Nguyên nhân hôi miệng không chỉ từ các vấn đề trong răng miệng mà còn có thể xuất phát từ vấn đề ở dạ dày. Điều trị hôi miệng từ dạ dày cũng có sự khác biệt so với điều trị hôi miệng do răng nướu thông thường. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết cho bạn.
Mục lục
Nguyên nhân nào từ dạ dày gây hôi miệng?
Hôi miệng không chỉ gây ảnh hưởng đến việc giao tiếp hàng ngày mà còn là dấu hiệu của một số bệnh lý toàn thân. Bên cạnh các bệnh lý răng miệng, các vấn đề ở dạ dày như hội chứng trào ngược và viêm loét dạ dày cũng có thể gây hôi miệng với tỷ lệ không nhỏ.
Trào ngược dạ dày – thực quản là căn nguyên chính gây hôi miệng từ dạ dày. Dịch vị chứa Acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản, thậm chí lên đến cổ họng gây tổn thương niêm mạc những vùng này và tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm phát triển, và gây mùi.
Ở những người bị viêm loét dạ dày do nhiễm H.Pylori bị trào ngược, vi khuẩn này cũng có thể xuất hiện trong miệng của người bệnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng H. pylori tạo ra các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh gây ra chứng hôi miệng như Hydrogen sulfite và Methyl mercaptan.
Không chỉ vậy, sự phát triển của những vi khuẩn gây bệnh này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng nướu khác như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu – nguyên nhân chính gây hôi miệng. Bởi vậy, tình trạng hôi miệng từ dạ dày khó cải thiện hơn so với hôi miệng từ răng nướu và không thể điều trị dứt điểm nếu không xử lý triệt để các bệnh dạ dày nói trên.
Dấu hiệu nhận biết hôi miệng từ dạ dày
Hôi miệng từ dạ dày thường đi kèm nhiều triệu chứng của các bệnh căn nguyên như:
- Lưỡi trắng do sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
- Buồn nôn, ợ hơi, ợ chua
- Đau tức ngực
- Ho, viêm họng và khàn giọng.
Bên cạnh đó, hôi miệng xuất phát từ dạ dày khó có thể cải thiện bởi các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường. Vì vậy, nếu đánh răng thường xuyên, dùng chỉ nha khoa và súc miệng kỹ nhưng hơi thở vẫn có mùi hôi, người hôi miệng nên nghi ngờ các nguyên nhân từ dạ dày.
Cách điều trị hôi miệng từ dạ dày
Hiện nay, không có biện pháp hay thuốc trị hôi miệng từ dạ dày nào là đặc hiệu. Nguyên tắc trị hôi miệng từ dạ dày bao gồm chữa trị triệt để các bệnh lý dạ dày gây hôi miệng kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên. Các biện pháp điều trị hôi miệng từ dạ dày cụ thể:
Điều trị các bệnh dạ dày liên quan
Từng căn nguyên gây hôi miệng sẽ có cách điều trị khác nhau. Cụ thể:
Trào ngược dạ dày – thực quản không nhiễm H.Pylori
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản được khuyến cáo kết hợp điều trị bằng thuốc và các biện pháp thay đổi lối sống như sau:
- Thuốc giảm tiết Acid dạ dày: Thuốc ức chế bơm Proton (Lansoprazol, Omeprazol, Esomeprazol, Rabeprazol và Pantoprazol), thuốc kháng Histamin H2 (Ranitidine, Famotidine, Cimetidine,…
- Ngủ nghiêng bên trái, nâng cao đầu khi ngủ
- Kiểm soát cân nặng, hạn chế stress và bỏ thuốc lá
- Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia, đồ có ga hoặc caffein.
- Không nên tập thể dục quá mức.
- Hạn chế ăn thức ăn có mùi như hành tỏi, rau mùi, và các loại thực phẩm giàu chất béo.
- Giữ tư thế thẳng trong và sau bữa ăn.
- Ăn nhiều bữa trong ngày thay vì 3 bữa như bình thường.
- Tránh ăn khuya, ăn vặt trước khi đi ngủ 2 – 3 tiếng.
