Cách chữa viêm họng bằng tỏi là phương pháp dân gian được nhiều người tin dùng nhờ tính an toàn và hiệu quả lâu đời. Thay vì phụ thuộc vào thuốc tây, ngày nay ngày càng có nhiều người tìm đến các giải pháp tự nhiên để trị viêm họng không dùng thuốc, trong đó tỏi nổi bật với khả năng kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ. Với những lợi ích tuyệt vời này, tỏi đã trở thành nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian. Vậy những bài thuốc dân gian từ tỏi là gì? Cùng PlasmaKare tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1. Chữa viêm họng bằng tỏi có hiệu quả không?
- 2. 10 cách chữa viêm họng bằng tỏi tại nhà
- 2.1. Chữa viêm họng bằng tỏi tươi
- 2.2. Tỏi ngâm mật ong trị viêm họng
- 2.3. Chữa viêm họng tại nhà bằng tỏi nướng
- 2.4. Cách chữa viêm họng bằng tỏi và chanh
- 2.5. Tỏi kết hợp cùng cam thảo
- 2.6. Chữa viêm họng bằng tỏi và hành tím
- 2.7. Làm trà tỏi chữa viêm họng
- 2.8. Rượu tỏi trị viêm họng
- 2.9. Kết hợp tỏi cùng giấm gạo chữa viêm họng
- 2.10. Chữa viêm họng từ tỏi và sữa
- 3. Một số lưu ý khi dùng tỏi chữa viêm họng tại nhà
Chữa viêm họng bằng tỏi có hiệu quả không?
Tỏi không chỉ là một gia vị quen thuộc trong bếp mà còn là một vị thảo dược quý được sử dụng rộng rãi trong dân gian để điều trị nhiều loại bệnh. Theo ghi chép của Đông y, tỏi có tính ấm, vị cay, tác dụng mạnh mẽ trong việc giải độc, sát trùng và làm ấm tỳ vị. Nhờ những đặc tính này, tỏi đã được dân gian sử dụng từ lâu để chữa các bệnh về hô hấp như viêm họng hạt, cảm cúm…
Cùng với đó, nhiều nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh rằng tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt vi khuẩn và virus. Allicin cùng với các chất như glucogen, aliin và fitonxit trong tỏi, giúp tăng cường khả năng sát khuẩn, chống viêm, làm dịu những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa nhiều vitamin và các khoáng chất quan trọng như canxi, photpho, iot, magie, giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe.
Việc sử dụng tỏi trị viêm họng là phương pháp dân gian phổ biến vì tính hiệu quả, an toàn và ít gây tác dụng phụ. Đối với những người muốn trị viêm họng không dùng thuốc, tỏi là một lựa chọn lý tưởng. Đặc biệt, khi kết hợp tỏi với các nguyên liệu tự nhiên khác như mật ong hoặc chanh, tác dụng trị bệnh sẽ được tăng cường đáng kể.
10 cách chữa viêm họng bằng tỏi tại nhà
Dưới đây là 10 cách chữa viêm họng bằng tỏi đơn giản hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo và thực hiện tại nhà:
Chữa viêm họng bằng tỏi tươi
Tỏi tươi là nguyên liệu dễ tìm, dễ sử dụng và mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc trị viêm họng. Bằng cách nhai trực tiếp tỏi, các hợp chất kháng khuẩn trong tỏi sẽ được giải phóng, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ 2-3 tép tỏi, rửa sạch và nhai trực tiếp. Khi nhai, có thể cảm thấy vị hăng của tỏi nhưng hãy cố gắng nhai kỹ để các dưỡng chất được tiết ra tối đa.
- Sau khi nhai xong, nên uống một ít nước ấm để làm dịu cổ họng.
- Lặp lại 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng viêm họng giảm hẳn.
Tỏi ngâm mật ong trị viêm họng
Sự kết hợp giữa tỏi và mật ong không chỉ giúp chữa viêm họng mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Mật ong chứa các chất chống oxy hóa và đặc tính kháng viêm, giúp làm dịu niêm mạc cổ họng, giảm tình trạng viêm nhiễm và làm giảm cơn đau họng. Khi ngâm với tỏi, các tinh chất từ tỏi sẽ hòa quyện vào mật ong, tạo thành một hỗn hợp trị viêm họng hiệu quả.
