Betadine súc họng là thuốc được dùng để điều trị các bệnh viêm, nhiễm khuẩn răng miệng cũng như dự phòng trước và sau phẫu thuật. Tuy nhiên việc sử dụng nước súc họng Betadine đúng cách không phải ai cũng biết. Trong bài viết bài chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng xung quanh việc sử dụng Betadine trong chăm sóc răng miệng.
Mục lục
- 1. Thành phần và chỉ định của Betadine súc họng
- 2. Cơ chế của thuốc Betadine súc họng
- 3. Cách dùng Betadine súc họng đúng cách
- 4. Nước súc họng Betadine có dùng hàng ngày được không?
- 5. Ưu nhược điểm của nước súc họng Betadine
- 6. Betadine súc miệng có nuốt được không?
- 7. Betadine súc họng có dùng được cho bà bầu không?
- 8. Betadine súc miệng cho trẻ em được không?
- 9. Đối tượng không sử dụng nước súc miệng Betadine
Thành phần và chỉ định của Betadine súc họng
Nước súc họng Betadine có thành phần chính là Povidone iod 1%. Đây là chất sát trùng được sử dụng để điều trị các tình trạng viêm, nhiễm khuẩn răng miệng, họng. Thuốc Betadine súc họng được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Điều trị trong các trường hợp viêm và nhiễm khuẩn tại miệng và họng. Nó có công dụng trong việc điều trị các tình trạng như viêm amidan, viêm họng, viêm lợi, viêm loét miệng, loét áp tơ, cảm cúm hoặc nhiễm nấm Candida.
- Dự phòng trước và sau các phẫu thuật như sau khi cắt amidan hoặc sau các thủ thuật về nha khoa. Nó có tác dụng trong việc tiêu diệt vi khuẩn và nấm, giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây nhiễm trùng trong miệng và họng.
- Sử dụng định kỳ nhằm vệ sinh khoang miệng, giúp giữ vệ sinh và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong miệng.
Cơ chế của thuốc Betadine súc họng
Là phức hợp giữa iod và polyvinylpyrrolidone, Povidon – iod sau khi sử dụng sẽ giải phóng ra iod và đem lại tác dụng kháng khuẩn, nấm, virus. Dưới đây là cơ chế tác dụng của Povidone – iod:
- Iod tự do sau khi được giải phóng sẽ phản ứng với các nhóm thiol (-SH), -OH của các acid amin trong enzyme và protein dẫn đến tiêu diệt và bất hoạt chúng.
- Phức hệ của Povidone – iod sẽ được giải phóng dần dần tháng iod tự do, tham gia phản ứng với cơ chế như trên.
Hầu hết, quá trình vi sinh vật bị tiêu diệt trong khoảng 15-30 giây. Do đó thời gian súc miệng nên từ 30-60 giây.
Cách dùng Betadine súc họng đúng cách
Dưới đây là cách sử dụng nước súc miệng Betadine đúng cách trong điều trị và chăm sóc răng miệng:
- Lấy 20-30ml dung dịch Betadine súc họng (mỗi nắp 15ml). Có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:2.
- Trong trường hợp dùng để dự phòng thì cần súc miệng trong khoảng 30 giây x 4 lần/ngày.
- Trong điều trị bệnh lý về răng miệng thì cần súc họng trong khoảng 2 phút và dùng 4 lần mỗi ngày.
Betadin hiện có 2 dạng bào chế là Betadin dạng súc họng và xịt họng Betadin. Người bệnh có thể lựa chọn theo mong muốn của bản thân.
Nước súc họng Betadine có dùng hàng ngày được không?
Betadine súc miệng được khuyên dùng để giảm đau họng tạm thời và các bệnh nhiễm trùng răng miệng khác. Có thể dùng hàng ngày trong thời gian không quá 14 ngày cho mỗi đợt điều trị. Và chỉ súc miệng tối đa 4-5 lần mỗi ngày. Nói chuyện với bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện sau một thời gian sử dụng Betadine súc miệng.
Ưu nhược điểm của nước súc họng Betadine
Dưới đây là một vài điểm về dung dịch Betadine súc miệng:
Ưu điểm của Betadine súc miệng
Với thành phần chính là chất sát khuẩn Povidone – iod, nước súc miệng Betadine đem lại những ưu điểm sau:
- Tác dụng kháng khuẩn: Betadine có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn, virus trong khoang miệng. Từ đó hỗ trợ cải thiện các bệnh lý tại họng, miệng do vi khuẩn, virus gây ra.
