Nhiệt miệng ở trẻ em không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của trẻ nhỏ. Trẻ bị nhiệt miệng thường trải qua cảm giác đau đớn, khóc lóc, mất sự ham muốn và hứng thú với việc ăn uống. Tình trạng này nếu tái diễn nhiều lần có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ. Hãy cùng Plasmakare tìm hiểu về vấn đề nhiệt miệng ở trẻ em và những biện pháp giúp mẹ chấm dứt nhanh chóng tình trạng này ở trẻ và tránh tình trạng tái phát lặp nhiều lần.
Mục lục
- 1. Tổng quan về nhiệt miệng ở trẻ em
- 2. Cách trị nhiệt miệng ở trẻ em
- 2.1. Súc miệng với dung dịch sát khuẩn Nano bạc PlasmaKare
- 2.2. Bôi thuốc giảm đau Kamistad Gel N
- 2.3. Bôi thuốc Oracotica để trị nhiệt miệng ở trẻ em
- 2.4. Trị nhiệt miệng ở trẻ em đơn giản bằng bột sắn dây
- 2.5. Trị nhiệt miệng ở trẻ em bằng mật ong
- 2.6. Chữa nhiệt miệng ở trẻ em bằng nước súc miệng tự pha
- 3. Cách phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ em tái đi tái lại nhiều lần
Tổng quan về nhiệt miệng ở trẻ em
Nhiệt miệng ở trẻ em là một trong những vấn đề về răng miệng phổ biến. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của trẻ.
Định nghĩa về nhiệt miệng ở trẻ em
Nhiệt miệng, hay nhiệt miệng áp tơ ở trẻ em là tình trạng xuất hiện các vết loét trong niêm mạc miệng của trẻ. Các vết loét này ban đầu được hình thành từ những ổ viêm – thường sưng hoặc tấy đỏ. Sau đó, tại vị trí viêm hình thành nên những mụn nước nhỏ. Dưới tác động của các lực và chạm do nói chuyện, ăn uống mà mụn nước vỡ ra hình thành nên những vết loét. Các vết loét thường có viền màu đỏ, ở giữa có màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, kích thước dưới 10 mm. Các vết loét do nhiệt miệng ở trẻ em thường xuất hiện ở niêm mạc phía trong môi, trong má, trên nướu, dưới lưỡi.
Nhiệt miệng ở trẻ em gây ra những ảnh hưởng gì
Nhiệt miệng ở trẻ em thông thường sẽ tự khỏi dù không cần phải điều trị. Thời gian để các vết loét do nhiệt miệng lành lại kéo dài từ 7 ngày đến vài tuần, tuỳ theo mức độ và tuỳ theo cơ địa của trẻ. Sau khi các vết nhiệt miệng lành lại thì có thể sẽ có những đợt mới tái đi tái lại nhiều lần. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ. Cụ thể:
- Trẻ đau đớn, quấy khóc: Vết loét do nhiệt miệng ở trẻ em sẽ gây ra đau đớn khi ăn, uống nói chuyện, đặc biệt là khi trẻ ăn phải các thực phẩm có vị mặn, chua, hoặc thực phẩm cứng. Trẻ nhỏ cũng có xu hướng quấy khóc nhiều hơn trong thời gian bị nhiệt miệng bởi những đau đớn mà trẻ phải trải qua.
- Chán ăn, bỏ ăn: Xuất phát từ việc trẻ bị đau do thức ăn cọ xát hoặc gia vị tiếp xúc với vết loét gây xót. Những vết loét ở dưới lưỡi hoặc trên nướu khiến trẻ không dám nhai vì sợ đau. Vì vậy mà trẻ thường chán ăn, bỏ ăn khi bị nhiệt miệng. Nếu nhiệt miệng liên tục và tái đi tái lại nhiều lần có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể trạng của trẻ.
- Sốt: nhiệt miệng ở trẻ em trong một số trường hợp có thể gây ra triệu chứng toàn thân đó là sốt. Tình trạng này xảy ra khi phản ứng viêm tại các vết loét do nhiệt miệng xảy ra quá mạnh mẽ. Sốt cao có thể dẫn tới mệt mỏi, khô nóng, thiếu nước và điện giải ở trẻ.
