Cách chữa viêm lợi tại nhà được áp dụng trong trường hợp viêm lợi nhẹ. Súc miệng nước muối sát khuẩn là biện pháp giúp giảm nhanh tình trạng lợi bị viêm. Tham khảo thêm một số cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất trong bài viết dưới đây.
Mục lục

Tổng quan về bệnh viêm lợi
Bình thường, lợi là một bề mặt mịn, ôm khít xung quanh răng. Lớp mô này phủ vào không gian giữa các răng. Phần lợi gần thân răng được gọi là niêm mạc sừng, không có sự hóa sừng, nó có nhiều mạch máu, có thể di động và liên tục với niêm mạc miệng. Khi áp dụng lực lên vùng lợi bình thường thì không bị chảy máu hay có mủ. Khi gặp các tác động xấu có thể gây viêm lợi.
Nguyên nhân gây viêm lợi
Các mảng bám trên răng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý viêm lợi.
Viêm lợi do mảng bám trên răng
Viêm lợi phần lớn là do mảng bám ở trên răng gây ra. Mảng bám là sự tích tụ, lắng đọng của vi khuẩn, thức ăn thừa, nước bọt và chất nhầy, kết hợp với canxi cùng muối phosphate. Khi răng miệng không được vệ sinh tốt, mảng bám có thể tích tụ và gây viêm lợi trong khoảng không gian giữa lợi và răng. Mảng bám khi đi sâu vào rãnh lợi bình thường có thể gây kích thích và hình thành túi lợi. Những túi này sẽ chứa vi khuẩn, gây ra tình trạng sâu chân răng và viêm lợi. Một số yếu tố khác như hàm lệch, cao răng, sai khớp cắn, thức ăn bị dắt và khô miệng cũng là nguyên nhân có thể gây ra viêm lợi.
Ngoài ra, viêm lợi cũng có thể nghiêm trọng hơn khi có các yếu tố thúc đẩy như sự thay đổi hormone, rối loạn hệ thống, suy dinh dưỡng hoặc sử dụng thuốc:
- Hormon thay đổi xảy ra trong giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh, mang thai, hoặc do sử dụng các biện pháp tránh thai có thể khiến cho viêm lợi trở nên nặng hơn.
- Các rối loạn như tiểu đường, thiếu vitamin, AIDS, giảm bạch cầu. bệnh bạch cầu cũng có thể gây ra ảnh hưởng đến mức độ viêm.
- Một số loại thuốc như nifedipine, cyclosporin và việc thiếu niacin (gây bệnh pellagra) hoặc vitamin C (bệnh scorbut) cũng có thể gây ra viêm lợi.
- Tiếp xúc với các kim loại nặng như bismuth, chì cũng gây viêm lợi và làm thay đổi màu sắc của viền lợi.
Viêm lợi không do mảng bám
Ngoài ra, viêm lợi cũng có một tỷ lệ nhỏ có thể không do mảng bám gây ra: Vi khuẩn, vi nấm, virus hay các phản ứng dị ứng, chẩn thương, rối loạn trong di truyền.

Biểu hiện của bệnh viêm lợi
Khi lợi khỏe mạnh và không có tình trạng viêm nhiễm sẽ có màu hồng nhạt, không bị chảy máu mỗi khi đánh răng hoặc ăn uống. Biểu hiện thường gặp của bệnh lý viêm lợi bao gồm:
- Lợi có sự đổi màu, đỏ nhạt hoặc thẫm lại, màu càng đậm chứng tỏ tình trạng viêm càng bị nặng.
- Lợi bị sưng đỏ, nhú lợi, dễ chảy máu.
- Cao răng, mảng bám xuất hiện nhiều quang các vị trí bị sưng viêm.
- Khi lợi bị viêm khiến cho tổ chức quanh răng trở nên lỏng lẻo, lợi tụt xuống dưới chân răng.
- Viêm lợi và cao răng khiến cho miệng có mùi hôi.
- Lợi dưới chân răng dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc ngay cả khi ăn uống.

