PlasmaKare

Tiên phong nano bạc và chất sát trùng thế hệ mới cho da - niêm mạc

Giỏ hàng
Giỏ hàng ( 0 SP)

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0 đ
hotline-plasmakare
097 6648 102 091 6648 102
  • PlasmaKare
  • Sản phẩm
    • Các sản phẩm
    • Khuyến mại
    • Thương hiệu và công nghệ
  • Chăm sóc da
  • Chăm sóc tai mũi họng
  • Chăm sóc răng miệng
  • Tin tức
  • Videos
  • Điểm bán
  • Mua hàng
  • Phòng khám uy tín
    • Phòng khám Tai Mũi Họng uy tín
    • Phòng khám Nha khoa Uy tín
Trang chủ » Bản tin y tế » Bị sốt xuất huyết kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Bị sốt xuất huyết kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm có diễn biến rất nhanh và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Khi bị sốt xuất huyết thì người bệnh thường bị sốt cao nên cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Vậy bệnh nhân sốt xuất huyết kiêng gì là tốt nhất để cơ thể nhanh hồi phục? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây nhé.

Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây ra thông qua vết đốt của muỗi vằn Aedes. Trước khi tìm hiểu về vấn đề sốt xuất huyết kiêng gì thì các bạn cần phải chú ý một số vấn đề sau đây trong việc chăm sóc bệnh nhân người bệnh sốt xuất huyết:

  • Thường xuyên đo thân nhiệt để phòng bệnh nhân sốt cao hoặc có bất thường về thân nhiệt.
bi-sot-xuat-huyet-kieng-gi-de-nhanh-khoi-benh-1
Thường xuyên đo thân nhiệt để theo dõi sốt ở trẻ sốt xuất huyết
  • Khi bị sốt cao thì bạn nên dùng khăn ấm lau mát cơ thể bệnh nhân, đắp khăn ở vùng nách và bẹn để hạ sốt. Nên cho người bệnh sốt xuất huyết mặc quần áo thoáng mát, mỏng để tránh cho thân nhiệt tăng cao.
  • Chỉ nên cho bệnh nhân sốt xuất huyết dùng thuốc hạ sốt nếu như sốt trên 38.5 độ C trở lên và lưu ý là mỗi lần uống thuốc cần phải cách nhau ít nhất từ 4 – 6 tiếng/lần.
  • Ngoài ra, các bạn nên chú ý là chỉ nên dùng thuốc hạ sốt có thành phần Paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên dùng các loại thuốc như Aspirin hoặc Ibuprofen để hạ sốt vì những hoạt chất trong các loại thuốc này có khả năng gây xuất huyết tiêu hóa rất nguy hiểm. 
  • Bệnh nhân sốt xuất huyết nên uống thật nhiều nước để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước. Có thể uống nước Oresol (từ 2 lít/ngày) để bù điện giải cho cơ thể hoặc nước cam để bổ sung vitamin C cho cơ thể.
bi-sot-xuat-huyet-kieng-gi-de-nhanh-khoi-benh-2
Dùng oresol vị cam để bù nước cho trẻ dễ dàng hơn
  • Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý có vai trò rất lớn trong việc giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe hơn. Do đó mà người bệnh sốt xuất huyết nên ăn những thực phẩm giàu dưỡng chất như đạm, vitamin, khoáng chất để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên chú ý cho bệnh nhân dùng những thức ăn lỏng, dễ như cháo, súp… để tránh gây đầy bụng, nôn ói.
  • Nếu trong ngày thứ 4 – 7 mà người bệnh sốt xuất huyết có những triệu chứng bất thường như mệt lả, vã mồ hôi, đau bụng, nôn, khó thở, chảy máu chân răng, rong kinh… thì cần đưa ngay đến bệnh viện để điều trị ngăn ngừa biến chứng.
  • Sau khi ra viện thì bệnh nhân cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ khi muốn truyền dịch vì giai đoạn này cơ thể tái hấp thu dịch. Việc truyền dịch sẽ dẫn đến nguy cơ thừa dịch dễ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết kiêng gì?

Để tránh cho tình trạng bệnh nặng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì người bệnh sốt xuất huyết nên kiêng gì là tốt nhất. Thời gian điều trị và phục hồi sau sốt xuất huyết nhanh chậm tuỳ thể trạng từng người, tuy nhiên nếu kiêng khem chặt chẽ, bệnh sẽ sớm thuyên giảm và phục hồi sức khoẻ. 

Bệnh sốt xuất huyết kiêng ngâm mình trong nước quá lâu

Nhiều người quan niệm, sốt xuất huyết không nên tắm. Thực ra, khi bị sốt xuất huyết thì bệnh nhân có thể tắm rửa bình thường nhưng không nên tắm và ngâm người trong nước quá lâu. Chú ý là nên dùng nước ấm để tắm và gội đầu chứ không nên dùng nước lạnh vì nó có thể làm cho tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn. Nếu trong trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu thì bệnh nhân không nên kỳ cọ cơ thể quá mạnh khi tắm vì động tác này có thể gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ rất nguy hiểm.

