Bị nhiệt miệng nặng gây ra sự bất tiện trong khi ăn uống và giao tiếp. Vậy có cách nào điều trị hiệu quả ngay tại nhà cho trường hợp này? Trong bài viết dưới đây, PlasmaKare sẽ đưa ra một số phương pháp và những lưu khi khi ăn uống cho người bị nhiệt miệng.
Mục lục
- 1. Nhiệt miệng là gì?
- 2. Hay bị nhiệt miệng nguyên nhân là gì
- 3. Khi bị nhiệt miệng nặng nên làm gì, cách chữa nhiệt miệng tại nhà
- 3.1. Sử dụng nước muối sinh lý
- 3.2. Dùng nước súc miệng chuyên dụng chữa nhiệt miệng
- 3.3. Sử dụng Baking Soda chữa nhiệt miệng
- 3.4. Chữa nhiệt miệng bằng giấm táo
- 3.5. Dùng mật ong chữa nhiệt miệng
- 3.6. Dùng dầu dừa trị nhiệt miệng
- 3.7. Sử dụng Trà hoa cúc
- 3.8. Bã chè khô chữa nhiệt miệng
- 3.9. Bôi Gel nha đam
- 3.10. Chữa nhiệt miệng bằng xịt họng PlasmaKare H-Spray
- 4. Cách phòng tránh nhiệt miệng nặng
- 5. Một số câu hỏi khi bị nhiệt miệng nặng
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là sự xuất hiện quanh vòm miệng, trong má, môi và nướu răng những vết loét nhỏ, nông. Các vết loét này thường có màu trắng sữa, đôi khi màu vàng, viền màu đỏ xung quanh và có hình tròn hoặc oval.
Nhiệt miệng gây ra sự khó chịu và đau cho người mắc phải mỗi khi ăn uống, thậm chí là cả khi nuốt nước bọt. Trong trường hợp nhiệt miệng nặng có thể sẽ gây viêm cấp, sốt, rối loạn tiêu hoá. Tuy nhiên nhiệt miệng thường sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần điều trị đúng cách tại nhà.
Nhiệt miệng không gây quá nhiều nguy hiểm nhưng khiến cho sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi ăn uống và giao tiếp bị ảnh hưởng. Vì vậy cần có những biện pháp để giải quyết tình trạng này.
Hay bị nhiệt miệng nguyên nhân là gì
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng thường gặp như:
- Vô tình cắn vào môi, má gây ra tổn thương và dần hình thành vết loét.
- Ăn đồ cay nóng thường xuyên khiến cho cơ thể bị kích thích gây ra loét.
- Vòm miệng và chân răng bị tổn thương khi đánh răng mạnh.
- Cơ thể bị thiếu một số vitamin như Vitamin B2, B6, C và acid Folic,…
Khi bị nhiệt miệng nặng nên làm gì, cách chữa nhiệt miệng tại nhà
Bị nhiệt miệng nặng phải làm sao là vấn đề băn khoăn của nhiều người. Và dưới đây là một số cách đơn giản có thể làm tại nhà để nhanh chóng khỏi và hạn chế bị nhiệt miệng nặng lên.
Sử dụng nước muối sinh lý
Súc miệng bằng nước muối sinh lý là phương pháp hiệu quả được áp dụng khi vết nhiệt miệng xuất hiện. Do có khả năng làm sạch, sát khuẩn và chống viêm.
Khi súc miệng bằng nước muối có thể sẽ hơi đau tuy nhiên sẽ nhanh chóng làm lành vết loét. Do đó, nên súc miệng nước muối hàng ngày vừa vệ sinh răng miệng hiệu quả vừa nhanh khỏi nhiệt miệng.
Dùng nước súc miệng chuyên dụng chữa nhiệt miệng
Các nước súc miệng chuyên dụng ngoài chứa muối thì có bổ sung thêm một số thành phần khác giúp tăng khả năng diệt khuẩn và làm lành vết thương tại miệng như: Nano bạc, Xylitol, Menthol,…
Do vậy, dùng các sản phẩm chuyên dụng sẽ giúp quá trình hồi phục vết thương khi nhiệt miệng nhanh hơn và phòng ngừa sự tái phát.
Trên thị trường có nhiều sản phẩm nước súc miệng dùng được cho người bị nhiệt miệng như: Nước súc miệng Kin Gingival, súc họng miệng Nano bạc chuẩn hoá PlasmaKare, Nước súc miệng Listerine, Valentine Thái Dương,…
Sử dụng Baking Soda chữa nhiệt miệng
Baking soda là muối có tác dụng cân bằng lại pH của người bị nhiệt miệng, giúp viêm và vết thương nhanh lành hơn. Nhờ khả năng diệt khuẩn cũng như làm sạch vết thương mà Baking Soda được áp dụng để chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả.