Cách chữa viêm lợi hiệu quả ngay tại nhà
Đối với hầu hết các trường hợp viêm lợi ở mức độ nhẹ, việc điều trị tại nhà là hoàn toàn khả thi. Quan trọng nhất là duy trì vệ sinh răng miệng đều đặn và kỹ càng, sử dụng các dung dịch súc miệng chứa hoạt chất diệt khuẩn, giảm đau và chống viêm.
Súc miệng bằng nước muối
Trong trường hợp viêm lợi nhẹ, nước súc miệng được coi là biện pháp hàng đầu. Các dung dịch súc miệng thường chứa các chất kháng khuẩn như Nano bạc, chlorhexidin, hexetidin, Kẽm gluconat, chlorin dioxide… có tác dụng loại bỏ mảng bám và vi khuẩn khỏi khoang miệng. Nhờ việc sử dụng các dung dịch súc miệng và duy trì vệ sinh răng miệng đều đặn, lợi sẽ tránh được sự tấn công và tác động của vi khuẩn. Điều này giúp giảm viêm, giảm đau nhức và thúc đẩy quá trình phục hồi của nướu.
Súc họng miệng PlasmaKare chứa thành phần chính là Nano bạc TSN cùng keo ong nhập khẩu từ Ý đem lại hiệu quả tối ưu trong chăm sóc răng miệng.
- Nano bạc chuẩn hoá: Kháng viêm, kháng khuẩn và diệt virus hiệu quả nhanh chóng trong vòng 30 giây. Đồng thời có tác dụng thúc đẩy làm liền vết viêm loét, loại bỏ các mảng bám trên răng, khử mùi hôi miệng.
- Keo ong: Làm dịu họng, kháng khuẩn, chống viêm, thúc đẩy lợi nhanh lành.

Dùng tinh dầu sả chữa viêm lợi
Tinh dầu sả có khả năng loại bỏ mảng bám và điều trị viêm lợi hiệu quả. Đối với người có lợi bị viêm, sử dụng dung dịch pha loãng với nước tinh dầu sả để súc miệng giúp cải thiện được tình trạng.
Để pha loãng, bạn có thể thêm 2-3 giọt tinh dầu sả vào một lượng nước vừa đủ để súc miệng hàng ngày, ít nhất 30 giây mỗi lần.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi dùng tinh dầu sả để chữa viêm lợi cần pha loãng để tránh gây kích ứng lên lợi, đặc biệt vị trí bị viêm.
Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có tính chất chống vi khuẩn mạnh mẽ, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm và nhiễm trùng trong khoang miệng. Nó có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và giúp làm sạch vùng lợi. Bên cạnh đó còn có tác động chống viêm, làm dịu nhanh cảm giác đau nhức tại vùng lợi bị viêm.
Để hỗ trợ trong việc điều trị hôi miệng, viêm lợi và viêm quanh răng, bạn có thể thêm 3 giọt tinh dầu tràm trà vào một cốc nước ấm. Sử dụng dung dịch này để súc miệng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một giọt dầu tràm trà vào kem đánh răng để đạt hiệu quả tương tự. Tuyệt đối không uống dung dịch này và lưu ý sử dụng tinh dầu tràm trà một cách cân nhắc.

Cách chữa viêm lợi bằng tỏi
Tỏi chứa một lượng lớn alliin, một chất có khả năng chuyển thành allicin – một hoạt chất kháng sinh mạnh khi tiếp xúc với không khí. Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Do đó, tỏi có tác dụng sát khuẩn, giảm đau nhức và kháng viêm rất hiệu quả. Có thể sử dụng để giảm triệu chứng viêm nướu răng, cải thiện tình trạng sưng lợi một cách hiệu quả.
Để sử dụng tỏi trong việc giảm triệu chứng viêm nướu răng, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:
- Bóc vỏ tỏi và đập dập hoặc đem thái lát.
- Đặt tỏi vào vị trí nướu bị viêm.
- Để tỏi ở đó trong khoảng thời gian 5-10 phút.
- Sau đó, nhổ bỏ tỏi và súc miệng lại bằng nước sạch.
Nên thực hiện phương pháp chữa viêm lợi này 2 lần mỗi ngày.

Cách chữa viêm lợi bằng lá lốt
Lá lốt có vị cay, tính ấm, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và giảm sưng đau một cách hiệu quả. Trong lá lốt, có thể tìm thấy tinh dầu, alkaloid và beta caryophyllene với hàm lượng cao. Nhờ vào những chất này, lá lốt có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm đau nhức do viêm nướu gây ra, giúp làm giảm các triệu chứng bệnh.
Súc miệng bằng nước lá lốt không chỉ giúp điều trị viêm nướu, mà còn giúp làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa các vấn đề về răng và nướu khác. Cách làm như dưới đây:
- Rửa sạch một nắm lá lốt và ngâm trong nước muối loãng trong khoảng 5-10 phút, sau đó để ráo nước.
- Thái lá lốt và cho vào máy xay sinh tố. Thêm 100ml nước và một ít muối vào và xay nhuyễn.
- Chắt, lọc loại bỏ bã và chỉ giữ lại phần nước cốt.
- Sử dụng nước cốt thu được để súc miệng 2 lần mỗi ngày.
Đối với việc ngâm rượu lá lốt, cần chờ khoảng 7-10 ngày trước khi sử dụng để điều trị viêm nướu. Phương pháp này giúp giảm sưng đau, ngăn ngừa viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây hại một cách tốt. Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch rễ lá lốt và để ráo nước, sau đó cho vào một bình thủy tinh.
- Đổ rượu vào bình để rễ lá lốt ngập trong rượu, đậy kín nắp và chờ từ 7-10 ngày.
- Khi sử dụng, nhúng một tăm bông vào rượu lá lốt và chấm lên vùng răng bị viêm.
- Thực hiện biện pháp này 2-3 lần mỗi ngày.

