm. Đồng thời, bạn nên tẩm hóa chất chống muỗi vào rèm cửa, màn che để giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà.
- Ngoài các biện pháp tiêu diệt muỗi và ổ loăng quăng, bộ gậy của muỗi thì chúng ta còn có thể sử dụng nhang diệt muỗi, tinh dầu đuổi muỗi, bình xịt côn trùng để đốt, xông trong nhà.
- Hoặc các bạn có thể sử dụng các loại thuốc, kem bôi da chống muỗi, xịt đuổi muỗi để làm giảm hoạt động chích đốt của muỗi. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chống muỗi nhưng các bạn có thể tham khảo xịt da chống muỗi Plasma Kare. Đây là sản phẩm chống muỗi an toàn, không gây kích ứng da có tác dụng chống muỗi đốt và các loại công trùng khác rất tốt.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu được sự nguy hiểm của căn bệnh sốt xuất huyết này. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta đã nắm được cách để có thể phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, giúp bảo vệ bản thân và gia đình một cách tốt hơn.