Viêm họng là bệnh thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh có thể lây lan ngay cả trong thời gian ủ bệnh. Chi tiết thông tin về bệnh viêm họng, bí kíp phòng ngừa viêm họng ở trẻ nhỏ không dùng thuốc có trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Viêm họng ở trẻ em hay viêm hầu là tình trạng viêm các mô và cấu trúc họng với các triệu chứng điển hình như đau rát họng, khó nuốt, nuốt đau, miệng có mùi hôi, khản tiếng hay lạc giọng..
Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ có thể là nhiễm vi khuẩn, virus hoặc các tổn thương gây sưng niêm mạc họng.
- Viêm họng ở trẻ gây ra bởi virus gọi là viêm họng do virus. Viêm họng ở trẻ em là một trong những bệnh lý phổ biến nhất đặc biệt là trẻ mắc bệnh bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm gây ra bởi virus Epstein-Barr, viêm họng do virus cúm thường, cúm mùa, H5N1, H1N1..
- Viêm họng ở trẻ gây ra bởi vi khuẩn gọi là viêm họng do vi khuẩn, thường do liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm A. Viêm họng ở trẻ cũng có thể do vi khuẩn tại miệng hoạt động mạnh lan xuống họng và gây viêm…
- Một số tác nhân khác như khô miệng, viêm mũi xoang, nhiễm lãnh cũng gây kích ứng gây sưng đỏ niêm mạc họng sau đó trở thành viêm họng do nhiễm trùng họng thứ phát.
Chuyên gia chỉ ra lý do vì sao trẻ hay bị viêm họng.
Trẻ có thể bị viêm họng do lây bệnh từ người khác hoặc do bản thân hệ miễn dịch của trẻ còn quá yếu ở trước các tác động từ môi trường sống,
- Viêm họng ở trẻ do lây bệnh từ người khác: Bệnh viêm họng ở trẻ có thể lây ngay cả trong thời gian ủ bệnh, lúc này bệnh chưa biểu hiện triệu chứng. Trẻ có thể bị viêm họng có thể lây cho trẻ khi có người bị bệnh ho hoặc hắt xì khi tiếp xúc với trẻ. Bệnh viêm họng cũng có thể lây qua việc ăn chung, uống chung đồ ăn, đồ uống. Bệnh lây lan mạnh ở những môi trường đông người như trường học, nơi công công hay ở nhà. Do đó, trẻ rất dễ viêm họng.
- Viêm họng do miễn dịch kém: Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biết trẻ dưới 7 tuổi chưa hoàn thiện. Các tác nhân gây viêm họng như vi khuẩn, virus (như cúm mùa, cúm thường… Epstein -Barr), gió lạnh, khô miệng, viêm mũi xoang…có thể tác động và gây viêm họng cho trẻ. Đặc biệt, tình trạng lạm dụng kháng sinh từ khi còn rất nhỏ khiến hệ miễn dịch càng kém, cùng với tình trạng nhờn thuốc khiến viêm họng ở trẻ càng dễ mắc, trầm trọng, khó chữa khỏi và dễ tái phát.
Phân loại các dạng phổ biến của viêm họng ở trẻ Việt
Viêm họng ở trẻ em gồm có viêm họng cấp và viêm họng mạn với các biểu hiện và nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, bệnh dạ dày, các tác dụng hít phải qua đường thở…
Bệnh viêm họng cấp tính
Hầu hết các trường hợp, bệnh viêm họng ở trẻ thể cấp tính thường tự khỏi mà không cần điều trị. Những nguyên nhân gây viêm họng cấp tính bao gồm:
- Nhiễm virus, tương tự như virus cảm lạnh, cúm mùa…Các virus cũng gây viêm họng ở trẻ em do kích thích các phản ứng viêm tại chỗ.
