Mề đay gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt và thẩm mỹ của người bệnh. Có nhiều cách trị mề đay tận gốc, từ dân gian đến hiện đại, chúng đều có tác dụng giảm ngứa và các triệu chứng của bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chỉ ra từng cách trị mề đay tận gốc đơn giản, hiệu quả.
Mục lục
Bệnh mề đay là gì?
Mề đay là những nốt mẩn đỏ, hồng hoặc màu da, nổi lên trên da, gây ngứa và đôi khi đau rát. Bệnh này do nhiều yếu tố tác động lên da. Làm bạn bị nổi mề đay.
Mề đay thường là một vấn đề ngắn hạn, có thể được điều trị bằng thuốc. Hầu hết các nốt mề đay sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, đây được gọi là mề đay cấp tính.
Tuy nhiên, mề đay mãn tính, đặc biệt là các trường hợp kèm theo phát ban lớn và phản ứng dị ứng nghiêm trọng, là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn.
Nguyên nhân gây ra bệnh mề đay
Mề đay có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cả từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Người bệnh cần hiểu rõ các nguyên nhân này để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Một số nguyên nhân phố biển gây bệnh mề đay:
- Dị ứng thực phẩm: Khi cơ thể tiếp xúc với thực phẩm gây dị ứng, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt các phản ứng để chống lại thực phẩm đó. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như nổi mề đay, ngứa, khó thở,… Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhất là hải sản, đậu phộng, da gà, trứng,..
- Do côn trùng cắn: Những người có cơ địa nhạy cảm, khi bị côn trùng cắn sẽ có phản ứng dị ứng với nọc độc của côn trùng. Phản ứng này có thể gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy, phát ban toàn thân, khó thở và phù nề,…
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây ra mề đay. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm gan siêu vi, nhiễm khuẩn tai – mũi – họng,…
- Tác nhân vật lý: Mề đay do tác nhân vật lý là một dạng mề đay không do dị ứng, thường do các yếu tố vật lý bên ngoài như thời tiết quá nóng bức khiến cơ thể bạn đổ nhiều mồ hôi. Mề đay do tác nhân vật lý có xu hướng tái phát và tiến triển thành mề đay mãn tính.
- Do bệnh lý: Người mắc các bệnh tự miễn có hệ miễn dịch suy yếu, khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại. Trong một số trường hợp, hệ miễn dịch có thể tấn các tế bào khỏe mạnh, dẫn đến tình trạng mề đay.
- Do di truyền: Mề đay do di truyền là một dạng mề đay hiếm gặp, khởi phát do yếu tố cơ địa. Yếu tố này khó điều trị hơn.
- Nguyên nhân khác: Nổi mề đay có thể do tiếp xúc với các dị nguyên có trong không khí, hoặc do cơ thể tự phát các phản ứng dị ứng mà không rõ nguyên nhân.
Cách trị mề đay tận gốc tại nhà an toàn, hiệu quả
Cách trị mề đay tận gốc thường được mọi người áp dụng với hai phương pháp, điều trị tây y và điều trị theo dân gian. Dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn 2 cách điều trị này.
Cách trị mề đay tận gốc bằng Tây y
Thuốc chữa dị ứng có thể được sử dụng để điều trị nổi mề đay dị ứng, nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ. Khi có dấu hiệu nổi mề đay dị ứng, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách trị mề đay tận gốc bằng thuốc tây y thường được mọi người sử dụng khi bị các bệnh về da:
Thuốc bôi ngoài da
Thuốc bôi ngoài da chỉ nên được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc mỡ kháng histamin có thể gây viêm da dị ứng, vì vậy không nên sử dụng. Thuốc mỡ corticoid có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng trên diện tích da lớn hoặc lượng thuốc quá nhiều.
Sử dụng thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin đường uống là phương pháp điều trị nổi mề đay dị ứng phổ biến và hiệu quả. Thuốc không chỉ giúp giảm ngứa, mẩn đỏ, phát ban mà còn có tác dụng trị dị ứng mũi, bao gồm viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch. Thuốc corticoid đường uống hoặc tiêm được chỉ định trong trường hợp nổi mề đay cấp tính kèm phù thanh quản, nổi mề đay do viêm mạch hoặc mề đay do chèn ép không đáp ứng với thuốc kháng histamin. Thuốc không được dùng để điều trị mề đay mạn tính tự phát.
Cách trị mề đay tận gốc từ dược liệu thiên nhiên
Bệnh mề đay gây ra các triệu chứng như nổi ban đỏ, ngứa rát, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Việc sử dụng các phương pháp thiên nhiên để điều trị mề đay tận gốc sẽ giúp người bệnh an toàn và nhanh khỏi bệnh. Dưới đây là các cách trị mề đay tận gốc bằng nguyên liệu thiên nhiên được nhiều người áp dụng:
Cách trị mề đay bằng muối
Với trường hợp chưa kịp tìm kiếm thảo dược, bạn có thể sử dụng muối để trị mề đay. Muối có khả năng sát khuẩn và làm dịu da, giúp cải thiện đáng kể tình trạng sần sùi và ngứa ngáy. Bạn có thể áp dụng các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây mề đay.
