Trong giai đoạn chuyển mùa từ đông sang xuân, khi thời tiết ẩm ướt, virus RSV liên quan đến các vấn đề hô hấp có sự phát triển mạnh mẽ. Số lượng trẻ em mắc virus RSV tại các bệnh viện tăng lên. Tuy nhiên, các phụ huynh không cần lo lắng, hãy cùng PlasmaKare cập nhật kiến thức và nắm vững cách nhận biết khi trẻ em mắc phải loại virus này.
Mục lục
Virus RSV là gì?
Virus RSV là virus gây ra bệnh viêm đường hô hấp, viêm tiểu phế quản, viêm họng, viêm phổi ở trẻ, chủ yếu gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Virus xâm nhập vào cơ thể qua măt, mũi, miệng. Truyền từ người sang người bằng cách virus tồn tại trong các giọt bắn dịch hô hấp như hắt xì hơi, nói chuyện, tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trực tiếp như ôm hôn, bắt tay.
Virus có thể bán dính lên các bề mặt của đồ vật sinh hoạt, đồ chơi của các trẻ trong nhiều giờ, khi trẻ tiếp xúc cũng có gây bệnh.
Khi virus xâm nhập vào cơ thể gây viêm niêm mạc mũi, tăng tiết dịch tại mũi gây khó thở cho trẻ. Virus đi qua các tiêu phế nang gây gây viêm phế nang ứ khí, đa số các ca nhập viện đều tình trạng này, do triệu chứng biểu hiện giống với cảm cúm thông thường nên các bậc phụ huynh còn chủ quan.
Bênh phát triển mạnh khi thời tiết giao mùa đông – xuân, xuân – hè. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện, sau 2- 8 ngày. Bệnh thường nhẹ, xuất hiện các triệu chứng như cảm cúm, cảm lạnh thông thường đối với người lớn và trẻ khỏe mạnh, bệnh có thể trở nặng ở trẻ sinh non, có sức đề kháng yếu, người cao tuổi có bệnh nền,…
Biểu hiện khi trẻ mắc virus RSV
Khi trẻ bị virus RSV xâm nhập thường có những biểu hiện sau, các triệu chứng này xuất hiện sau 2-8 ngày bị nhiễm:
Triệu chứng phân biết rõ ràng so với cảm cúm thông thường đó là trẻ khó thở, thở khò khè, trường hợp nặng thở nhanh rút lõi lồng ngực, khi trẻ gặp biểu hiện này cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.
Ngoài ra các biển hiện khi mắc virus RSV nhứ:
- Thở khò khè, chảy nước mũi keo dính.
- Ho khan, ngày càng trở nặng.
- Đau họng, đau tai.
- Thường quấy khóc, người mệt mỏi, ngủ không sâu giấc.
- Kén ăn, bỏ bú.
- Thiếu nước trầm trọng như khóc không ra nước mắt, da nhăn nheo, mắt trũng xuống.
- Ở trẻ sinh nó có hiện tượng ngừng thở 15-20 giây.
Biến chứng khi mắc virus RSV
Khi trẻ không được chăm sóc đúng cách bệnh có thể trở nặng gây biến chứng viêm tiểu phế quản, viêm phổi, biểu hiện như trẻ mệt mỏi, chán ăn, ho nặng hơn, thở nhanh hơn bình thường, khó thở, thở khò khè.
Cách điều trị trẻ mắc virus RSV
Các trường hợp mắc virus RSV có biểu hiện triệu chứng nhẹ có thể chăm sóc tại và theo dõi sức khỏe tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ:
- Làm sạch mũi trẻ bằng cách nhỏ 2 đến 3 giọt vào bên một bên mũi sau đó hút sạch dịch trong mũi của bé.
- Giữ môi trường xung quanh bé sạch sẽ, tránh khói thuốc, bụi bẩn.
- Tiếp tục cho trẻ bú hoặc ăn uống đầy đủ, chia nhỏ bữa ăn để tránh bé nôm chớ.
- Bổ sung nước ấm cho trẻ, không cho trẻ uống nước hoa quả hay nước giải khát.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường các bậc phụ huynh phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay như: tình trang sốt cao không hạ, khó thở nghiêm trọng, da môi và mặt có màu xanh, trẻ nôm chớ nhiều thức ăn dung nạp không đủ 80% lượng ăn bình thường.
Phòng ngừa giảm nguy cơ nhiễm virus RSV cho trẻ
Hiện nay vẫn chưa có vacxin hay thuốc điều trị bệnh do virus RSV, chúng ta có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bằng cách:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không đưa tay lên mặt mũi.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ.
- Tránh tiếp xúc gần như ôm, hôn trẻ, dùng chung đồ dùng cá nhân.
- Dùng khăn giấy hoặc vạt áo để che miệng mỗi khi hắt xì hơi.
- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
- Tránh đưa trẻ đến những nơi tập trung đông người như khu vui chơi, trung tâm thương mại, siêu thị,…
- Vệ sinh mũi, miệng, họng thường xuyên cho trẻ.
Khi nhiễm virus RSV nên ăn gì?
Đối với người lớn, khi mắc bệnh thường hay chán ăn, nhưng hãy ăn nhiều nhất có thể. Ưu tiên những thức ăn mềm, lỏng, ít dầu mỡ như cháo, súp, ngũ cốc. Bên cạnh đó cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
Trẻ nhỏ cũng giống như người lớn, khi bị bệnh do virus RSV gây nên sẽ gặp tình trạng chán ăn. Khi đó các bậc phụ huynh cần kiên trì dỗ dành trẻ ăn, nếu trẻ không ăn cần đến bác sĩ truyền dịch bổ sung. Các mẹ đừng quá lo khi khỏi bệnh các bé sẽ ăn bù lại.