- Nói quá nhiều hoặc quá to: Nói quá nhiều và quá to khiến thanh quản và các mô tế bào niêm mạc họng sưng to, rát. Từ đó, tạo điều kiện cho những vi sinh vật khu trú tại họng của trẻ phát triển và gây nhiễm trùng và gây nên viêm họng ở trẻ.
- Nhiễm khuẩn, tình trạng này ít phổ biến nhất
Bệnh viêm họng mãn tính
Nếu viêm họng ở trẻ kéo dài hơn 3 tuần được coi là viêm họng mãn tính. Viêm họng mãn tính thường do các nguyên nhân như tiếp xúc với hóa chất, bụi bặm trong thời gian dài. Viêm họng ở trẻ nhỏ thể mãn tính có thể gây tổn thương các dây thanh âm gây giong khàn, âm thanh đục…Những nguyên nhân phổ biến gây viêm họng mãn tính ở trẻ bao gồm:
- Hít phải các chất hóa học, khói bụi, khói thuốc lá, các chất gây dị ứng gây kích ứng niêm mạc họng và gây viêm họng ở trẻ.
- Trào ngược axit hay còn gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Nói nhiều hoặc hét nhiều: Trẻ em rất hiếu động và rất thích trao đổi mọi thứ với âm lượng lớn gây sưng, phù nề thanh quản và các mô niêm mạc họng.
- Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm: Những trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiếm nấm có nguy cơ bị viêm họng cao hơn
- Nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm ký sinh trùng làm tăng nguy cơ bị viêm họng ở trẻ em
- Liệt dây thanh âm do tổn thương thần kinh sau khi phẫu thuật, tổn thương ngực, cổ, ung thư, rối loạn thần kinh hoặc một số bệnh khác
- Dây thanh âm đóng không chặt: Dây thanh âm đóng không chặt có thể gây viêm họng ở trẻ nhỏ
Bí kíp phòng ngừa viêm họng ở trẻ nhỏ từ bác sỹ nhi khoa
Để phòng ngừa viêm họng ở trẻ và cải thiện bệnh không cần dùng thuốc, PGS.TS Nguyễn Văn Bàng ( Đại học Y Hà Nội) khuyến cáo 1 số nguyên tắc quan trọng như giữ ấm cơ thể, vệ sinh mũi họng, tránh các tác nhân nhiễm trùng, vệ sinh miệng họng và điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt cho con.
Tránh để trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên
Trẻ con chưa có nhận thức về biểu hiện ốm của người xung quanh. Do đó, để phòng ngừa viêm họng ở trẻ, cha mẹ cần chủ động giúp con hạn chế tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Trẻ cũng dễ bị nhiễm trùng trong các điều kiện thay đổi thời tiết, môi trường. Do đó, tăng cường miễn dịch là biện pháp tốt nhất để hạn chế viêm họng ở trẻ nhỏ. 1 số sản phẩm tăng cường miễn dịch từ thiên nhiên, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
Giữ ấm cổ để phòng ngừa viêm họng ở trẻ
Giữ ấm cổ rất quan trọng. Nếu bị cổ bị nhiễm lạnh sẽ gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe hô hấp như viêm họng ở trẻ em.
Giữ ấm cổ để phòng ngừa viêm họng cho trẻ bằng cách sử dụng khăn chắn gió khi cho trẻ đi đường, sử dụng khăn quàng cổ khi có gió lạnh; hạn chế cho trẻ sử dụng nước đá, kem lạnh… hoặc ngồi quá lâu trong phòng điều hoà, đặc biệt là tránh điều hoà thốc thẳng gió vào trẻ.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có khả năng làm sạch và giảm viêm đường thở của con từ đó ngăn ngừa viêm họng ở trẻ và các bệnh hô hấp. Nước muối sử dụng phải là nước muối sinh lý 0.9% đạt tiêu chuẩn chất lượng và có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo. Tuyệt đối không tự pha nước muối rửa mũi cho con vì có thể gây khô mũi, chảy máu và kích ứng mũi nếu nồng độ vượt ngưỡng cho phép.
