Viêm amidan là một bệnh lý phổ biến mắc ở cộng đồng. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp và gây ra nhiều biến thể nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Vậy làm thế nào để điều trị viêm amidan an toàn và hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách chữa viêm amidan theo phác đồ của Bộ Y Tế nhé!
Mục lục
- 1. Tổng quan về bệnh viêm amidan
- 2. Nguyên nhân dẫn đến bị viêm amidan
- 3. Phân loại viêm amidan
- 4. Dấu hiệu khi bị viêm amidan
- 5. Nguyên tắc điều trị viêm amidan theo phác đồ của Bộ Y Tế
- 6. Phác đồ điều trị viêm amidan của Bộ Y Tế
- 7. Tiên lượng và biến chứng khi điều trị viêm amidan
- 8. Những lưu ý khi điều trị viêm amidan
- 9. Phân biệt viêm amidan cấp tính và bệnh bạch hầu
- 10. Các biện pháp phòng ngừa tái phát viêm amidan
- 11. Nguồn tham khảo
Tổng quan về bệnh viêm amidan
Amidan là tổ chức bạch huyết (Lympho) nằm ở phía sau hầu họng, có vai trò quan trọng trong bảo vệ đường hô hấp. Trong cơ thể, amidan được coi như một tấm áo giáp giúp bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus qua đường miệng và mũi. Đồng thời, cơ quan này còn có khả năng tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do các tác nhân gây bệnh.
Vì là lớp chắn đâu, chịu sự tấn công trực tiếp từ nhiều tác nhân gây hại nên amidan rất dễ bị suy yếu và sưng, viêm. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh lý viêm amidan gây các triệu chứng như đau họng, khó nuốt, sốt… thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ hô hấp nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến bị viêm amidan
Theo các chuyên gia về Tai Mũi Họng nhận định, nguyên nhân dẫn đến viêm amidan chủ yếu là do hệ miễn dịch cơ thể suy giảm dễ bị tấn công bởi các yếu tố virus, vi khuẩn như liên cầu khuẩn nhóm A, virus cúm, virus Rhinovirus hoặc các chủng vi khuẩn Staphylococcus…
Bên cạnh đó, sự biến động thất thường của thời tiết, ô nhiễm môi trường cùng với các yếu tố thuận lợi như tiền sử viêm VA, viêm xoang mãn tính, viêm răng… đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus tấn công amidan, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Các yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến viêm amidan bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng không đảm bảo tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, từ đó xâm nhập vào amidan gây viêm nhiễm
- Có các dị tật về cấu trúc giải phẫu của họng và amidan
- Ăn các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc sản phẩm đông lạnh như kem, đá
Phân loại viêm amidan
Tùy vào mức độ và thời gian viêm, viêm amidan được chia thành mạn tính và cấp tính.
Viêm amidan cấp tính
Khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng nghiêm trọng, thường đi kèm với các dấu hiệu nhiễm trùng cấp tính.
Viêm amidan mãn tính
Khác với viêm amidan cấp tính, viêm amidan mạn tính có triệu chứng nhẹ hơn, tuy nhiên diễn biến thường âm ỉ và kéo dài, gây khó chịu cho người bệnh.
Dấu hiệu khi bị viêm amidan
Việc phát hiện sớm các triệu chứng hay dấu hiệu của bệnh có ý nghĩa rất quan trọng để có cách chữa viêm amidan phù hợp cũng như hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Hai dấu hiệu nhận biết viêm amidan:
Dấu hiệu lâm sàng
Nhìn chung, viêm amidan cấp tính và mạn tính có các dấu hiệu lâm sàng tương tự nhưng khác biệt về mức độ, cụ thể:
- Đối với viêm amidan cấp tính: Đau họng dữ dội, sốt cao (39-40°C) kèm rét run, mạch nhanh, màng mủ mềm dễ nát và không dính chắc vào tổ chức amidan. Trong các trường hợp nhẹ, hạch cổ thường không sưng.
- Đối với viêm amidan mạn tính: Đau họng âm ỉ, thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc khi thay đổi thời tiết. Hạch cổ thường sưng to ngay cả trường hợp thông thường, giả mạc chắc, dính, khó bóc, nếu bóc dễ chảy máu. Sốt nhẹ về chiều và mệt mỏi thường xuyên.