Cách làm như sau:
- Hoà khoảng 5g Baking Soda với 230ml nước thành dung dịch.
- Súc miệng 15-30 giây bằng dung dịch Baking Soda vừa pha.
- Nên súc miệng vài lần trong ngày để chữa nhiệt miệng.
Do Baking Soda có thể gây rát nướu và răng vì vậy không nên lạm dụng.
Chữa nhiệt miệng bằng giấm táo
Giấm táo có chứa Acid acetic đem lại hiệu quả trong diệt khuẩn và làm lành vết thương. Việc sử dụng giấm táo pha với nước ấm dùng làm nước súc miệng hàng ngày sẽ giúp chữa nhiệt miệng.
Dùng mật ong chữa nhiệt miệng
Trong mật ong có chứa nhiều chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống sự nhiễm trùng hiệu quả. Vì vậy sử dụng mật ong giúp các tổn thương khi bị nhiệt miệng giảm sưng và bỏng rát. Chữa nhiệt miệng bằng mật ong tại nhà rất đơn giản, dưới đây là một số cách có thể áp dụng:
- Sử dụng mật ong bôi trực tiếp lên vết thương ở miệng khoảng 4 lần/ngày.
- Pha trà và cho thêm một chút mật ong rồi uống từ từ. Nên uống đều đặn mỗi ngày để nhanh hết nhiệt miệng.
- Ngoài ra, có thể dùng mật ong cùng với bột nghệ để đắp lên vết thương 2-3 lần/ngày.
Dùng dầu dừa trị nhiệt miệng
Trong dầu dừa có chứa acid lauric tự nhiên vì vậy cũng có tính kháng khuẩn, giúp làm lành nhanh chóng vết loét. Đồng thời giảm được tình trạng sưng, đau tại vị trí bị nhiệt.
Dùng một lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ bôi lên vết thương trên miệng. Nên thực hiện việc này vài lần mỗi ngày để nhanh đạt hiệu quả. Sau khi thoa, nên hạn chế nuốt nước bọt để dầu dừa có thể phát huy được tác dụng.
Sử dụng Trà hoa cúc
Hoa cúc là thảo dược có tác dụng thanh nhiệt giả độc và kháng viêm tốt. Uống trà hoa cúc giúp thư giãn, giảm đau và làm lành vết thương. Khi chữa nhiệt miệng, bạn có thể dùng túi lọc đựng trà đắp lên vị trí bị nhiệt trong vài phút. Hoặc có thể pha thành nước ấm dùng để súc miệng hàng ngày tới khi hết nhiệt.
Bã chè khô chữa nhiệt miệng
Tanin và các chất chống oxy hóa trong lá chè xanh giúp chống viêm và chữa nhiệt miệng hiệu quả. Có thể pha thành nước để uống và dùng phần bã đắp lên vết loét. Đây là phương pháp chữa nhiệt miệng hiệu quả giúp giảm đau và sưng tấy rất tốt, được nhiều người áp dụng thành công.
Bôi Gel nha đam
Nha đam từ lâu đã được biết đến với tác dụng làm dịu các vết thương và làm lành nhanh chóng. Trong trường hợp bị nhiệt miệng, bạn cũng có thể sử dụng gel nha đam thoa trực tiếp lên các vết loét trong khoang miệng. Nhờ các chất chống oxy hóa, acid béo và enzyme bên trong, nha đam sẽ giúp giảm bớt khó chịu và nhanh hết nhiệt miệng.
Chữa nhiệt miệng bằng xịt họng PlasmaKare H-Spray
Xịt họng PlasmaKare H-Spray là giải pháp đột phá cho người bị nhiệt miệng. Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo giữa chất sát trùng thế hệ mới Sanicompound cùng các dược liệu đem lại hiệu quả chống viêm và bảo vệ da vượt trội.
- Phức hệ Sanicompound: là phức chelat Kẽm – Đồng với tỉ lệ vàng giúp tăng cường hiệu quả chữa lành vết thương tăng lên đáng kể.
- Dịch chiết lựu: Acid Ellagic có trong lựu đỏ là chất chống oxy hoá được biết đến với tác dụng kích thích và nuôi dưỡng các tế bào da, giúp vết nhiệt miệng nhanh lành hơn. Đồng thời còn tăng cường khả năng chống viêm của các thành phần khác trong gel bôi.
- Carrageenan từ tảo đỏ: Tạo lớp màng bảo vệ ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp vết thương được bảo vệ và nhanh lành hơn.
- Acid Hyaluronic giúp tái tạo niêm mạc bị tổn thương khi nhiệt miệng, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
Khi xịt vào vết nhiệt miệng, niêm mạc bị tổn thương sẽ nhanh chóng liền lại, đặc biệt không gây xót khi xịt trực tiếp lên vị trí tổn thương. Sản phẩm an toàn cả khi nuốt xuống, không chứa corticoid hay kháng sinh, vì vậy có thể yên tâm dùng cho cả phụ nữ có thai cùng trẻ sơ sinh.
