Men răng được xem là vật liệu khoáng cứng nhất trong cơ thể con người, thậm chí còn cứng hơn cả xương. Tuy nhiên, men răng sẽ nhanh chóng yếu đi nếu bị axit từ thức ăn và các tác động mạnh khác tấn công và làm mòn bề mặt răng. Khi men răng không còn tồn tại, răng của bạn sẽ gặp nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng men răng yếu?
Men răng yếu là tình trạng phổ biến gây răng ê buốt ở nhiều người Việt. Men răng là lớp vỏ bên ngoài cứng của răng có nhiệm vụ bảo vệ chống lại sâu răng. Men giúp bảo vệ răng của bạn khỏi các hoạt động hàng ngày như nhai, cắn, bẻ, và mài. Men cũng cách ly răng khỏi nhiệt độ và hóa chất có thể gây đau đớn. Mặc dù men răng là lớp bảo vệ cứng chắc của răng, nhưng nó có thể bị bong tróc, nứt và vỡ. Xương gãy thì cơ thể có khả năng tự phục hồi, nhưng một khi răng bị mẻ hoặc gãy, tổn thương đó sẽ vĩnh viễn. Vậy nên chúng ta cần tìm hiểu thế nào là men răng yếu, nguyên nhân và cách khắc phục để ngăn chặn tình trạng này xảy ra.
Bác sỹ nha khoa định nghĩa men răng yếu là gì?
Men răng yếu được hiểu là tình trạng lớp men răng bị mỏng do bẩm sinh hoặc bị mài mòn theo thời gian do tác động của quá trình huỷ khoáng răng. Mặc dù việc mất men răng không thể nhìn thấy trực tiếp nhưng những dấu hiệu sau lại rất dễ nhận thấy khi men răng yếu.
- Răng trong suốt: Răng nhìn trong suốt hoặc mờ có thể là dấu hiệu của men răng yếu. Điều này có nghĩa là men răng khá là mỏng và yếu. Men răng yếu và không có sự khoáng hóa phù hợp để hỗ trợ răng khỏe mạnh, răng của bạn có thể bị ảnh hưởng.
- Màu sắc của răng bị thay đổi: Khi quan sát răng có những mảng vàng hay ngả vàng bạn nên đến nha sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của men răng yếu. Đó là do khi lớp men bị mất đi bộc lộ lớp ngà răng sâu bên trong, do đó làm cho răng của bạn có màu vàng.
- Răng nhạy cảm hơn: Men răng yếu gây tăng nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh hoặc ngọt có thể là dấu hiệu ban đầu của mất men răng. Giai đoạn sau có thể gây ra tình trạng ê buốt hơn. Xuất phát điểm do bệnh lý răng miệng làm ảnh hưởng đến men răng, cũng có thể do chế độ chăm sóc răng miệng chưa tốt tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào men răng. Men răng bị tổn thương và mài mòn làm lộ lớp ngà răng. Khi ăn uống, thức ăn gây kích thích vào ngà răng gây nên các triệu chứng khó chịu, ê buốt.
- Độ nhám của răng: Nếu bề mặt răng của bạn trở nên thô ráp ở các cạnh, bạn có thể đang trải qua giai đoạn đầu của tình trạng mất men răng. Ngoài ra, các vết lõm trên bề mặt răng có thể cho thấy tình trạng mất men răng.
- Răng bị bong tróc khi ăn đồ cứng: Lớp men răng mỏng và nhạy cảm có thể sẽ bị bong tróc. Những loại đồ ăn cứng có thể tác động mạnh vào răng do quá trình nhai, gây ảnh hỏng lớp men răng và gây ê buốt răng.
Các nguyên nhân làm men răng yếu
Men răng yếu có thể là do sự giảm sản xuất men răng ở chính cơ thể bạn hoặc do tác động từ các yếu tố môi trường bên ngoài.
Nguyên nhân do di truyền: Men răng yếu do sự phát triển men răng bị khiếm khuyết có thể là kết quả của một tình trạng di truyền được gọi là bệnh tăng sinh tủy không hoàn hảo, hoặc chứng giảm sản men bẩm sinh. Nguyên nhân có thể do trong quá trình mang thai người mẹ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nhất là vitamin D. Mẹ sử dụng những chất kích thích, hút thuốc hoặc trẻ sinh non, thiếu tháng cũng có thể là nguyên nhân gây men răng yếu ở trẻ nhỏ.
Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến men răng:
- Thức ăn chứa nhiều tinh bột, đường hay các loại nước ngọt khác cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tạo ra acid gây bào mòn men răng.