Trào ngược dạ dày – thực quản do viêm loét dạ dày nhiễm H.Pylori
Trong trường hợp này, người bệnh vẫn cần áp dụng các biện pháp điều trị kể trên và phối hợp với điều trị viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn. Cụ thể:
- Thuốc trị viêm loét dạ dày: thuốc giảm tiết Acid dạ dày, Prostaglandins, thuốc trung hòa acid (Natri bicarbonat, Calci carbonat, Nhôm/Magie hydroxyd, Sucralfat)
- Liệu pháp kháng sinh diệt H.Pylori: 1 phác đồ thường kéo dài 10 – 14 ngày với 3 hoặc 4 thuốc bao gồm 1 thuốc ức chế bơm Proton (PPI) và 2/3 thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tùy theo tình hình dịch tễ và đáp ứng của người bệnh.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trị hôi miệng từ dạ dày
Các bước chăm sóc răng miệng là không thể thiếu khi điều trị hôi miệng do mọi nguyên nhân, cụ thể:
- Đánh răng ngày 3 lần sau bữa ăn, dùng tăm/bàn chải kẽ/chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng. Ưu tiên dùng kem đánh răng chứa các thành phần kháng khuẩn để làm giảm số lượng vi khuẩn gây hại.
- Cạo lưỡi 3 lần/tuần.
- Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày để duy trì sự tiết nước bọt trong khoang miệng.
- Sử dụng các loại nước súc miệng kháng khuẩn chứa Chlorhexidine, Povidone Iod, Nano bạc,…
Lưu ý: Người bệnh mắc hội chứng trào ngược lo ngại mùi vị khó chịu và tác dụng phụ bỏng rát niêm mạc của Chlorhexidine hay Povidone Iod nên chuyển qua dùng nước súc miệng chứa nano bạc như nước súc miệng PlasmaKare. Sản phẩm này còn được coi là nước súc miệng trị hôi miệng nhờ thành phần nano bạc TSNcó tác dụng khử mùi nhờ tính oxy hóa và khả năng liên kết với các hợp chất gây mùi chứa lưu huỳnh.
Trị hôi miệng từ dạ dày bằng các mẹo dân gian
Một số mẹo dân gian cũng giúp trị hôi miệng từ dạ dày tại nhà hiệu quả. Người hôi miệng có thể tham khảo những mẹo sau đây:
- Bạc hà: Bạc hà có tính kháng khuẩn và che mùi rất tốt. Người hôi miệng có thể ngậm kẹo bạc hà hoặc súc miệng bằng nước cốt bạc hà.
- Gừng tươi: Gừng tươi có hiệu quả diệt vi khuẩn rất tốt, đồng thời hỗ trợ điều trị hội chứng trào ngược rất tốt. Người hôi miệng nên uống trà gừng hoặc thêm gừng vào trong bữa ăn hàng ngày.
- Vỏ chanh: Tinh dầu và các chất chống oxy hóa trong vỏ chanh giúp khử mùi hôi miệng rất tốt. Người hôi miệng nên đun sôi vỏ chanh với nước và dùng để súc miệng.
- Trà xanh: Súc miệng bằng nước trà xanh hỗ trợ khử mùi hiệu quả. Tuy nhiên, người bị hôi miệng nên tránh lạm dụng mẹo này do nước trà xanh có thể gây vàng răng.
- Húng chanh: Húng chanh chứa tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, nhờ vậy ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mùi. Người bị hôi miệng nên ngậm húng chanh tươi hoặc súc miệng bằng nước húng chanh.
Ngoài ra, người bị hôi miệng có thể sử dụng thêm các loại kẹo bạc hà, kẹo cao su không đường để che bớt mùi trong quá trình điều trị bệnh.
Cách phòng ngừa hôi miệng từ dạ dày
Hôi miệng do các vấn đề từ dạ dày khó cải thiện hơn so với hôi miệng do răng nướu. Vì vậy, việc phòng ngừa tình trạng này là rất quan trọng. Các biện pháp phòng ngừa hôi miệng từ dạ dày:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng hàng ngày bằng nước súc miệng kháng khuẩn dịu nhẹ chứa nano bạc hoặc nước muối sinh lý.
- Ăn uống lành mạnh: uống đủ nước, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả và trái cây.
- Hạn chế thực phẩm lên men, rượu bia, đồ uống có ga, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua, men tiêu hóa.
- Phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giảm thiểu stress.
- Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, yoga để đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Hôi miệng không phải lúc nào cũng xuất phát từ các vấn đề răng miệng mà có thể từ các tình trạng trong dạ dày và đường tiêu hóa. Tốt nhất người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị hôi miệng từ dạ dày thích hợp.