Dấu hiệu cận lâm sàng
Bên cạnh các dấu hiệu lâm sàng, để chẩn đoán chính xác và đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp người bệnh cần thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng. Các dấu hiệu cận lâm sàng điển hình của viêm amidan gồm:
Đối với viêm amidan cấp tính:
- Xét nghiệm công thức máu: Số lượng bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính, thường tăng cao.
- Nuôi cấy dịch hầu họng: Phát hiện vi khuẩn gây viêm amidan cấp tính, đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.
- Soi giả mạc: Không tìm thấy trực khuẩn Klebs –Loeffler.
- Xét nghiệm nước tiểu có rất ít Albumin.
Đối với viêm amidan mạn tính:
- Xét nghiệm công thức máu: Số lượng bạch cầu không thay đổi hoặc chỉ thay đổi nhẹ.
- Nuôi cấy dịch hầu họng: Kết quả có thể âm tính do vi khuẩn đã giảm hoặc bệnh nhân đã dùng kháng sinh dài hạn.
- Soi giả mạc: Tìm thấy trực khuẩn Klebs-Loeffler
- Xét nghiệm nước tiểu thường có Albumin.
Nguyên tắc điều trị viêm amidan theo phác đồ của Bộ Y Tế
Nguyên tắc điều trị viêm amidan theo phác đồ của Bộ Y Tế được phân chia theo từng loại viêm như sau:
- Đối với điều trị viêm amidan cấp tính: Chủ yếu tập trung vào việc điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng của bệnh nhân. Phác đồ điều trị chủ yếu bao gồm việc sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt và các biện pháp hỗ trợ. Kháng sinh chỉ được chỉ định khi có nghi ngờ về nhiễm khuẩn nặng hoặc khi có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
- Đối với điều trị viêm amidan mạn tính: Cần cân nhắc kỹ lưỡng việc chỉ định phẫu thuật cắt amidan khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc khi bệnh tái phát thường xuyên.
Phác đồ điều trị viêm amidan của Bộ Y Tế
Bộ Y tế đã đưa ra phác đồ điều trị viêm amidan cụ thể cho từng trường hợp, bao gồm viêm amidan cấp tính và mạn tính.
Viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính thường cần sự can thiệp kịp thời để giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Cụ thể:
- Chăm sóc cơ thể: Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng và uống nhiều nước để suy duy trì sức khỏe cũng như hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể.
- Giảm đau, hạ sốt: Sử dụng paracetamol hoặc các thuốc giảm đau hạ sốt khác khi xuất hiện triệu chứng đau họng quá mức và sốt.
- Kết hợp sử dụng kháng sinh: Dùng nhóm β-lactam nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn do vi khuẩn. Trong trường hợp bệnh nhân dị ứng với nhóm β-lactam có thể thay thế bằng nhóm macrolid.
- Vệ sinh mũi họng để làm sạch đường hô hấp, giảm viêm nhiễm.
- Bổ sung các vi chất để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Viêm amidan mạn tính
Viêm amidan mạn tính có thể kéo dài và dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Phẫu thuật cắt amidan là giải pháp tối ưu khi tình trạng viêm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nếu viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hoặc nếu viêm amidan mạn tính gây khó thở (hội chứng Pickwick sleep), khó nuốt, ảnh hưởng đến giọng nói có thể cân nhắc phẫu thuật cắt amidan. Do cơ địa mỗi người khác nhau, vì thế hiệu quả điều trị cũng có thể khác nhau. Quyết định phẫu thuật cắt amidan nên được cân nhắc kỹ lưỡng và dựa trên sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Tiên lượng và biến chứng khi điều trị viêm amidan
Viêm amidan nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Các biến chứng này thường được phân loại thành ba nhóm chính gồm:
Biến chứng tại chỗ
Tại vị trí amidan, thường xuất hiện các biến chứng phổ biến nhất là viêm tấy hoặc áp-xe amidan. Điều này thường xảy ra khi viêm amidan cấp tính không được điều trị kịp thời, dẫn đến viêm nhiễm lan rộng và tái phát nhiều lần. Bệnh nhân có thể trải qua triệu chứng như đau họng dữ dội, khó nuốt, đau tai, sưng họng, khó nói, hơi thở hôi, chảy nước bọt, đau đầu và sốt cao.