- Dùng dự phòng: Betadine có thể được sử dụng để dự phòng trước và sau các phẫu thuật tại họng miệng như các thủ thuật nha khoa hay cắt amidan,…
Nhược điểm của dung dịch Betadine súc miệng
Tuy nhiên, thuốc súc họng Betadine cũng có những nhược điểm sau:
- Màu nâu và có thể gây ố vàng: Betadine có màu nâu, khi sử dụng có thể làm ố vàng răng và các bề mặt khác trong miệng. Điều này có thể làm mất thẩm mỹ và tạo cảm giác không thoải mái.
- Mùi vị khó chịu, dễ gây buồn nôn khiến vì vậy khó sử dụng cho người nhạy cảm với mùi vị. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân khó tuân thủ điều trị và không muốn sử dụng sản phẩm này.
- Khả năng làm lành vết loét: PVP-I có tác dụng kém hơn so với Nano bạc.
- Tác dụng tiêu diệt virus và bào tử yếu, không tiêu diệt được màng Biofilm.
- Chỉ sử dụng trong thời gian điều trị, không được khuyên dùng hàng ngày trong thời gian dài.
- Tác dụng phụ và dị ứng: Một số người có thể có phản ứng dị ứng hoặc kích ứng da khi sử dụng Betadine. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như đỏ, sưng, ngứa, hoặc khó thở, cần ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Betadine súc miệng có nuốt được không?
Việc nuốt nước súc miệng Betadine hoặc sử dụng trong thời gian dài không được khuyến cáo do chứa iod. Điều này có thể gây hấp thụ iod vào máu, gây khó chịu cho dạ dày và có thể dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và tác động tiêu cực đến hệ thống tuyến giáp. Do đó, hạn chế sử dụng Betadine trong miệng và họng chỉ cho mục đích súc miệng, họng và không nuốt sản phẩm.
Betadine súc họng có dùng được cho bà bầu không?
Trong giai đoạn thai kỳ hoặc cho con bú, việc sử dụng Betadine súc miệng cần được sự chỉ định của bác sĩ. Đồng thời sử dụng ở liều thấp nhất, do iod có thể qua được hàng rào nhau thai và sữa mẹ. Vì vậy cần thận trọng với các đối tượng này khi dùng Betadine súc họng để điều trị bệnh răng miệng.
Betadine súc miệng cho trẻ em được không?
Nước súc họng Betadine không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi do Povidone – iod có thể khiến cho trẻ bị thiểu năng tuyến giáp tạm thời. Đối với trẻ lớn hơn 6 tuổi, có thể sử dụng nước súc họng thì cần phải kiểm tra chức năng tuyến giáp, đặc biệt là ở những nơi có chế độ ăn thiếu iod cũng như có xu hướng bướu cổ.
Đối tượng không sử dụng nước súc miệng Betadine
Bên cạnh 2 nhóm đối tượng trên, những trường hợp dưới đây cũng cần chú ý trước khi sử dụng nước súc miệng Betadine:
- Mẫn cảm với iod, Povidone hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào trong sản phẩm.
- Người bị cường giáp do sự hoạt động quá mức của tuyến giáp hoặc các bệnh lý khác liên quan đến tuyến giáp.
- Trước và sau khi tiếp xúc với iod phóng xạ hoặc trong quá trình điều trị iod phóng xạ cho ung thư biểu mô tuyến giáp. Cần tránh sử dụng Betadine trong vòng 4 tuần trước khi thực hiện phóng xạ bằng iod trong bệnh ung thư biểu mô tuyến giáp.
- Bệnh nhân điều trị bằng lithium.
Trên đây là thông tin về Betadine súc họng cũng như những lưu ý khi sử dụng để điều trị, chăm sóc răng miệng. Việc sử dụng không đúng cách, quá liều lượng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Và một sản phẩm súc họng chân ái mọi người có thể tham khảo thêm là súc họng miệng PlasmaKare. Với thành phần nano bạc chuẩn hóa kết hợp acid nanic độc quyền từ Innocare Pharma, súc họng miệng PlasmaKare có khả năng tiêu diệt 100% vi khuẩn, virus cũng như vi nấm gây bệnh tại họng, miệng. Đồng thời giúp khử mùi hôi miệng, giảm nhanh triệu chứng ho hay đau rát họng. Với hương vị dịu nhẹ, không chứa kháng sinh, không cồn dễ dàng sử dụng và phù hợp với cả trẻ từ 1 tuổi, phụ nữ có thai hay đang cho con bú. PlasmaKare được đánh giá cao không chỉ bởi người tiêu dùng mà còn là lựa chọn của rất nhiều bác sĩ tai mũi họng đầu ngành hiện nay.
Hy vọng bài viết trên đây mang lại các thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cả gia đình. Để được tư vấn trực tiếp các bệnh về sức khỏe hô hấp từ các dược sĩ chuyên môn. Bạn có thể gọi đến hotline 0976.648.102 hoặc 0916.648.102.