Sốt rét là một dạng bệnh nguy hiểm do ký sinh trùng Plasmodium gây ra và có khả năng lây truyền thông qua cắn của muỗi Anophen. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như mất nước, suy hô hấp, hạ đường huyết và thậm chí dẫn đến tử vong. Sốt rét nên làm gì để nhanh hết bệnh sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Các dấu hiệu của bệnh sốt rét
Trước khi tìm hiểu việc bị sốt rét nên làm gì thì các bạn cần phải nắm được những triệu chứng của bệnh để có thể chữa trị đúng cách, hiệu quả. Khi mới bắt đầu phát bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy sốt, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, buồn nôn, ói mửa, các triệu chứng sẽ tái phát sau mỗi 48 – 72 giờ. Tùy vào thể trạng của mỗi người, loại ký sinh trùng gây bệnh người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau. Cụ thể là:
- Với sốt rét thông thường thì người bệnh sẽ bị sốt rét run từ 2 – 8 giờ, khi hết sốt thì bệnh nhân không cảm nhận được bệnh. Kèm theo đó, bệnh nhân còn cảm thấy những triệu chứng như: nhức đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, suy nhược cơ thể, vàng da… Tuy nhiên, những triệu chứng này thường không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
- Với sốt rét ác tính thì người bệnh sẽ gặp những triệu chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng như: Sốt cao liên tục, rối loạn ý thức, rối loạn tiêu hóa, xuất hiện những cơn đau dữ dội, bị thiếu máu…
Sốt rét nên làm gì?
Sốt rét là một bệnh có thể dẫn đến tử vong nên chúng ta cần phải phát hiện và điều trị từ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy khi bị sốt rét làm thế nào để nhanh hết bệnh?
Sốt rét nên tiếp nhận chẩn đoán và điều trị bệnh sớm
Khi nghi ngờ bản thân bị mắc bệnh sốt rét thì các bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Theo đó thì tùy thuộc vào từng thể bệnh mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Lúc này người bệnh sẽ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và thường xuyên trao đổi với bác sĩ điều trị mình về những tiến triển của bệnh khi dùng thuốc chữa sốt rét.
Hạ sốt đúng cách cho bệnh nhân sốt rét
Sốt là triệu chứng lâm sàng phổ biến khi bị sốt rét. Người bị sốt rét không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được hướng dẫn cách chữa bệnh an toàn và tốt nhất. Trong trường hợp không thể đến được các cơ sở y tế kịp thời, người nhà người bệnh cần nắm chắc cách hạ sốt đúng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân sốt rét.
- Người nhà cần liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân, có thể sử dụng các loại kẹp nhiệt độ để kiểm tra thân nhiệt 30 phút/lần. Nếu thân nhiệt dưới 38,5 độ thì chỉ cần dùng khăn ấm lau tay chân, trán, nách và bẹn để hạ nhiệt cho người bệnh. Nếu nhiệt độ trên 38,5 độ nên sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Đối với những trường hợp sử dụng thuốc có hiệu quả tốt thì cơn sốt của bệnh nhân sẽ mau chóng hạ trong khoảng từ 36 – 48 tiếng Khi đó vi khuẩn sốt rét sẽ bị đào thải ra bên ngoài cơ thể trong khoảng thời gian 2 – 3 ngày. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu xem lượng ký sinh trùng đã giảm hay chưa.
- Hạ sốt cho bệnh nhân: Để bệnh nhân sốt rét cảm thấy dễ chịu hơn thì người nhà nên dùng khăn ấm lau toàn thân, lau nhiều ở trán, 2 hốc nách, bẹn để giúp hạ nhiệt nhanh.
Sốt sét nên được chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý
Khi bị sốt rét, sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm, chính vì vậy bệnh nhân cần được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ.
- Nghỉ ngơi: Khi dùng thuốc chữa bệnh sốt rét thì bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều và hạn chế vận động cho đến khi bệnh thuyên giảm. Vì điều này có thể kích thích một số phản ứng gây ra tác dụng phụ của thuốc.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Người bệnh sốt rét nên ăn nhiều những thực phẩm cung cấp đủ chất dinh dưỡng và vitamin từ rau, củ, hoa quả để tăng cường thể lực và sức đề kháng. Đồng thời bạn nên cho người bệnh ăn những thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa để cơ thể dễ hấp thu hơn.
- Uống nhiều nước là đáp án tiếp theo của thắc mắc sốt rét phải làm sao. Bạn hãy cho bệnh nhân sốt rét uống thật nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước của cơ thể. Có thể là nước lọc, nước cam hoặc nước điện giải đều được nhưng tuyệt đối không dùng nước quá lạnh, nước đá để làm mát cơ thể trong lúc bệnh nhân bị sốt cao.
- Uống thuốc Primaquin: Có rất nhiều bệnh nhân sốt rét sau khi chữa khỏi thì sẽ có hiệu tượng tái phát. Vậy nên để ngăn ngừa tình trạng này thì bệnh nhân sẽ được chỉ định cho sử dụng thuốc Primaquine sau khi điều trị bệnh khoảng 2 tuần. Liều lượng uống sẽ được các bác sĩ chỉ định tùy với từng trường hợp bệnh nhân. Bên cạnh đó, các bạn cần phải quan sát xem cơ thể có bất kỳ biểu hiện gì bất thường không thì phải báo ngay cho bác sĩ.
Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về việc bị sốt rét nên làm gì để tránh cho chúng ta gặp phải những băn khoăn, sai lầm trong việc điều trị bệnh. Mong rằng các bạn sẽ biết cách để có thể chăm sóc tốt cho bản thân và người nhà khi bị sốt rét.