Bệnh than là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do trực khuẩn Bacillus anthracis gây ra. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ sinh sôi nảy nở lan khắp cơ thể sản sinh các độc tố, gây ra các biểu hiện bệnh nghiêm trọng.
Mục lục
Bệnh than có ở đâu
Bệnh than có phổ biến tại các vùng nông thôn, nông nghiệp ở Trung và Nam Mỹ, các vùng Trung và Tây châu Á. Mầm bệnh than theo tự nhiên có trong đất và thường gây bệnh cho các động vật hoang dã. Mặc dù là bệnh hiếm gặp nhưng có thể truyền nhiễm qua người khi tiếp xúc động vật bị nhiễm bệnh hoặc dùng sản phẩm của chúng.
Khi tiếp xúc với mầm bệnh con người có thể bị truyền nhiễm và gây ra bệnh lý nguy hiểm. Bệnh có thể lây qua các đường tiếp xúc như:
– Bệnh than nhiễm qua da: Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước và vết cắt hoặc sử dụng các đồ vật từ động vật như len, da sống hay lông động vật. Bệnh than nhiễm qua da là bệnh phổ biến nhất, bệnh thường ủ 1 đến 7 ngày nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ tử vong lên đến 20%. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách bệnh có thể hồi phục nhanh chóng.
– Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp: Khi người hít phải bao tử bệnh than ở các nhà máy len, lò mổ hoặc nhà máy sản xuất các sản phẩm về da động vật. Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp được coi là dạng bệnh nguy hiểm nhất, bệnh có thể ủ bệnh trong vòng 1 tuần nhưng có thể mất tới 2 tháng. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là khó thở do ảnh hưởng đến hạch bạch huyết ở ngực và dần lan truyền đến các cơ quan khác như phổi.
– Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa: Bạn có thể mắc bệnh khi ăn phải thịt sống hoặc chưa được nấu chín kỹ từ động vật nhiễm bệnh. Khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn có thể gây bệnh tại cổ họng, thực quản, dạ dày và ruột.
Dấu hiệu điển hình bệnh than
Hầu hết các trường hợp bệnh nhân đều ủ bệnh từ 1-7 ngày, nhưng đối với bệnh than nhiễm qua đường hô hấp có thể ủ bệnh đến 2 tháng. Biểu hiện bệnh khác nhau khi bị nhiễm qua mỗi đường nhiễm bệnh:
Bệnh than da: với sẩn nâu đỏ, ngứa, không đau từ 1 đến 10 ngày sau khi tiếp xúc với bào tử. Các nốt sần to ra với một vùng xung quanh có ban đỏ sần sùi và phù nề rõ rệt. Có hiện tượng bong vảy và cứng. Sau đó xuất hiện vết loét ở trung tâm, với chất dịch tiết ra từ huyết thanh và hình thành mụn mủ màu đen (mụn mủ ác tính). Hạch bạch huyết cục bộ là phổ biến, thỉnh thoảng có khó chịu, đau cơ, nhức đầu, sốt, buồn nôn, và nôn. Có thể mất vài tuần để vết thương lành lại và phù nề được giải quyết.
Bệnh than tiêu hoá: dao động từ không triệu chứng đến tử vong. Sốt, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, và tiêu chảy có máu là phổ biến. Có thể gây cổ trướng. Có thể có dịch ổ bụng Có thể hoại tử ruột và nhiễm khuẩn huyết với độc tố gây tử vong.
Bệnh than hầu họng: thể hiện dưới dạng tổn thương phù nề với loét hoại tử trung tâm trên amydal, thành trước họng, hoặc khẩu cái cứng. Mô mềm sưng ở cổ, và sưng hạch bạch huyết vùng cổ. Các triệu chứng bao gồm khàn giọng, đau họng, sốt, và khó nuốt. Có thể cản trở đường dẫn khí.
Than hô hấp: bắt đầu một cách âm thầm giống cúm. Trong vài ngày, sốt, và đau ngực và suy hô hấp cấp nặng tiến triển, tiếp theo là tím tái, sốc, và hôn mê. Viêm hạch hoại tử xuất huyết nặng phát triển và lan sang các cấu trúc trung thất lân cận. Tràn dịch màng phổi, phù phổi và tràn dịch màng phổi ra máu. Hiếm khi có bệnh viêm phế quản phổi điển hình. Bệnh viêm não màng não xuất huyết hoặc bệnh than qua đường ruột có thể phát triển.
Bệnh than có lây được không?
Bệnh than là bệnh có tỷ lệ nhiễm thấp, không như các bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Trong các trường hợp hiếm gặp, việc bệnh lây từ người sang người qua dịch tiết ra từ vết thương trên người bị nhiễm bệnh.
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh than:
Những người làm việc trong quân đội thường xuyên hoạt động ngoài trời.
- Các nhà nghiên cứu khoa học về bệnh than.
- Người làm việc trong nhà máy xử lý các chế phẩm từ động vật như len, nhà máy giết mổ động vật,..
- Các nhân viên bảo tồn động vật hoang dã.
- Các nhân viên y tế làm trong ngành thú ý thường tiếp xúc với nhiều loại động vật khác nhau.
Cách phòng ngừa bệnh than
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị đối với bệnh than nên ngoài đi kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, các nhà khoa học y khoa đã nghiên cứu ra vaccin phòng bệnh.
Vắc-xin phòng bệnh than, không có vi khuẩn gây bệnh, có sẵn cho những người có nguy cơ cao (ví dụ nhân viên quân sự, bác sĩ thú y, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, nhân viên của các nhà máy dệt chế biến da lông dê nhập khẩu). Cần phải tiêm vắc xin lặp lại trước phơi nhiễm bằng một liệu trình tiêm bắp dạng 5 liều để đảm bảo mức độ bảo vệ. Các phản ứng cục bộ do vắc xin có thể xảy ra. Có sẵn cả vắc xin cho động vật.
Số liệu hạn chế cho thấy bệnh than qua da không tạo miễn dịch, đặc biệt nếu sử dụng liệu pháp chống kháng sinh sớm. Hít phải bệnh than có thể cho miễn dịch ở những bệnh nhân sống sót, nhưng số liệu rất hạn chế.
Ngoài ra để phòng ngừa bệnh nên tạo một số thói quen sau:
- Giữ gìn vệ sinh và rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với động vật.
- Hạn chế tiếp xúc động vật khi có vết thương hở trên da.
- Ăn chín, uống sôi không ăn các thực phẩm khi chưa qua chế biến.
- Sử dụng quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang và găng tay khi tiếp xúc với động vật.
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh bạn nên đến ngay cơ sở ý tế gần nhất.
Hy vọng nhưng thông tin hưu ích trên có thể giúp bạn có thêm nhiều thông tin về bệnh than cũng như cách phòng ngừa hiệu quả.