Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi. Nếu chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng thì việc vệ sinh răng miệng thường xuyên có thể không giải quyết được vấn đề. Hãy cùng chuyên gia PlasmaKare tìm hiểu nguyên nhân và cách trị dứt điểm hôi miệng dưới bài viết này.
Mục lục
Hơi thở có mùi các dấu hiệu và cách nhận biết
Rất đơn giản để biết được bạn có đang bị hơi thở có mùi khó chịu hay không, bằng các tự hà hơi vào lòng bàn tay và ngửi hơi thở của bạn. Biểu hiện dễ nhận biết ở những người có hơi thở có mùi hôi khó chịu:
- Dễ nhận biết hơi thở có mùi khó chịu là vào thời điểm buổi sáng ngay khi thức dậy và chiều muộn khi bạn bị đói, mệt mỏi.
- Người mắc các bệnh sâu răng, cao răng bám nhiều.
- Người tiết ít nước bọt dễ bị hơi thở hôi.
- Dùng lưỡi liễm vào cổ táy là một cách test xem hơi thở bạn có đang bị mùi hay không.
Trên đây là các dấu hiệu và cách nhận biết hơi thở có mùi. Bạn có thể phân biệt dễ dàng nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi khó chịu từ vấn đề khoang miệng hay bệnh lý khác, bằng cách so sánh hơi thở trước và sau khi đánh răng. Nếu hơi thở vẫn còn có mùi khó chịu chính tỏ nguyên nhân không phải từ khoang miệng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi
Có thể chia nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi thành 3 nhóm: nguyên nhân xuất phát từ khoang miệng, từ bệnh lý và từ thức ăn.
Nguyên nhân hơi thở có mùi từ khoang miệng
Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hơi thở hôi, có mùi khó chịu. Chủ yếu là do vệ sinh răng miệng sai cách, không sạch hoặc lười đánh răng, khiến cho vi khuẩn có điều kiện phát triển gây nên mùi.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
- Thức ăn thừa mắc vào các kẽ răng, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt răng số 8 rất khó vệ sinh, thức ăn dễ bám giữ tại đây.
- Lưỡi bị viêm hay bị tổn thương do nhiệt tạo điều kiện vi khuẩn hoạt động.
- Ngoài ra có các nguyên nhân khác như sâu răng, viêm lợi, khô miệng.
Hơi thở có mùi do bệnh lý
Một số bệnh có thể dẫn đến tình trạng hơi thở bị có mùi khó chịu như sau:
- Do trào ngược dạ dày thực quản: là bệnh rất nhiều người mắc phải. Khi mắc bệnh, thức ăn đang tiêu hóa dở cùng dịch vị acid sẽ bị trào ngược lên vòm họng, miệng, gây mùi khó chịu và miệng chua. Khí há miệng sẽ thấy vòng họng màu nhợt nhạt có màng trắng bám xung quanh.
- Các bệnh về đường hô hấp điển hình là viêm xoang mạn. Với những người mắc bệnh này rất khó để tự phát hiện ra hơi thở có mùi. Các dịch viêm xoang ứ đọng trong mũi điều đó làm hơi thở bạn có mùi.
- Khi bạn cảm nhận mùi hôi như trứng thối hoặc mui tỏi, có thể bạn bị hôi miệng do xơ gan.
Nguyên nhân hơi thở có mùi khó chịu do thức ăn
Hành, tỏi là 2 loại thức ăn được xếp vào top thức ăn có mùi nhất, chính vì vậy khi ăn 2 loại thức ăn này bạn không thể tránh khỏi hơi thở có mùi.
Ngoài ra các thói quen hút thuốc, uống rượu bia cũng là nguyên nhân gây mùi khó chịu trong hơi thở.
Cách điều trị dứt điểm hơi thở có mùi tại nhà
Hơi thở có mùi xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, đối với nguyên nhân từ bệnh lý bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để giải quyết và điều trị bệnh lý. Đối với nguyên nhân từ khoang miệng các bạn có thể áp dụng các cách sau.