Cách chữa viêm lợi bằng mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn và khả năng giảm viêm tự nhiên, an toàn và lành tính. Nó cũng có khả năng ức chế vi khuẩn phát triển gây tổn thương tới lợi. Mật ong có thể được sử dụng để điều trị viêm lợi, và kết hợp với chanh có thể tăng hiệu quả trong điều trị viêm lợi.
Dưới đây là cách chữa viêm lợi bằng mật ong:
Cách 1: Sau khi đánh răng vào buổi sáng, bạn có thể bôi mật ong trực tiếp lên vùng lợi bị viêm. Sau đó, để mật ong trong khoảng 15-20 phút và sau đó súc miệng với nước sạch. Thực hiện biện pháp này 3 lần mỗi ngày để nhanh cải thiện triệu chứng.
Cách 2: Sau khi đánh răng sạch sẽ, súc miệng bằng dung dịch mật ong và chanh pha với nước ấm trong khoảng 10 phút. Sau 3 ngày áp dụng, triệu chứng viêm lợi giảm đáng kể.

Cách chữa viêm lợi bằng lá trầu
Lá trầu không chứa khoảng 2,4% tinh dầu, trong đó chủ yếu là chavicol và peta-phenol. Tinh dầu trong lá trầu không có tác dụng tương tự kháng sinh và ức chế được nhiều loại vi khuẩn khiến lợi bị viêm và gây ra các bệnh lý khác trên răng miệng. Do đó, lá trầu được sử dụng giúp cải thiện vấn đề viêm lợi.
Dưới đây là các cách sử dụng lá trầu không để điều trị viêm lợi:
Cách 1: Đem lá trầu đi rửa sạch và nghiền nhuyễn, sau đó đun sôi với nước và cất trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Sử dụng nước lá trầu không để súc miệng mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần trong khoảng 5-10 phút.
Cách 2: Dùng lá trầu sạch và nghiền nhuyễn đắp trực tiếp lên vùng viêm lợi. Khi sử dụng cách này, hãy tránh súc miệng hoặc dùng đồ uống trong khoảng 30 phút để cho tinh chất từ lá trầu không thẩm thấu vào vùng lợi bị viêm, giảm sưng một cách hiệu quả.

Cách chữa viêm lợi bằng đinh hương
Đinh hương có tác dụng trong việc sát trùng và diệt khuẩn cao, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm khi bị viêm lợi. Eugenol có trong nụ hoa đinh hương có tác dụng kháng khuẩn, gây tê.
Dưới đây là các cách sử dụng đinh hương để điều trị viêm lợi:
- Bột đinh hương: Thoa bột đinh hương trực tiếp lên vị trí lợi bị viêm. Trong đinh hương có chứa tinh dầu sẽ thẩm thấu vào lợi và giúp diệt khuẩn, và làm giảm đau nhức tại vị trí lợi bị viêm.
- Tinh dầu đinh hương: Pha loãng tinh dầu đinh hương với nước dùng để súc miệng. Bạn cũng có thể trộn dầu oliu với tinh dầu đinh hương theo tỉ lệ 1:2. Chấm vào vùng viêm lợi để có hiệu quả chống viêm tốt hơn.

Cách phòng ngừa viêm lợi
Dưới đây là một số cách để phòng ngừa bệnh viêm lợi:
- Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh răng miệng bởi nha sĩ hoặc nhân viên y tế. Thời gian khám và làm sạch nha khoa nên được thực hiện từ 6 tháng đến 1 năm một lần.
- Đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Chải răng theo kiểu xoay tròn để không gây tổn thương nướu.
- Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và thay bàn chải định kỳ để đảm bảo khả năng làm sạch. Nếu có thể, sử dụng bàn chải đánh răng điện để tăng cường hiệu quả làm sạch răng.
- Tránh sử dụng tăm để xỉa răng. Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảnh thức ăn dẫn đến sự tích tụ vi khuẩn và mảng bám.
- Sử dụng nước súc miệng để giảm vi khuẩn và tạo cảm giác sảng khoái trong miệng.
- Không hút thuốc lá, vì thuốc lá có thể gây tổn thương cho nướu và làm tăng nguy cơ viêm lợi.
Bằng cách duy trì một quy trình vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp và thực hiện các biện pháp khác như súc miệng muối nước, chúng ta có thể giảm triệu chứng viêm lợi và duy trì sức khỏe răng miệng tốt.