Việc điều trị viêm da dị ứng kéo dài khiến không ít người bệnh lo ngại về tác dụng phụ của thuốc và muốn hướng đến điều trị bằng thuốc cổ truyền và các biện pháp tự nhiên.. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về viêm da dị ứng và nguyên tắc điều trị để người bệnh tìm ra giải pháp tốt nhất.
Mục lục
Khái quát về bệnh viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là một trong những bệnh dị ứng phổ biến nhất. Bệnh thường khởi phát ngay từ độ tuổi sơ sinh và có thể kéo dài trong suốt cuộc đời của người bệnh.
Triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng khởi phát khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và biểu hiện ra những triệu chứng sau đây:
- Ban đầu da nóng lên, phù nề ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ, ban da lan tỏa và có thể phồng rộp lên.
- Sau đó da nổi mụn nước, thậm chí phồng rộp, khi mụn rộp vỡ ra để lại vết trợt rỉ dịch và đóng vảy. Da khô, nứt nẻ, bong tróc.
- Ngứa nặng hơn vào ban đêm. Ngứa khiến người bệnh gãi và cọ xát gây ra phát ban da chàm điển hình.
- Tổn thương da mạn tính thường có biểu hiện da dày lên (lichen hóa), nhiều sẩn tròn nhỏ nếp da sâu, có thể thay đổi sắc tố da.
- Triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện ở mọi vùng trên cơ thể, tuy nhiên thường tập trung ở những vị trí như cánh tay, khuỷu tay, cổ, mặt, da đầu, lưng hoặc ngực.
- Người bệnh viêm da dị ứng nặng có thể sốt, chán ăn và mệt mỏi.
Ngoài ra, khi bị viêm da dị ứng cấp tính, người bệnh còn có thể khởi phát những bệnh dị ứng khác cùng lúc như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt, hen.
Tác nhân gây viêm da dị ứng phổ biến
Những tác động kết hợp từ các yếu tố môi trường, hệ miễn dịch của người bệnh và yếu tố di truyền là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm da dị ứng. Người mắc căn bệnh này thường có cơ địa dị ứng, có người nhà mắc bệnh dị ứng hoặc có bất thường trong hệ miễn dịch. Ngoài ra, những trường hợp bị rối loạn nội tiết như phụ nữ có thai, người bị stress, lo âu kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm da dị ứng.
Khi gặp các yếu tố nhạy cảm từ môi trường, bệnh viêm da dị ứng có thể khởi phát. Những tác nhân từ môi trường gây khởi phát viêm da dị ứng:
- Khói bụi, nấm mốc, lông thú cưng, mồ hôi, bụi vải, bụi kim loại hoặc phấn hoa
- Hóa chất như các chất tẩy rửa, mỹ phẩm, xà phòng, hóa chất công nghiệp
- Thời tiết khô lạnh hoặc có độ ẩm cao, thời tiết thay đổi đột ngột
- Thực phẩm: sữa, trứng, hạt, đậu phộng, hải sản,…
- Vải len, vải tổng hợp
Viêm da dị ứng không phải là một bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh gây ngứa ngáy khó chịu và mất thẩm mỹ, do vậy không chỉ khiến sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng mà còn gây những vấn đề về sức khỏe tâm lý.
Nên áp dụng điều trị viêm da dị ứng bằng thuốc hay các bài thuốc cổ truyền?
Nguyên tắc điều trị viêm da dị ứng bao gồm loại bỏ yếu tố khởi phát, kiểm soát triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm và tái phát. Trong đó, loại bỏ và phòng tránh các yếu tố khởi phát dị ứng là nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị viêm da dị ứng mà người bệnh không thể bỏ qua.
Các biện pháp dùng thuốc, quang trị liệu và chăm sóc da đóng vai trò giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Tuy nhiên, viêm da dị ứng yêu cầu thời gian điều trị dài do có thể tái phát liên tục suốt đời khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân. Vì vậy, có không ít người bệnh lo ngại về những tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc và quang trị liệu, đặc biệt là thuốc chống viêm Corticoid.
Nhiều người bệnh đã ưu tiên lựa chọn các biện pháp từ tự nhiên và các bài thuốc cổ truyền để điều trị. Các bài thuốc cổ truyền giúp cải thiện bệnh rất tốt với có độ an toàn cao, đồng thời còn hỗ trợ điều hòa khí huyết, thải độc và bồi bổ sức khỏe cho người bệnh. Do vậy, biện pháp này có hiệu quả toàn diện và phòng ngừa tái phát viêm da dị ứng tốt.