Tại sao nhiệt miệng ở trẻ em hay tái đi tái lại nhiều lần
Một vấn đề khác mà mẹ rất quan tâm đó là nhiệt miệng ở trẻ em thường tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân khiến cho trẻ hay bị nhiệt miệng hết đợt này đến đợt khác thường đến từ thói quen vệ sinh răng miệng hoặc một chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất kéo dài, lặp đi lặp lại. Ngoài ra, tình trạng này có thể đến từ nguyên nhân thể trạng. Theo quan niệm của đông y, nhiệt miệng là do cơ thể bị nhiệt. Vì vậy trẻ có cơ địa thể nhiệt thường dễ bị nhiệt miệng hơn và nhiệt miệng thường tái lại nhiều lần.
Cách trị nhiệt miệng ở trẻ em
Nguyên tắc để trị nhiệt miệng ở trẻ em một cách hiệu quả là giảm bớt đau đớn, giúp các vết loét miệng nhanh lành và ngăn ngừa bệnh tái trở lại. Để trị nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả, mẹ có thể hướng dẫn trẻ chăm sóc, vệ sinh răng miệng, sử dụng các thuốc giúp giảm đau, chống viêm hoặc áp dụng các phương pháp dân gian. Dưới đây là các phương pháp mẹ cần bỏ túi ngay để có thể trị nhiệt miệng ở trẻ một cách hiệu qủa nhất.
Súc miệng với dung dịch sát khuẩn Nano bạc PlasmaKare
Súc miệng thường xuyên trong thời gian bị nhiệt miệng giúp làm sạch khoang miệng, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn và giúp các vết loét nhanh lành hơn. Tuy vậy cần lựa chọn dung dịch súc miệng phù hợp thì mới đạt hiệu quả như mong đợi. Dung dịch Nano bạc Plasmakare chứa thành phần chính là Nano Bạc Plasma chuẩn hoá và keo ong. Hai hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm hiệu quả, nhờ vậy giúp ngăn chặn các vấn đề viêm trực tiếp tại các vết loét. Không chỉ vậy, dung dịch Nano bạc Plasmakare còn có tác dụng làm săn se, làm liền vết thương nhanh chóng. Nếu duy trì thói quan súc miệng với dung dịch Nano bạc Plasmakare thường xuyên giúp ngăn ngừa nhiệt miệng tái đi tái lại hiệu quả.
Dung dịch Nano bạc Plasmakare không có vị cay hắc khó chịu, rất dễ dùng đối với cả trẻ nhỏ.
Cách dùng: Cho bé súc miệng 3 – 5 lần/ ngày vào thời gian sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Mỗi lần súc 5 – 10 ml, súc kĩ miệng trong khoảng 30s rồi nhổ ra và không cần súc lại bằng nước.
Bôi thuốc giảm đau Kamistad Gel N
Trong trường hợp trẻ bị đau, xót quá nhiều do nhiệt miệng, mẹ có thể bôi gel Kamistad Gel N cho trẻ. Đây là gel bôi có chứa thành phần chính là thuốc tê tại chỗ và chiết xuất hoa cúc. Sau khi bôi trực tiếp gel vào vết loét sẽ giúp giảm đau tức thì, thông thường sau khoảng 10 – 20 s tại vị trí bôi thuốc sẽ không còn cảm giác. Nhờ vậy trẻ có thể ăn uống dễ dàng hơn. Thành phần chiết xuất hoa cúc có tác dụng chống viêm. Tuy vậy, Kamistad Gel N chủ yếu chỉ có tác dụng để giảm đau, thuốc cũng mất tác dụng nhanh sau khi bôi. Do vậy, gel chỉ dùng để giảm triệu chứng đau cho trẻ chứ không có nhiều tác dụng giúp chống viêm, làm liền vết loét.
Bôi thuốc Oracotica để trị nhiệt miệng ở trẻ em
Một thuốc được sử dụng trong trị nhiệt miệng ở trẻ em khác đó là Oracortica. Đây là thuốc bôi dạng mỡ, có chứa hoạt chất nhóm corticoid. Thuốc có tác dụng kháng viêm rất mạnh. Tuy vậy cũng có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng với cơ thể. Khi bôi trực tiếp vào vết loét thuốc có thể được hấp thu thông qua niêm mạc miệng để cho tác dụng. Mẹ hãy cân nhắc, không nên lạm dụng sử dụng thuốc cho bé. Hãy chỉ sử dụng khi bé nhiệt miệng cùng lúc rất nhiều vết, gây đau đớn, khó chịu hoặc gây triệu chứng toàn thân như sốt. Còn trong các trường hợp khác, hãy lựa chọn các phương pháp ít tác dụng phụ hơn.
Hiện nay, Oracortica được bào chế dưới dạng các gói thiếc. Mỗi lần sử dụng mẹ lấy một lượng nhỏ thuốc mỡ và bôi trực tiếp thành một lớp mỏng vào vị trí bị nhiệt miệng. Nên bôi trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng để không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và nước uống.