Mẹo dân gian chữa hơi thở có mùi
Sử dụng rau húng chanh: Rửa sạch rau húng chanh, thái nhỏ, đem phơi khô. Sau đó đem sắc thật đậm, để nguội. Ngậm nước sắc này 5-7 phút, sử dụng các này hàng ngày để cho có hơi thở thơm mát.
Nước cốt chanh và muối: Chanh kết hợp với muối là hỗn hợp các tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Bạn có thể vắt lấy nước cốt chanh, thêm thìa muối nhỏ. Dùng hỗn hợp này trải lên răng, lưỡi, ngày thực hiện 2 lần, bạn sẽ thấy tình trạng hơi thở có mùi hôi giảm rõ rệt.
Gừng có tính kháng khuẩn, bảo vệ răng khỏi sâu răng. Bạn có thể dùng gừng giảm mùi trong hơi thở bằng cách sau: Thái gừng thành lát mỏng, đun với trà hoặc nước ấm. Dùng hỗn hợp này để uống. Mỗi ngày 2 lần, bạn sẽ nhanh cảm thấy hơi thở thơm mát trở lại.
Đối với các mẹo trên đơn giản, tiết kiệm chi phí, nhưng bạn kiên trì thực hiện. Có một số trường hợp không thể dùng mẹo này như miệng bị tổn thương, nhiệt miệng, nhiệt lưỡi,…
Trị hơi thở có mùi bằng thuốc
Đối với phương pháp trị hơi thở có mùi bằng thuốc thường áp dụng cho trường hợp hơi thở có mùi nguyên nhân bệnh lý. Với trường hợp này các bạn nên gặp bác sĩ thăm khám để đưa ra phác đồ điều trị, loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây hơi thở có mùi hôi.
Chữa hơi thở có mùi bằng nước súc miệng
Tạo thói quen súc miệng thường xuyên là phương pháp giúp hơi thở thơm mát. Nước súc họng miệng PlasmaKare với thành phần chính là Nano bạc chuẩn hóa kết hợp keo ong giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra có tác dụng thúc đẩy săn se niêm mạc trong trường hợp bị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, viêm lợi, hay các tổn thương khác trong khoang miệng.
Ưu điểm vượt trội của nước súc miệng PlasmaKare:
- Tiêu diệt vi khuẩn, virus trong 30 giây, ức chế 650 chủng vi khuẩn, virus, vi nấm. Hiệu quả đã được kiểm chứng.
- Chống viêm, liền loét thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
- Độ an toàn tuyệt đối, sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi và phụ nữ có thai, cho con bú.
- Không cồn, không corticoid, không bám màu, tiện lợi sử dụng.
Đặt ngay sản phẩm chính hãng TẠI ĐÂY.
Phòng tránh hơi thở có mùi từ thói quen hằng ngày
Hãy tạo những thói quen nay để ngăn ngừa và phòng tránh hơi thở có mùi:
- Đánh răng thường xuyên ngày 2-3 lần. Tạo thói quen súc miệng sau bữa ăn.
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ các thức ăn còn bám lại trong kẽ răng.
- Tránh ăn các thực phẩm có mùi hôi như tỏi, hành, thuốc lá.
- Định kỳ 6 tháng đến nha khoa lấy cao răng 1 lần.
- Uống nhiều nước hoặc ngậm các loại kẹo bạc hà không đường.
- Hạn chế các loại thức ăn cay, nóng để không gây tổn thương cho niêm mạc miệng.
Trên đây là những cách trị hôi miệng bạn có thể hoàn toàn tự áp dụng tại nhà cho trường hợp nguyên nhân không xuất phát từ bệnh lý.
Để được dược sĩ tư vấn và giải đáp các vấn đề về hơi thở bạn có thể gọi ngay đến HOTLINE 097 6648 102.