- Mảng bám trên răng còn sót lại do chăm sóc răng miệng không đúng cách, hình thành giữa các răng của bạn và lọt vào bên trong các lỗ nhỏ hoặc vết rỗ trên răng hàm. Nó cũng bám quanh các miếng trám răng và bên cạnh đường viền nướu nơi răng và nướu gặp nhau gây men răng yếu và bị bào mòn.
- Khô miệng cũng là một nguyên nhân dẫn đến men răng yếu. Nước bọt đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho răng khỏe mạnh. Nước bọt không chỉ làm tăng sức khỏe của các mô cơ thể mà còn bảo vệ men răng bằng cách phủ canxi bảo vệ và các khoáng chất khác lên răng . Nước bọt cũng làm loãng các tác nhân ăn mòn như axit, loại bỏ chất thải từ miệng , và tăng cường các chất bảo vệ giúp chống lại vi khuẩn và bệnh tật ở miệng
- Một số bệnh lý đường tiêu hóa như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), trào ngược axit hoặc ợ chua có thể góp phần làm men răng yếu đi. .
- Trong thời gian mang thai người mẹ có sử dụng một số thuốc như Tetracyclin gây ảnh hưởng đến sự phát triển men răng của trẻ. Men răng sẽ luôn có màu vàng (hàm răng Tetra)
- Một số nguyên nhân khác như: tác động lực quá mạnh trong lúc chải răng làm men răng dần mất đi. Hoặc khi bạn quá tập trung làm gì đó, hoặc không chủ ý trong giấc ngủ các răng sẽ xảy ra ma sát tự nhiên với nhau (chẳng hạn như nghiến răng) gây mài mòn men răng,…
Chuyên gia hướng dẫn chi tiết các phòng ngừa và cải thiện men răng yếu
Men răng yếu khiến răng của bạn có nguy cơ bị sâu răng cao hơn. Nhưng bạn có thể giúp ngăn chặn tình trạng men răng yếu có hại bằng cách thực hiện thói quen chăm sóc răng miệng thường xuyên, hạn chế đồ ăn có hại, sử dụng can thiệp nha khoa hợp lí,…
Vệ sinh răng miệng chuẩn chuyên gia giúp khắc phục tình trạng men răng yếu.
- Chăm sóc răng miệng hàng ngày: Để ngăn ngừa, cải thiện men răng yếu và giữ cho răng khỏe mạnh, hãy đảm bảo: Chải răng đúng cách ít nhất 2 lần một ngày hoặc dùng chỉ nha khoa, sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn để có hiệu quả diệt khuẩn và mảng bám tốt nhất. Những người bị men răng yếu không nên sử dụng nước súc miệng chứa cồn (do gây buốt răng) hoặc các loại nước súc miệng gây ố răng như Chlorhexidine. Tham khảo thêm các loại nước súc miệng Nano bạc an toàn cho bệnh nhân men răng yếu. Đến gặp nha sĩ sáu tháng một lần để kiểm tra và làm sạch răng thường xuyên.
- Tránh thực phẩm có hại: Giảm lượng đường, chất có ga giúp giảm tình trạng mài mòn khiến men răng yếu. Hạn chế thức ăn hay đồ uống có tính acid như nước ngọt có ga, chanh, trái cây và nước trái cây họ cam quýt khác hay những thực phẩm có nhiều đường. Súc miệng ngay bằng nước sạch sau khi ăn thực phẩm và đồ uống có tính acid.
- Uống nhiều nước: Cần uống đủ lượng nước trong ngày để tránh bị khô miệng.
- Can thiệp nha khoa: Để tình trạng men răng yếu không trở nên trầm trọng hơn thì bạn có thể áp dụng phương pháp thẩm mỹ trám răng và bọc sứ để bảo tồn men răng. Trám răng là kỹ thuật sử dụng vật liệu hàn trám răng (thường là composite) để bù đắp vào phần khuyết thiếu trên răng bị hư, bị mòn men răng. Bọc răng sứ sử dụng các mão sứ chụp lên các răng thật bị hỏng men răng giúp răng tránh khỏi những tác động trực tiếp lên răng.
Men răng là lớp bảo vệ quan trọng ngăn ngừa các bệnh lý trên răng miệng. Vì vậy hãy bảo vệ hàng rào tự nhiên này để bạn luôn có một tình trạng răng miệng tốt, một cơ thể luôn khỏe mạnh
Theo PlasmaKare.vn