Cách thực hiện tỏi ngâm mật ong chữa viêm họng đơn giản tại nhà:
Chuẩn bị nguyên liệu: 50 gram tỏi tươi, 250ml mật ong nguyên chất.
Cách làm:
- Bóc vỏ và rửa sạch tỏi. Để ráo nước.
- Đập hoặc giã dập tỏi rồi cho vào hũ thủy tinh.
- Rót mật ong vào hũ tỏi sao cho ngập hết tỏi.
- Đậy kín nắp và bảo quản ở nơi khô ráo.
- Để ngâm tỏi trong mật ong khoảng 3 tháng để các tinh chất hòa quyện hoàn toàn.
Cách dùng: Mỗi lần lấy khoảng 2-3 thìa mật ong tỏi và hòa tan trong 150ml nước ấm. Nên uống khi còn ấm, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Chữa viêm họng tại nhà bằng tỏi nướng
Nướng tỏi giúp giảm bớt mùi hăng và tăng tính hiệu quả trong việc chữa viêm họng. Khi tỏi được nướng lên, các thành phần kháng khuẩn vẫn được giữ nguyên nhưng mùi vị trở nên dễ chịu hơn, phù hợp với những người không quen ăn tỏi sống.
Cách thực hiện:
- Lấy vài tép tỏi, giữ nguyên vỏ và nướng trên bếp cho đến khi tỏi có màu vàng.
- Sau đó, bóc vỏ và ăn trực tiếp. Người bệnh có thể nhai kỹ để các thành phần trong tỏi dễ dàng thẩm thấu vào cổ họng.
Ăn 1-2 nhánh tỏi nướng mỗi ngày để giảm đau họng. Có thể ăn tỏi nướng trực tiếp hoặc nghiền nát rồi trộn với mật ong hoặc thêm vào các món ăn khác để dễ tiêu thụ hơn.
Cách chữa viêm họng bằng tỏi và chanh
Chanh và tỏi là hai nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp, nhưng ít ai biết rằng chúng còn là “cặp đôi hoàn hảo” trong việc hỗ trợ điều trị viêm họng. Vitamin C dồi dào trong chanh không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giảm viêm và làm dịu cổ họng. Bên cạnh đó, axit citric trong chanh giúp làm giảm độ pH ở họng, tạo môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
Khi kết hợp với tỏi, một loại gia vị giàu allicin – một hợp chất kháng khuẩn tự nhiên, hiệu quả điều trị sẽ được nhân đôi. Allicin giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm sưng viêm và làm dịu cơn đau rát họng. Sự kết hợp hoàn hảo giữa vitamin C từ chanh và allicin từ tỏi tạo nên một phương pháp điều trị viêm họng đơn giản, hiệu quả và an toàn tại nhà.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị nguyên liệu: 3-4 nhánh tỏi tươi, 1 quả chanh, 1-2 thìa mật ong (tùy khẩu vị)
Cách làm:
- Bóc vỏ và đập dập các nhánh tỏi, sau đó cho vào một bát nhỏ.
- Vắt nước cốt chanh vào bát chứa tỏi. Nếu sử dụng mật ong, có thể thêm khoảng 1-2 thìa mật ong vào hỗn hợp để điều vị.
- Khuấy đều các nguyên liệu và để yên trong khoảng 10 phút để các hợp chất hòa quyện vào nhau.
Lưu ý: Khi uống có thể thêm một chút nước ấm vào hỗn hợp nếu bạn cảm thấy quá chua hoặc cay. Uống hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng do viêm họng.
Tỏi kết hợp cùng cam thảo
Cam thảo là một vị thuốc quý trong Đông y, nổi tiếng với khả năng làm dịu và giảm viêm. Trong Đông y, cam thảo được coi là một thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc nhờ vào tác dụng làm mềm niêm mạc, giảm đau và kháng viêm. Các hợp chất trong cam thảo giúp làm giảm kích thích và đau rát trong cổ họng, đồng thời hỗ trợ làm sạch và phục hồi niêm mạc bị tổn thương. Khi kết hợp cam thảo với tỏi, tác dụng kháng khuẩn và chống viêm của cả hai thành phần sẽ được tăng cường, mang lại hiệu quả điều trị viêm họng vượt trội
Cách thực hiện:
Chuẩn bị nguyên liệu: 5-6 nhánh tỏi tươi, 20g rễ cam thảo khô, 500ml nước
Cách làm:
- Tỏi bóc vỏ đập dập, cam thảo cắt nhỏ hoặc nghiện nhẹ để tăng hiệu quả chiết xuất.