Tuy nhiên, các bài thuốc cổ truyền có hiệu quả điều trị chậm hơn so với thuốc tây y và phát huy tác dụng phụ thuộc vào thể trạng cũng như mức độ bệnh. Điều này có thể gây khó khăn trong việc tuân thủ điều trị cho người bệnh.
Điều trị chuyên khoa và điều trị bằng thuốc đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do vậy, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc. Một số chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người bệnh có thể sử dụng thuốc trong các đợt cấp tính phối hợp với điều trị duy trì bằng các bài thuốc cổ truyền để dứt điểm triệu chứng nhanh và hạn chế tái phát bệnh một cách tối đa.
Điều trị chuyên khoa viêm da dị ứng
Trong các phác đồ điều trị viêm da dị ứng, thuốc đóng vai trò chủ yếu. Ngoài ra, liệu pháp ánh sáng cũng được áp dụng khi điều trị bằng thuốc không có hiệu quả.
Thuốc điều trị viêm da dị ứng
Dưới đây là danh sách các thuốc trị viêm da dị ứng:
- Thuốc kháng Histamin H1: có tác dụng giảm ngứa do dị ứng, thường dùng các thuốc đường uống như Cetirizin, Clorpheniramin, Diphenhydramin, Loratadin,…
- Thuốc chống viêm Corticoid bôi da: Áp dụng điều trị triệu chứng của viêm da dị ứng nhẹ đến trung bình và tổn thương da ít nghiêm trọng, bao gồm Betamethason, Clobetasol, Hydrocortison, Triamcinolon.
- Thuốc chống viêm Corticoid đường uống: Áp dụng với viêm da dị ứng nặng, viêm da lan toàn cơ thể hoặc kèm các bệnh dị ứng khác, bao gồm các thuốc Methylprednisolon, Dexamethason,…
- Thuốc ức chế Calcineurin: Bao gồm tacrolimus hoặc pimecrolimus, có tác dụng ngăn chặn phản ứng miễn dịch và giảm tổn thương da.
- Thuốc ức chế miễn dịch đường uống: Methotrexate, Mycophenolate mofetil hoặc Cyclosporine cũng được dùng cho những trường hợp viêm da dị ứng nặng hoặc kháng trị.
- Thuốc sát trùng và chống viêm: Gel bôi da PlasmaKare No5 chứa Nano bạc chuẩn hóa TSN và nhiều thành phần tự nhiên lành tính có tác dụng giảm triệu chứng viêm da, phòng ngừa bội nhiễm và thúc đẩy phục hồi da hiệu quả cho người bệnh.
Ngoài ra, thuốc sát trùng và kháng sinh cũng được sử dụng để dự phòng và điều trị bội nhiễm vi khuẩn cho người bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
Liệu pháp ánh sáng trị viêm da dị ứng
Liệu pháp ánh sáng có tác dụng hạn chế các phản ứng miễn dịch gây ra dị ứng bằng cách sử dụng tia cực tím hoặc đèn chiếu. Biện pháp này áp dụng cho người bệnh viêm da dị ứng không đáp ứng với điều trị bằng thuốc và tái phát bệnh nhiều lần.
Tuy nhiên, liệu pháp này tốn kém nhiều chi phí, đồng thời có khả năng gây lão hóa sớm và tăng nguy cơ ung thư da. Vì vậy, những đối tượng như trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, cho con bú, người mắc bệnh về mắt hoặc đang dùng thuốc gây nhạy cảm ánh sáng không được sử dụng quang trị liệu để điều trị viêm da dị ứng.
Những cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà hiệu quả
Ngoài sử dụng thuốc cổ truyền, người bệnh viêm da dị ứng có thể áp dụng một số cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà khác như tắm lá thảo dược và chườm lạnh.
Các bài thuốc cổ truyền trị viêm da dị ứng
Người bệnh viêm da dị ứng có thể áp dụng những bài thuốc cổ truyền sau đây:
Tiêu phong tán
Chuẩn bị:
- Thạch cao, thổ phục linh, tuyết thảo, sinh địa, sài đất, kim ngân hoa, bồ công anh, khương truật: 12g mỗi vị
- Kinh giới, tần quy, khổ sâm: 10g mỗi vị
- Hắc phong tử, tri loại, phòng phong, thạch cao: 8g mỗi vị
- Thuyền thoái: 6g
- Quốc lão: 4g
Cách thực hiện: Sắc 1 thang với 2 lít nước đến khi còn ⅔. Chia thuốc ra uống 3 lần/ngày, uống sau ăn.