Trị nhiệt miệng ở trẻ em đơn giản bằng bột sắn dây
Bột sắn dây có rất nhiều tác dụng với sức khoẻ, trong đó phải kể đến là tác dụng thanh nhiệt. Nhờ vậy, bột sắn dây trở thành một biện pháp dân gian được rất nhiều người tin tưởng để trị nhiệt miệng ở trẻ em. Có 2 cách chính để chế biến bột sắn dây trị nhiệt miệng cho bé đó là pha nước sắn dây hoặc nấu chín thành bột sắn dây. Hai cách làm này có hiệu quả không khác biệt, do đó mẹ có thể lựa chọn phương pháp nào mà mẹ thấy phù hợp.
Cách làm nước sắn dây trị nhiệt miệng ở trẻ em:
- Thêm vào cốc 2 thìa ăn cơm bột sắn dây
- Hoà tan bột sắn dây với nước đun sôi để nguội
- Thêm đường hoặc mật ong cho vừa miệng và cho trẻ uống.
- Nên cho trẻ uống nước sắn dây ngày 1 – 2 lần và uống liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Cách làm bột sắn dây trị nhiệt miệng ở trẻ em:
- Chuẩn bị 2 – 3 thìa bột sắn dây
- Hoà tan bột sắn dây với nước lạnh, thêm đường cho vừa miệng
- Đun trên lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều tay cho đến khi bột chuyển hoàn toàn thành trong suốt
- Tắt bếp, để nguội và cho bé ăn ngày 1 lần. Ăn liên tục trong 3 – 5 ngày.
Trị nhiệt miệng ở trẻ em bằng mật ong
Mật ong được xem như là một món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, mật ong còn có tác dụng kháng viêm kháng khuẩn cao, được xem như là một kháng sinh thiên nhiên. Khi trẻ bị nhiệt miệng, mẹ có thể áp dụng ngay một phương pháp vô cùng đơn giản nhưng cũng không kém phần hiệu quả đó là dùng mật ong. Cách làm vô cùng đơn giản, mẹ hãy dùng mật ong bôi trực tiếp vào các vết loét do nhiệt trong khoang miệng của trẻ. Điều này không chỉ giúp kháng viêm mà còn giúp làm dịu, giúp bé giảm đau và giúp cho vết nhiệt nhanh lành hơn. Có thể áp dụng nhiều lần trong ngày cho đến khi bệnh giảm và hết hẳn.
Chữa nhiệt miệng ở trẻ em bằng nước súc miệng tự pha
Mẹ có thể áp dụng các chữa nhiệt miệng ở trẻ em bằng cách tự chuẩn bị dung dịch súc miệng cho bé. Nguyên liệu chính để pha nước súc miệng là bột baking soda, muối trắng và nước ấp. Mẹ pha nước súc miệng theo công thức 1 thìa baking soda + 1/2 thìa muối và 200 ml. Cho bé súc miệng vài giờ một lần và súc liên tục trong vài ngày. Dung dịch baking soda và muối giúp dịu vết loét, hỗ trợ giảm viêm và giúp vết loét nhanh lành hơn.
Cách phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ em tái đi tái lại nhiều lần
Ngoài việc kiểm soát các triệu chứng, giảm đau, làm lành các vết loét thì mẹ cũng có thể chủ động áp dụng một số cách để tránh nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần ở trẻ. Đa phần các phương pháp này đều dễ thực hiện và không hề tốn kém.
- Hướng dẫn trẻ thường xuyên vệ sinh răng miệng hằng ngày
- Cho trẻ sử dụng bàn chải mềm và nhỏ
- Đưa trẻ đi khám nha định kỳ, đặc biệt nếu trẻ có răng mọc lệch hoặc đang chỉnh nha
- Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ quả
- Khuyến khích trẻ vận động để nâng cao thể lực
- Tạo thói quen ăn uống từ tốn, tránh vừa ăn vừa nói chuyện nô đùa
- Hạn chế nước ngọt, nước có gas
- Giảm thiểu thực phẩm chiên xào, đồ chua, cay, nóng và đồ ăn cứng, sắc nhọn.
Trên đây là các bí quyết nhỏ giúp mẹ có thể dễ dàng kiểm soát tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em và phòng ngừa vấn đề này tái lại nhiều lần. Hy vọng rằng các thông tin trên sẽ hữu ích với mẹ để chăm sóc cho các bé tốt hơn.