- Đặt rễ cam thảo vào nồi nước đun sôi với lửa nhỏ khoảng 10-15 phút.
- Sau khi nước thuốc sôi cô đặc còn 1 nửa thì thêm tỏi vào nồi và đun thêm 5 phút để tỏi hòa quyện vào nước thuốc.
- Gạn hoặc lọc hỗn hợp thu được qua rây để loại bảo phần cặn
Để nước thuốc bớt nguội và uống ấm để tận dụng tối đa tác dụng. Mỗi ngày uống 2-3 lần. Duy trì uống trong vài ngày liên tục để cảm nhận hiệu quả giảm viêm và đau họng.
Chữa viêm họng bằng tỏi và hành tím
Hành tím với tính ấm và vị cay nồng, không chỉ là một gia vị quen thuộc trong ẩm thực mà còn là một vị thuốc quý giá trong Đông y. Các hợp chất sulfur có trong hành tím có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp làm giảm sưng viêm, làm dịu niêm mạc họng và loại bỏ độc tố gây hại. Khi kết hợp với tỏi, một loại gia vị có tác dụng tương tự, hiệu quả điều trị viêm họng sẽ được tăng cường đáng kể. Cả hành tím và tỏi đều giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đau rát họng, khàn tiếng, mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Đập dập hoặc xay nhuyễn tỏi và hành tím.
- Cho tỏi và hành tím đã xay vào một bát sạch.
- Thêm mật ong vào hỗn hợp tỏi và hành tím. Trộn đều cho đến khi các nguyên liệu hòa quyện hoàn toàn với nhau.
Để hỗn hợp này nghỉ trong khoảng 15-20 phút. Sau đó dùng hỗn hợp này để ngậm hoặc ăn trực tiếp. Người bệnh có thể sử dụng nó 2-3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Làm trà tỏi chữa viêm họng
Trà tỏi là một lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn sử dụng tỏi nhưng không chịu được vị hăng. Đồng thời, khi được chế biến thành trà, các hợp chất quý giá trong tỏi như allicin dễ dàng hòa tan vào nước, giúp tăng cường khả năng giảm viêm và làm dịu cơn đau họng. Sử dụng trà tỏi thường xuyên giúp cải thiện tình trạng viêm họng, giảm cảm giác đau rát và hỗ trợ hồi phục nhanh chóng.
Cách thực hiện trà tỏi chữa viêm họng tại nhà:
Nguyên liệu: 3-4 nhánh tỏi tươi, 2 cốc nước, 1 thìa mật ong và 1 vài lát chanh tùy khẩu vị.
Cách làm:
- Đập dập hoặc xay nhuyễn các nhánh tỏi, cho vào nước sôi và đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút.
- Sau khi đun xong, lọc bỏ bã tỏi để chỉ lấy nước trà. Có thể thêm 1 thìa mật ong và 1 vài lát chanh vào trà khi nước còn ấm.
Lưu ý: Uống trà tỏi khi còn ấm. Nên duy trì uống trà này 2-3 lần mỗi ngày để đem lại hiệu quả điều trị bệnh.
Rượu tỏi trị viêm họng
Rượu tỏi từ lâu đã được xem là một phương thuốc dân gian quý giá nhờ khả năng kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ. Quá trình ngâm tỏi trong rượu không chỉ giúp chiết xuất tối đa các hợp chất có lợi từ tỏi mà còn tạo ra một dung dịch có khả năng thẩm thấu tốt hơn vào cơ thể. Các hợp chất kháng khuẩn và chống viêm trong tỏi, khi được hòa tan trong rượu, sẽ dễ dàng tiếp cận và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Nhờ đó, rượu tỏi trở thành một giải pháp hữu hiệu cho nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp
Cách làm rượu tỏi đơn giản tại nhà:
- Ngâm 300g tỏi đã bóc vỏ trong 1 lít rượu trắng.
- Ngâm tỏi trong rượu ít nhất 1-2 tuần. Bạn có thể ngâm lâu hơn (đến 3 tuần)
- Sau khi thời gian ngâm đã đủ, dùng 1-2 thìa cà phê rượu tỏi pha với một ít nước ấm hoặc uống trực tiếp. Có thể uống 1-2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
Lưu ý: Không dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú.