Cách phòng tránh nhiệt miệng nặng
Để tránh nhiệt miệng nặng thì hạn chế yếu tố nguy cơ và thay đổi trong chế độ sinh hoạt là cần thiết:
- Sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, không để cơ thể thường xuyên phải làm việc quá sức.
- Ăn uống đầy đủ, bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể, hạn chế tiêu thụ đồ ăn cay nóng.
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, đúng cách để không làm tổn thương nướu răng và khoang miệng.
- Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để hạn chế tổn thương.
- Súc họng miệng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, tránh gây viêm loét miệng khi có các tổn thương nhỏ. Ngoài ra súc họng miệng cũng giúp bảo vệ họng khỏi vi khuẩn gây nên các bệnh về họng, phế quản khi giao mùa.
- Hạn chế ăn các đồ quá cứng, giòn do cơ thể sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng.
Một số câu hỏi khi bị nhiệt miệng nặng
Khi bị nhiệt miệng nặng, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng cần kiêng hoặc bổ sung chất gì để nhanh khỏi. Dưới đây là giải đáp cho thắc mắc này cho người bị nhiệt miệng.
Bị nhiệt miệng nên ăn gì
Khi bị nhiệt miệng nên ăn uống khoa học và bổ sung thực phẩm để tăng cường đề kháng.
- Ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt và ít gia vị
Người bị nhiệt miệng cảm thấy đau và khó chịu khi ăn uống, tuy nhiên cần phải bổ sung dinh dưỡng để nhanh chóng khỏi nhiệt. Vì vậy nên ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt để không bị đau khi ăn. Đồng thời đồ ăn nên ít gia vị để không cảm thấy xót tại các vết loét.
- Ăn sữa chua bổ sung lợi khuẩn
Sữa chua chữa nhiều lợi khuẩn do đó có thể kìm hãm sự phát triển vi khuẩn trong miệng, giảm được tình trạng viêm của vết loét. Khi bị nhiệt miệng, bạn nên ăn sữa chua để dễ chịu và đỡ đau buốt trong miệng hơn.
- Bổ sung đồ ăn giàu khoáng chất, vitamin E, C
Hệ miễn dịch suy giảm cũng sẽ bị nhiệt miệng nặng hơn, vì vậy nên bổ sung cho cơ thể các khoáng chất và vitamin để tăng cường đề kháng. Nên ăn những trái cây như cam, bưởi, quýt, hoặc thịt gà, súp lơ,…
Nhiệt miệng nên kiêng ăn gì
Để tránh nhiệt miệng nặng lên và lâu khỏi thì nên hạn chế tiêu thụ một số đồ ăn sau:
- Hoa quả và đồ ăn chua chứa nhiều acid
Những đồ ăn có chứa nhiều acid làm cho bị nhiệt miệng nặng hơn, vết loét bị tổn thương thêm và kéo dài quá trình lành vết loét. Vì vậy, nên tránh tiêu thụ những đồ ăn chứa nhiều acid như chanh, dứa, mận,..
- Đồ ăn, gia vị cay nóng
Trong đồ ăn chứa nhưng gia vị kích thích vị giác như ớt, quế, hồi,…là những nguyên liệu gây nóng cho cơ thể, đồng thời khiến cho tổn thương ở miệng bị đau, xót và trở nên nặng hơn. Do đó, để nhanh hết nhiệt miệng thì bạn nên tránh đồ ăn cay nóng.
- Cà phê, nước ngọt
Các loại đồ uống này cũng có thể gây kích ứng lên niêm mạc bị thương và làm cho nhiệt miệng bị nặng hơn. Hãy ngừng sử dụng cà phê và các loại nước ngọt trong thời gian bị nhiệt miệng.
Bị nhiệt miệng uống nước gì
Uống nước và trà thanh nhiệt là một biện pháp giúp thanh lọc cơ thể, giải độc tiêu viêm.
- Uống trà xanh hoặc trà đen
Trong lá trà có chứa nhiều chất oxy hoá vì vậy giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vết loét, nhiệt miệng.
Do đó nên uống nước trà xanh hoặc đen để giảm đau và nhanh chóng khỏi nhiệt miệng.
- Uống nước rau má
Theo y học cổ truyền, rau má là dược liệu có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Vì vậy khi bị nhiệt miệng, uống nước rau má cũng giúp làm dịu vết thương, đẩy nhanh quá trình lành vết loét, chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Ngoài ra, uống nước ép cà chua, nước rau diếp cá, nước đỗ đen, đỗ xanh,… cũng giúp hạ nhiệt cho cơ thể, giảm được tình trạng viêm loét miệng hiệu quả.
Bài viết này đã giới thiệu những cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng tại nhà. Hãy có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để hạn chế bị nhiệt miệng.