Biến chứng gần
Viêm amidan có thể dẫn đến các bệnh lý tai mũi họng khác như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản… Đồng thời, tình trạng viêm này cũng có thể làm tăng tiết dịch nhầy, gây nghẹt mũi, chảy mũi, ho kéo dài và ảnh hưởng đến khả năng hô hấp.
Biến chứng toàn thân
Viêm amidan có thể gây ra các biến chứng toàn thân nghiêm trọng như viêm cầu thận, viêm khớp cấp, viêm màng ngoài tim cấp… Ngoài ra, viêm amidan mạn tính còn có thể liên quan đến các vấn đề về tim mạch như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch khác.
Đồng thời, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như nhức đầu, sốt cao, nôn mửa, nổi ban, nổi hạch, cùng với các triệu chứng đặc trưng của viêm amidan. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, có thể gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ do amidan quá lớn gây khó nuốt, khó thở và khó phát âm.
Những lưu ý khi điều trị viêm amidan
Để quá trình điều trị viêm amidan đạt hiệu quả cao, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị do bác sĩ kê đơn. Bên cạnh đó, việc theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường như sốt cao, đau rát họng tăng, khó thở… là vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ và duy trì vệ sinh răng miệng tốt cũng góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục. Quan trọng hơn, người bệnh cần khám lại theo lịch hẹn để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và có những điều chỉnh phù hợp.
Phân biệt viêm amidan cấp tính và bệnh bạch hầu
Viêm amidan cấp tính và bệnh bạch hầu đều là hai bệnh lý hô hấp trên, thường gặp trong cộng đồng. Mặc dù có một số triệu chứng tương đồng, nhưng mỗi bệnh lý lại mang những đặc điểm lâm sàng và tác nhân gây bệnh khác biệt rõ rệt. Cụ thể:
Viêm Amidan cấp tính | Bệnh bạch cầu | |
Nguyên nhân | Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus | Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. |
Triệu chứng | Đau họng, sốt, khó nuốt, amidan sưng đỏ, có mủ, hạch cổ sưng | Đau họng, sốt nhẹ, khó nuốt, màng giả trắng xám trên amidan, hạch cổ sưng cứng, khó thở. |
Biến chứng | Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm khớp nhiễm khuẩn nếu không điều trị kịp thời. | Tổn thương tim, thần kinh, có thể gây tử vong. |
Cách điều trị | Kháng sinh (nếu do vi khuẩn), thuốc giảm đau, hạ sốt, súc miệng nước muối. | Kháng độc tố, kháng sinh |
Các biện pháp phòng ngừa tái phát viêm amidan
Viêm amidan có thể hoàn toàn tái phát lại nếu không được phòng ngừa đúng cách. Vì vậy, ngay cả khi đã khỏi bệnh, bệnh nhân cũng không nên chủ quan mà cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả cần duy trì:
- Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh nhất là vùng cổ họng. Tránh uống nước đá, ăn kem trong thời tiết lạnh hoặc khi cơ thể đang yếu.
- Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc đến những nơi đông người.
- Tăng cường vận động thể chất và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng.
- Sử dụng các dung dịch sát khuẩn để vệ sinh răng miệng và mũi phòng ngừa các viêm nhiễm. Trong đó sản phẩm súc họng miệng Plasmakare luôn được các chuyên gia khuyên dùng.
Nước súc họng Plasmakare là sản phẩm chăm sóc họng miệng hiệu quả, đặc biệt trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm amidan. Với thành phần chính là Nano bạc TSN chuẩn hóa cùng keo ong, sản phẩm đem lại tác dụng kháng khuẩn và kháng virus vượt trội. Sử dụng nước súc họng miệng Plasmakare hàng ngày giúp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cũng như tái phát viêm amidan hiệu quả, đặc biệt trong môi trường có nguy cơ cao. Bên cạnh tác dụng loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh trong khoang miệng, sản phẩm còn đem lại cảm giác thơm mát, dễ chịu cho người dùng, là lựa chọn tuyệt vời trong bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề ” Cách chữa viêm amidan theo phác đồ của Bộ y tế”, hy vọng rằng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu cần tư vấn về các sản phẩm chăm sóc họng miệng cho mùa dịch này, đừng ngàn ngại hãy liên hệ trực tiếp tới HOTLINE 0976 648 102 hoặc 0916 648 102 của Plasmakare để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn tham khảo
https://kcb.vn/phac-do/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-mot-so-benh-ve-tai-mui-hong.html