Kết hợp tỏi cùng giấm gạo chữa viêm họng
Tỏi ngâm giấm gạo là một phương pháp dân gian được nhiều người tin dùng để điều trị viêm họng. Sự kết hợp giữa tỏi và giấm gạo là một trong những cách chữa viêm họng bằng tỏi mang đến hiệu quả vượt trội trong việc làm dịu cơn đau rát họng và kháng khuẩn. Giấm gạo với tính acid nhẹ và các chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp tạo môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Đồng thời, quá trình ngâm tỏi trong giấm gạo giúp giải phóng các hoạt chất có lợi trong tỏi, tăng cường khả năng kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Cách thực hiện:
Nguyên liệu: 500g tỏi tươi, 2 chén giấm gạo, 1 muỗng canh đường.
Cách làm:
- Tỏi bóc vỏ và cho vào tô lớn ngâm với nước trong khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Cho 2 chén giấm gạo cùng 1 muỗng canh đường vào một tô to. Khuấy đều cho đường tan hoàn toàn trong giấm.
- Cho toàn bộ tỏi đã sơ chế ở trên vào hũ thủy tinh, sau đó đổ nước dấm đã chuẩn bị ngập toàn bộ tỏi rồi đậy kín.
- Ngâm trong khoảng 1 tuần để tỏi thấm giấm.
Sau khi thời gian ngâm đã đủ, có thể dùng 1-2 thìa cà phê giấm tỏi pha với một ít nước ấm để uống mỗi ngày hoặc ngậm trực tiếp trong miệng rồi nuốt. Sử dụng 1-2 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Giấm có tính acid có thể gây khó chịu hoặc kích ứng cho trẻ em và những người có dạ dày nhạy cảm. Vì vậy cần cân nhắc trước khi dùng cho trẻ nhỏ, người có các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Chữa viêm họng từ tỏi và sữa
Tỏi với khả năng kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và giảm sưng viêm trong họng. Trong khi đó, sữa với tính chất làm dịu và giàu dinh dưỡng, giúp làm mềm niêm mạc họng, giảm cảm giác đau rát và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Kết hợp hai thành phần này với nhau không chỉ hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng khác.
Cách tiến hành:
- Chuẩn bị 3-4 tép tỏi tươi bóc vỏ, 1 hộp sữa tươi
- Tỏi bóc vỏ đập đập hoặc giã nát
- Đun nóng sữa tươi trên bếp cho đến khi sữa ấm (tránh đun sôi để bảo toàn dưỡng chất).
- Rót sữa nóng vào một cái ly hoặc bát rồi thêm tỏi đã chuẩn bị ở trên vào.
- Để hỗn hợp nghỉ trong khoảng 10 phút để tỏi ngấm vào sữa. Bạn cũng có thể đun hỗn hợp này thêm khoảng 10 phút với lửa nhỏ để các thành phần hòa quyện tốt hơn.
Khi sữa nguội bớt và còn ấm, uống từng ngụm nhỏ và ăn cả tép tỏi. Thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần mỗi ngày, kiên trì trong 3 – 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Một số lưu ý khi dùng tỏi chữa viêm họng tại nhà
Khi dùng tỏi trong các bài thuốc chữa viêm họng, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy băm nhuyễn, giã nát hoặc cắt nhỏ tỏi để phát huy tác dụng chữa bệnh.
- Nếu người bệnh đang bị tiêu chảy, không nên ăn tỏi sống vì allicin trong tỏi có thể kích thích thành ruột, gây phù nề và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
- Tỏi có thể gây kích thích dạ dày do đó không nên ăn quá nhiều tỏi trong một lần và tránh ăn vào lúc đói.
- Người đang dùng thuốc chống đông máu hoặc một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS không được ăn tỏi, vì có thể gây ra tác dụng tương tác thuốc ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
- Khi sử dụng tỏi để điều trị viêm họng, người bệnh không nên ăn cùng một số thực phẩm như trứng, thịt gà, thịt chó hay cá trắm.
- Không sử dụng rượu tỏi cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
Mặc dù chữa viêm họng bằng tỏi có thể đem lại nhiều hiệu quả điều trị, tuy nhiên không vì thế mà quá lạm dụng phương pháp này. Nếu triệu chứng viêm họng nghiêm trọng hoặc không giảm, người bệnh cần được sự thăm khám của bác sĩ và cân nhắc sử dụng các phương pháp điều trị khác như thuốc.
>>> Xem thêm: