Bệnh sốt xuất huyết là một tình trạng lây nhiễm do muỗi vằn gây ra và có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người thành niên. Người mắc sốt xuất huyết thường trải qua các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, buồn nôn, phát ban, cảm giác mệt mỏi toàn thân, và nhiều biểu hiện khác. Vì vậy, mối quan tâm hàng đầu của những người bệnh là sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?. Để giải đáp thắc mắc này, hãy tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết bên dưới.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian khỏi bệnh của bệnh sốt xuất huyết
Trên thực tế, việc bị sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi cần phải dựa vào nhiều yếu tố để xác định. Cụ thể như là:
- Tình trạng bệnh: Nếu như người bệnh mắc sốt xuất huyết thể nhẹ thì sẽ nhanh khỏi hơn so với người bị sốt xuất huyết thể nặng.
- Tình trạng sức khỏe của người bệnh: Nếu như người bệnh có sức đề kháng tốt thì thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn so với những người có tình trạng sức khỏe kém.
- Độ tuổi: So với người lớn thì thời gian khỏi bệnh và hồi phục của trẻ em sẽ lâu hơn vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất non yếu.
- Thời gian điều trị: Nếu như người bệnh sốt xuất huyết phát hiện bệnh từ sớm để đi khám và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.
- Chăm sóc: Bên cạnh việc điều trị thì chăm sóc đúng cách, khoa học cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới thời gian khỏi bệnh sốt xuất huyết nhanh hay chậm.
- Dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng có tác động rất lớn tới việc hồi phục sức khỏe và kết quả điều trị của bệnh nhân sốt xuất huyết.
Xem thêm:
Bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?
Thông thường, bệnh xuất huyết trước khi có biểu hiện ra bên ngoài sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3 – 14 ngày. Quá trình ủ bệnh bắt đầu sau 4 – 7 ngày tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa, khả năng miễn dịch của mỗi người kể từ khi bị muỗi vằn mang virus Dengue đốt. Sau thời gian ủ bệnh khoảng 7 – 10 ngày thì sốt xuất huyết sẽ phát bệnh ra bên ngoài và được chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn sốt: Đây là giai đoạn khởi phát thường kéo dài từ 3 – 7 ngày. Không chỉ bị sốt, người bệnh còn có triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, hai hốc mắt, đau các cơ khớp, buồn nôn, chán ăn, cơ thể mệt mỏi… Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện các nốt phát ban dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
- Giai đoạn nguy hiểm: Là giai đoạn thường kéo dài từ 3 – 4 ngày, xảy ra vào ngày thứ 4 – 7 kể từ khi bị sốt. Lúc này bệnh nhân thường chỉ còn sốt nhẹ hoặc hết sốt, xuất huyết dưới da, nổi ban đỏ ở hai cẳng chân, cánh tay, bụng, đùi, chảy máu mũi, đi tiểu ra máu… Nếu trong trường hợp xuất huyết thể nặng thì người bệnh còn có thể bị xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, biến chứng suy tạng như viêm gan, viêm cơ tim…
- Giai đoạn hồi phục: Sau khi qua giai đoạn nguy hiểm thì chỉ sau 2 – 3 ngày thì người bệnh sẽ bắt đầu hồi phục. Lúc này thể trạng bệnh nhân tốt dần lên, hết sốt, thèm ăn, đi tiểu nhiều.
Có thể thấy rằng bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến nhanh và các biểu hiện nặng dần theo từng giai đoạn. Kể từ thời gian phát bệnh với những cơn sốt cao đầu tiên, bệnh sẽ khỏi dần trong 7 – 10 ngày sau đó.
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết để nhanh khỏi bệnh
Bên cạnh việc nắm được thông tin về việc sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi thì các bạn cần phải biết cách chăm sóc người bệnh một cách chính xác để giúp họ nhanh hồi phục hơn:
- Luôn chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể người bệnh sốt xuất huyết thường xuyên để kịp thời hạ sốt cho họ. Khi dùng thuốc thì bạn chỉ nên dùng những loại thuốc có chứa Paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên dùng những loại thuốc có aspirin, ibuprofen vì nó có thể gây nhiều tác dụng phụ như xuất huyết tiêu hóa khiến bệnh nặng thêm.
- Ngoài ra, khi cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt thì bạn nên chú ý đến liều lượng, thời gian dùng thuốc. Tốt nhất là nên uống thuốc cách nhau từ 4 – 6 giờ một lần.
- Để có thể nhanh chóng hạ sốt cho người bệnh sốt xuất huyết thì bạn có thể dùng khăn nhúng vào nước ấm để lau người, hốc nách, bẹn và cho bệnh nhân mặc đồ rộng, thoáng mát.
- Nên cho bệnh nhân uống nhiều nước để tránh việc cơ thể bị mất nước, gây biến ra biến chứng sốc. Người bệnh sốt xuất huyết nên uống oresol, nước lọc đun sôi để nguội hoặc nước cam, nước chanh… là tốt nhất. Chú ý là nên uống từ từ, không nên uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc có thể sẽ gây đầy bụng, nôn ói.
- Điều quan trọng nhất là người bệnh sốt xuất huyết cần phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp cơ thể nhanh bình phục. Theo đó thì các bạn nên cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như đạm, vitamin, khoáng chất để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
- Hãy chọn các món ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp cho người bệnh. Những loại thức ăn này vừa dễ ăn, vừa bù nước cho bệnh nhân rất tốt. Lưu ý là không nên ép người bệnh ăn quá nhiều hay quá no mà chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa để tránh việc họ sẽ bị nôn, ói.
- Chú ý là người bệnh sốt xuất huyết không nên dùng những thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ để tránh gây khó tiêu. Ngoài ra, những thực phẩm có màu quá sậm như đen, đỏ cũng là thực phẩm mà bạn kiêng để không làm ảnh hưởng tới kết quả theo dõi, kiểm tra bệnh của bác sĩ.
- Tuyệt đối không uống trà hay sử dụng các chất kích thích khác như bia, rượu, cafe, thuốc lá vì nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả chữa bệnh.
- Trong suốt quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết thì người bệnh nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động cơ thể quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Khi bị sốt xuất huyết thì các bạn có thể tắm rửa bình thường nhưng không nên tắm ngâm nước quá lâu và kỳ cọ quá mạnh. Thay vào đó thì bạn nên dùng nước ấm để lau người sẽ giúp cho cơ thể tránh bị nhiễm lạnh.
Qua những thông tin trên thì chắc hẳn các bạn cũng đã biết được câu trả lời cho thắc mắc sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi và những yếu tố tác động đến thời gian lành bệnh. Vậy nên bạn hãy chú ý chăm sóc đúng cách, khoa học để giúp cho người bệnh sốt xuất huyết có thể nhanh chóng khỏi bệnh hơn.