Trong thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 thì người bệnh sốt xuất huyết chỉ nên dùng khăn ấm để lau người để tránh làm cho thành mạch giãn mạnh khiến tình trạng xuất huyết có thể trầm trọng hơn. 

bi-sot-xuat-huyet-kieng-gi-de-nhanh-khoi-benh-3
Người bị sốt xuất huyết kiêng ngâm mình lâu trong nước, chỉ nên lau người bằng nước ấm

Bệnh sốt xuất huyết kiêng không ăn đồ có nhiều chất béo

Trong chế độ ăn của người bệnh sốt xuất huyết cần phải hạn chế những đồ ăn có chứa quá nhiều chất béo từ mỡ động vật, đồ ăn chiên xào. Bởi vì những thức ăn này sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, chướng bụng, khó chịu cho người bệnh và dễ khiến họ bị nôn, ói.

bi-sot-xuat-huyet-kieng-gi-de-nhanh-khoi-benh-4
Các chất béo không được khuyến khích trong chế độ ăn của người bị sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết kiêng không ăn đồ cay nóng

Sốt xuất huyết kiêng gì? Câu trả lời chính là những đồ ăn cay nóng như: ớt, tiêu, cari… Vì lúc này, sức đề kháng của bệnh nhân sốt xuất huyết đã bị suy giảm, cơ thể bị suy nhược, không còn năng lượng. Việc ăn các món đồ cay nóng không chỉ khiến cho cơ thể của người bệnh mệt mỏi hơn mà còn làm cho bệnh thêm nặng hơn.

bi-sot-xuat-huyet-kieng-gi-de-nhanh-khoi-benh-5
Bị sốt xuất huyết kiêng đồ cay nóng giúp mau khỏi bệnh hơn

Bệnh sốt xuất huyết kiêng không ăn đồ ngọt

Các loại đồ uống có nhiều đường như: nước ngọt, mật ong… đều là những loại nước mà bệnh nhân sốt xuất huyết không nên dùng. Vì việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm hơn khiến bệnh càng nặng và lâu khỏi hơn. Ngoài ra, trà, cafe, rượu bia, thuốc lá… cũng là những thức uống có chứa chất kích thích có hại mà bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tuyệt đối không nên sử dụng,

bi-sot-xuat-huyet-kieng-gi-de-nhanh-khoi-benh-6
Kiêng đồ ngọt nếu đang bị sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết kiêng không ăn thực phẩm màu đen, nâu, đỏ

Những thực phẩm có màu sẫm như đen, nâu, đỏ như socola, gấc… cũng là những món ăn mà người bệnh sốt xuất huyết nên kiêng ăn. Bởi vì những món ăn này sẽ khiến cho phân người bệnh có thể bị nhuộm màu tối. Điều này sẽ khiến các bác sĩ khó phân biệt với phân có lẫn máu nếu như người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa.

Bên cạnh việc chăm sóc người bệnh, thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học thì các bạn cần phải nắm được những thông tin về việc sốt xuất huyết kiêng gì nói trên. Vì đây là yếu tố rất quan trọng trong việc giúp người bệnh nhanh khỏi bệnh và nhanh phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, người đã từng bị sốt xuất huyết vẫn có thể bị lại. Do đó, luôn áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình. 

Tham khảo ngay: Các biện pháp phòng chống muỗi tốt nhất

Xịt da chống muỗi PlasmaKare 100ml 2 IN 1: Chống muỗi, sát trùng giảm ngứa trị muỗi đốt

★★★★★★
Chia sẻ
kien-ba-khoang-dot-gel-plasmakare-no5
suc-hong-plasmakare-viem-amidan-hoc-mu-soi
Suc-hong-plasmakare-viem-hong-hat

Bài viết liên quan

Giải đáp: Bị bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?

sot-xuat-huyet-o-tre-em_13

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em 

benh-sot-xuat-huyet_1

Bệnh sốt xuất huyết và những thông tin cơ bản cần biết

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Danh mục tin tức
  • Chăm sóc răng miệng
  • Vệ sinh mũi họng
  • Chống muỗi – côn trùng
  • Chăm sóc da

Có thể bạn quan tâm

Món Quà Sức Khỏe PlasmaKare Mừng Ngày Mùng 8 Tháng 3

Món Quà Sức Khỏe PlasmaKare Mừng Ngày Mùng 8 Tháng 3

Núc nác và những bài thuốc dân gian chữa mụn nhọt tại nhà hiệu quả

Núc nác và những bài thuốc dân gian chữa mụn nhọt tại nhà hiệu quả

Hội chứng trào ngược họng thanh quản và cách xử lý

Hội chứng trào ngược họng thanh quản và cách xử lý

TS.BS Nguyễn Thị Quỹ (Nguyên Chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội) chia sẻ về súc họng miệng PlasmaKare

TS.BS Nguyễn Thị Quỹ (Nguyên Chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội) chia sẻ về súc họng miệng PlasmaKare

PGS. TS Nghiêm Thị Hà Liên chia sẻ về các chất sát trùng thế hệ mới

PGS. TS Nghiêm Thị Hà Liên chia sẻ về các chất sát trùng thế hệ mới

Giải pháp mới trong phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp từ chuyên gia

Giải pháp mới trong phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp từ chuyên gia

Một sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Innocare

Địa chỉ: số 558 Đường Quang Trung, Phường La Khê, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Điện thoại: 097 6648 102 | 091 6648 102

Email: innocare.group@gmail.com

Số ĐKKD: 0107860382

Đăng ký lần đầu: ngày 26 tháng 05 năm 2017

Cơ quan cấp:  Sở Kế hoạch đầu tư TP Hà Nội

Hướng dẫn mua hàng
  • Chính sách và thanh toán
  • Chính sách vận chuyển, giao nhận
  • Chính sách bảo hành và đổi trả
  • Chính sách bảo mật thông tin
PlasmaKare - Chăm sóc Sức khoẻ & Sắc đẹp bằng Plasma Bạc

Copyright © 2020 PLASMAKARE.VN All rights reserved.

↑