Chàm sữa (hay còn gọi là lác sữa) là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây cho trẻ những cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị chàm sữa là gì? Hãy cùng PlasmaKare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân gây ra chàm sữa
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra chàm sữa. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số nguyên nhân sau có liên quan mật thiết với căn bệnh này:
- Do cơ địa dị ứng: Trẻ có cơ địa dị ứng sẽ rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài.
- Do di truyền: Cha mẹ có tiền sử mắc các bệnh như hen suyễn, viêm da dị ứng, …thì trẻ có nguy cơ mắc chàm sữa cao hơn.
- Do tác nhân bên ngoài: Thời tiết, lông động vật, bụi nhà, hóa chất có trong sữa tắm, nước giặt,…
- Do da thiếu ẩm: Da của trẻ cần phải được đảm bảo đủ độ ẩm. Tránh việc da của trẻ quá khô làm tăng nguy cơ trẻ bị bệnh.
- Bé bị dị ứng từ nguồn thức ăn của mẹ.
Dấu hiệu nhận biết chàm sữa
Các dấu hiệu nhận biết sau đây sẽ giúp ba mẹ nhận biết trẻ có đang bị chàm sữa hay không để có phương án điều trị phù hợp cũng như cách chăm sóc trẻ đúng cách:
- Chàm sữa thường xuất hiện ở hai bên má và mặt, cổ, các nếp nhăn quanh khuỷu tay, đầu gối, cổ tay.
- Vùng da bị chàm sữa thường đỏ, ngứa sau đó xuất hiện mụn nước nhỏ li ti tập trung thành từng đám. Các mụn nước vỡ ra, chảy dịch, khô dần đóng vảy khiến vùng da đó khá thô ráp, khô, cứng.
- Khi trẻ bị chàm sữa sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, liên tục gãi.
Lưu ý khi trẻ bị chàm sữa, hạn chế việc bé đưa tay lên gãi. Vì khi gãi sẽ khiến các mụn nước vỡ ra tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Từ đó gây bội nhiễm, tổn thương trên da trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn.
Điều trị chàm sữa đúng cách
Chàm sữa là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu điều trị không đúng cách sẽ khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Dưới đây là một số phương pháp điều trị được các chuyên gia y tế khuyến cáo.
Điều trị không dùng thuốc
Trong các trường hợp phát hiện sớm trẻ bị chàm sữa, ba mẹ có thể tham khảo phương pháp sau:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm sữa bằng dung dịch kháng khuẩn hoặc nước muối sinh lý 0,9%.
- Sử dụng kem trị chàm sữa: Một số sản phẩm như Dexeryl, Chicco, Kem bôi da Nano bạc PlasmaKare No5,…
- Chế độ dinh dưỡng: trẻ bị chàm sữa cần có một chế độ ăn đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp da hồi phục tốt hơn.
- Tắm nước ấm: không nên sử dụng nước quá nóng để tắm cho trẻ sẽ khiến da trẻ bị khô.
- Quần áo: Nên sử dụng quần áo cho trẻ có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Không sử dụng các chất liệu dạ, len cho trẻ đang bị chàm sữa.
Điều trị dùng thuốc
Trong trường hợp chàm sữa ở trẻ xuất hiện tình trạng viêm, bội nhiễm thì nên sử dụng kết hợp các thuốc giảm triệu chứng như:
- Thuốc kháng Histamin: Chlopheniramin, alimemazin, …thường được kê đơn để giảm ngứa cho trẻ hiệu quả.
- Thuốc kháng sinh: Khi trẻ bị chàm sữa có dấu hiệu bội nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh như cefadroxil, amoxicillin,…
- Thuốc chống viêm: Một số kem chứa corticoid dạng nhẹ thường được sử dụng như hydrocortisone 1%, clobetasone butyrate 0,05%. Những thuốc này có hiệu quả giảm ngứa, giảm viêm rất nhanh. Tuy nhiên tuyệt đối không được lạm dụng và chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng tránh bệnh chàm sữa mà ba mẹ nên biết
Một số cách phòng tránh bệnh chàm sữa mà ba mẹ nên biết:
- Về dinh dưỡng: nên duy trì sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời. Chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng trở đi. Mẹ nên hạn chế ăn các thực phẩm như hải sản, trứng, thực phẩm lên men,… để tránh gây dị ứng cho trẻ qua đường sữa.
- Vệ sinh cho trẻ: cần vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần bú sữa hoặc ăn. Sử dụng nước ấm khi tắm cho trẻ. Mẹ nên lựa chọn các sữa tắm lành tính, không kích ứng da, dùng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Môi trường xung quanh trẻ: thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn ga, gối đệm, giường của trẻ. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo và đặc biệt không được tiếp xúc nếu trẻ đang bị chàm sữa.
Hy vọng bài viết trên đây mang lại các thông tin hữu ích cho ba mẹ trong việc điều trị cũng như phòng tránh chàm sữa cho trẻ.
Để được tư vấn trực tiếp các bệnh về da liễu từ các dược sĩ chuyên môn, ba mẹ có thể gọi đến hotline 0976.648.102 hoặc 0916.648.102