Thanh dinh thang:
Chuẩn bị:
- Đảng sâm, sài đất, tang bạch bì, ngân hoa, thương nhĩ tử, phù bình: 12g mỗi vị
- Liên kiều, đan sâm: 10g mỗi vị
- Hoàng liên, trúc diệp: 8g mỗi vị
Cách thực hiện: Sắc mỗi ngày một thang, chia làm 3 bát uống 3 lần/ngày.
Cao nghệ ráy dại:
Chuẩn bị:
- Củ ráy dại: 40g
- Nghệ vàng: 40g
- Sáp ong: 80g
- Dầu vừng: 160g
Cách thực hiện: Thái mỏng nghệ và ráy, đun với dầu vừng đến khi cháy đen. Bỏ bã thuốc và cho sáp ong vào đun đến khi cô đặc. Nên bôi cao lên vùng da viêm dị ứng 1 lần/ngày.
Kinh phòng bại độc tán:
Chuẩn bị:
- Ngân hoa, phục linh và bồ công anh: 12g mỗi loại
- hoàng liên, bạch tiên bì, chỉ xác, xuyên khung, phòng phong, độc hoạt, liên kiều, khương hoạt, hoàng cầm, sài hồ và kinh giới: 8g mỗi vị
- Thuyền thoái và cam thảo: 4g mỗi vị.
- Cát cánh: 6g
- Khổ sâm: 10g
Cách thực hiện: Sắc mỗi ngày một thang và chia uống 2 – 3 lần trong ngày. Nên uống khi thuốc còn ấm.
Tắm bằng nước lá thảo dược
Một số loại lá thảo dược như lá khế, lá trà xanh, lá đơn đỏ và trầu không giúp làm dịu da và giảm viêm khá tốt. Không chỉ vậy, những loại lá này còn có khả năng kháng khuẩn, giúp phòng ngừa bội nhiễm vi khuẩn cho người bệnh hiệu quả.
Cách tắm nước lá thảo dược:
- Ngâm lá thảo dược (lá khế, lá trà xanh, lá đơn đỏ hoặc trầu không) với nước muối.
- Sau đó vò nát lá và đem đi đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 15 phút.
- Để nước lá thảo dược nguội bớt và đem đi tắm. Không rửa lại với nước sau khi tắm lá mà chỉ cần lấy khăn lau khô người.
Người bệnh nên tắm khoảng 3 – 4 lần/tuần.
Lưu ý:
- Nên tránh tắm khi có vết thương hở trên da.
- Tắm cho trẻ sơ sinh cần pha nước loãng hơn.
Chườm lạnh và tắm nước mát
Chườm lạnh hoặc tắm nước mát là một biện pháp làm dịu cơn ngứa và ban đỏ trên da rất tốt, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Ngoài ra, chườm lạnh còn giúp giảm sưng tấy và ngăn chặn các tổn thương lan rộng.
Lưu ý:
- Bọc đá lạnh trong khăn sạch để chườm, không chườm trực tiếp đá lạnh lên da.
- Không chườm lạnh hoặc tắm nước mát lên các vết thương hở.
Lưu ý khi chăm sóc cho người bệnh viêm da dị ứng
Người bệnh viêm da dị ứng cũng cần chăm sóc cơ thể cẩn thận trong quá trình điều trị. Điều này sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn và giảm các tổn thương do viêm da dị ứng. Các biện pháp chăm sóc người bệnh cần chú ý bao gồm:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên ngay cả khi triệu chứng bệnh đã hết;
- Không nuôi chó mèo hay đến nơi có chó mèo;
- Mặc quần áo ấm khi thay đổi thời tiết. Lựa chọn quần áo mềm mại, thoáng mát;
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, ẩm mốc;
- Tránh tiếp xúc với hóa chất và mỹ phẩm gây dị ứng;
- Không ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường các nhóm chất chống viêm và tăng sức đề kháng như Vitamin C, Kẽm, Omega-3;
- Hạn chế gãi ngứa gây tổn thương da;
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để cơ thể dẻo dai và giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Viêm da dị ứng tái phát thường xuyên và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi lựa chọn điều trị bệnh bằng thuốc tây y hay thuốc cổ truyền. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về những cách điều trị viêm da dị ứng cho bạn.