Vệ sinh miệng họng cho trẻ hằng ngày
Vệ sinh họng miệng hằng ngày rất quan trọng, đặc biệt với những người bị viêm họng. Súc miệng họng giúp loại bỏ các vi khuẩn, virus gây viêm họng có nguy cơ gây nhiễm trùng miệng họng từ đó phòng ngừa viêm họng hiệu quả. Bố mẹ có thể vệ sinh họng miệng cho trẻ bằng cách cho trẻ súc miệng bằng nước muối hoặc các loại súc miệng họng chuyên dụng mỗi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.
1 số hoạt chất kháng khuẩn trong nước súc miệng họng an toàn và hiệu quả với trẻ nhỏ như Nano Bạc Plasma, TSN hoặc 1 số loại chiết xuất thảo dược tự nhiên…
Uống nhiều nước chống giảm triệu chứng viêm họng ở trẻ em
Uống nhiều nước giúp làm loãng dịch nhầy trong cổ họng và dễ loại bỏ hơn. Nước lọc hoặc các loại nước hỗ trợ giảm triệu chứng đau rát và phòng ngừa viêm họng cho trẻ:
- Trà mật ong chanh: Tính axit của chanh rất tốt trong việc làm loãng dịch nhầy trong cổ họng, còn mật ong có tác dụng bảo vệ cho cổ họng của trẻ.
- Trà gừng: Trà gừng giúp làm ấm bằng tinh dầu gừng, giảm viêm hỗ trợ viêm họng ở trẻ rất tốt
Ăn một chế độ ăn đa dạng
1 chế độ ăn khoa học có thể tăng đề kháng giúp trẻ phòng ngừa viêm họng. Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ và các loại hạt nguyên cám do chúng có chứa một số loại vitamin thiết yếu như vitamin A, vitamin E, vitamin C. Những loại thực phẩm này cũng giúp bảo vệ lớp niêm mạc họng. 1 số loại súp như giúp gà nấm rất tốt cho trẻ bị viêm họng.
Tránh hắng giọng
Hắng giọng xấu nhiều hơn là tốt do điều này khiến cho các dây thanh âm bị rung lên bất thường có thể gây sưng họng. Hắng giọng cũng khiến cho họng tiết nhiều dịch nhầy hơn và càng khiến trẻ ngứa họng.
Bệnh viêm họng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Bệnh thường mất từ 3-5 ngày để hồi phục đối với cả viêm họng do vi khuẩn hoặc viêm họng do virus. Nếu cần thiết bố mẹ có thể cho trẻ uống những loại thuốc dưới đây để điều trị viêm họng:
- Acetaminophen: Acetaminophen có tác dụng giảm đau, bố mẹ có thể mua ngoài hiệu thuốc mà không cần đơn kê của bác sĩ. Lưu ý, acetaminophen có thể gây tổn thương gan nếu không sử dụng đúng cách.
- NSAIDs: Các loại thuốc NSAID như ibuprofen có công dụng làm giảm đau và giảm sưng. Bố mẹ có thể mua ngoài hiệu thuốc mà không cần đơn kê của bác sĩ. NSAID có thể gây chảy máu dạ dày hoặc một số vấn đề về thận ở một số người. Luôn luôn đọc hướng dẫn sử dụng của thuốc và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống mà không có chỉ dẫn của bác sĩ
- Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị các bệnh gây ra bởi vi khuẩn
Những việc cần làm giúp phòng ngừa bệnh viêm họng ở trẻ là nhắc trẻ rửa tay thường xuyên, không để trẻ tiếp xúc với quá nhiều người, nhắc trẻ không ăn chung hoặc uống chung đồ với người khác, nhắc trẻ không chơi chung đồ chơi. Đặc biệt lưu ý, rửa lại những vật dụng mà trẻ chạm vào bằng xà phòng và nước nóng.