Cách chữa mề đay bằng lá khế
Lá khế có thể được sử dụng để trị mề đay hiệu quả. Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá khế tươi, rang cho héo lại, để nguội rồi đắp lên vùng da bị mề đay. Bạn nên duy trì thực hiện nhiều lần trong ngày cho đến khi mề đay hết hẳn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cành và lá khế để nấu nước tắm trị mề đay. Đây cũng là một cách hiệu quả để cải thiện tình trạng này.
Sử dụng lá tía tô chữa mề đay
Lá tía tô có tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng giảm ngứa và giảm độc. Loại thảo dược này thường được dùng để điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là mề đay. Thành phần của lá tía tô có tác dụng ức chế vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng. Ngoài ra, phần tinh dầu lá tía tô có công dụng giúp bạn giảm ngứa, giảm sưng và hồi phục da nhanh chóng.
Cách chữa mề đay bằng lá hẹ
Để có nước lá hẹ, bạn cần rửa sạch lá hẹ, cho vào nồi đun với 2 – 3 lít nước, nấu khoảng 5 – 10 phút. Sau đó, bạn có thể cho thêm một ít muối trắng vào nồi.
Sau khi nấu nước lá hẹ, bạn hãy cho nước vào chậu, hòa thêm nước lạnh để nước đủ ấm. Cách trị mề đay tận gốc từ lá hẹ rất đơn giản, bạn có thể dùng nước hẹ để tắm hoặc đắp lên vùng da bị mề đay. Việc này sẽ giúp giảm ngứa và cải thiện tình trạng mề đay.
Sử dụng lá kinh giới trị mề đay
Bạn có thể dùng lá kinh giới để xông hơi, phương pháp này có tác dụng giảm ngứa và cải thiện tình trạng mề đay. Lá kinh giới có tác dụng chống dị ứng, giảm viêm và ngứa, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho da. Phương pháp này cũng giúp loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn trên da.
Cách trị mề đay tận gốc với Gel bôi PlasmaKare No5
Kem bôi da và niêm mạc PlasmaKare No5 là một sản phẩm đa tác dụng được nghiên cứu và phát triển bởi Innocare Pharma. Sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của người bệnh, điều trị tại chỗ các bệnh về da liễu hiệu quả, lành tính, sản phẩm dùng được lâu dài cho cả nhà bạn với chi phí hợp lý.
PlasmaKare No5 với thành phần dược liệu tự nhiên, giúp tái tạo tế bào da, làm sạch da, giúp kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm, chống viêm hiệu quả và làm lành các tổn thương trên da.
Thành phần chính của PlasmaKare No5:
- TSN Nano bạc là một phức hệ bao gồm nano bạc và acid tannic, được sản xuất bởi công nghệ Plasma từ Innocare Pharma. Phức hệ này có kích thước hạt nano đồng nhất, đảm bảo hiệu quả và an toàn. TSN Nano bạc có khả năng kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm vượt trội. TSN Nano bạc có khả năng ức chế các chất trung gian gây viêm, sau đó làm dịu da, cải thiện tình trạng ngứa , hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da bị mạn tính.
- Dịch chiết lựu là một nguồn cung cấp acid ellagic dồi dào, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng kích thích tái tạo tế bào da, dưỡng da, làm đẹp da, chống lão hóa và tăng cường khả năng chống viêm.
- Dịch chiết núc nác là một loại dược liệu quý có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa và giảm sừng. Thành phần này thường được sử dụng để điều trị các bệnh mạn tính ngoài da như vảy nến, á sừng, viêm da cơ địa, eczema. Khi được phối hợp trong công thức, dịch chiết núc nác giúp làm giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da và viêm da.
- Chitosan là một hợp chất hữu cơ có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn. Hợp chất này có thể được sử dụng trong các công thức ngoài da để kháng nấm và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do nấm gây ra, bao gồm nấm kẽ, lang beng, hắc lào.
PlasmaKare No5 là sản phẩm bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng trị bệnh mề đay tận gốc và các bệnh về da liễu khác. Vì nó không chứa các chất gây hại, nói không với thành phần kháng sinh, corticoid, đặc biệt không chứa cồn, nên bạn sẽ không lo da mình bị kích ứng.
Bài viết trên đây đã giúp mọi người chỉ ra cách trị mề đay tận gốc tại nhà giảm ngứa và khó chịu. Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý và cân nhắc khi áp dụng. Vì biện pháp này chỉ nên sử dụng khi tình trạng bệnh mề đay ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh nặng và nghiêm trọng hơn, bạn nên đi khám để điều trị dứt điểm.