Việc mọc răng là một giai đoạn phát triển đặc biệt. Trong thời kỳ bé mọc răng, cha mẹ cần chú trọng và chăm sóc đặc biệt để giúp con vượt qua cảm giác đau đớn và khó chịu. Trong phần tiếp theo của bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn nắm được những mốc thời gian mọc răng của trẻ để các bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.
Mục lục
Những dấu hiệu nhận biết bé mọc răng
Trước khi các bé mọc răng thì thường trẻ sẽ xuất hiện rất nhiều những dấu hiệu để giúp cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết được, cụ thể như là:
-
Chảy nhãi (chảy dãi): Đây là một trong những triệu chứng thường thấy nhất ở nhiều bé mọc răng. Trong quá trình mọc răng, khoang miệng của bé sẽ kích thích nước dãi chảy ra nhiều hơn.
-
Cằm, quanh miệng nổi mẩn: Khi bé chảy nhiều nước dãi, phần dịch sẽ tiếp xúc với vùng da quanh miệng, cằm và đôi khi là cổ và gây viêm nhiễm, nổi mẩn đỏ.
-
Sốt: Có rất nhiều bé khi mọc răng sẽ gặp phải triệu chứng sốt do hệ miễn dịch thay đổi khiến tác nhân gây sốt dễ xâm nhập vào cơ thể bé hơn. Cơn sốt khi bé mọc răng thường kéo dài khoảng 2 – 3 ngày thì sẽ giảm dần.
-
Chán ăn, quấy khóc: Trong thời điểm mọc răng, nướu của bé sẽ bị sưng đỏ, bị nứt để răng nhú ra khiến cho con cảm thấy đau nhức nên sẽ quấy khóc hơn, cơ thể mệt mỏi, biếng ăn.
-
Bé thích cắn: Phần lớn bé mọc răng đều có biểu hiện muốn gặm, cắn bất cứ vật nào có trong tay do nướu của bé ngứa ngáy, khó chịu.
Bé mọc răng theo thứ tự nào?
Theo bệnh viện Nhi Đồng St. Louis (Mỹ) thì các bé mọc răng sẽ theo thứ tự như sau:
-
Trong khoảng từ 6 – 12 tháng: Bé sẽ mọc 4 răng cửa giữa.
-
Trong khoảng từ 9 – 13 tháng: Bé sẽ mọc 4 răng cửa hàm bên.
-
Trong khoảng từ 13 – 19 tháng: Bé sẽ mọc răng hàm đầu tiên.
-
Trong khoảng từ 16 – 23 tháng: Bé sẽ mọc 4 răng nanh.
-
Trong khoảng từ 23 – 31 tháng: Bé sẽ mọc 4 răng hàm thứ 2.
Như vậy, có thể thấy rằng khi bắt đầu mọc răng, bé sẽ mọc răng cửa đầu tiên, sau đó là các răng khác sẽ mọc tiếp theo và cuối cùng là mọc răng hàm.
Các mốc thời gian bé mọc răng mẹ cần nhớ
Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các mốc thời gian bé mọc răng để cha mẹ có thể tham khảo và chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm chăm sóc trẻ đúng cách hơn.
Mốc thời gian bé mọc răng cửa
Trong khoảng từ 6 – 12 tháng thì bé sẽ mọc răng cửa trước theo các mốc thời gian như sau:
-
Vào khoảng tháng thứ 5 hoặc 6, hai chiếc răng cửa hàm dưới của trẻ sẽ xuất hiện đầu tiên, sang đến tháng thứ 8-12, hai chiếc răng cửa hàm trên sẽ tiếp tục mọc.
-
Vào khoảng tháng thứ 9 đến tháng thứ 13 là thời gian bé mọc răng của phía trên (2 chiếc). Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc muộn hơn khi bé sang tháng thứ 16.
Mốc thời gian bé mọc răng nanh
Mốc thời gian khi bé mọc răng nanh thường sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 16 – 23 cụ thể như sau:
-
Vào khoảng từ tháng thứ 16 – 22 thì bé mọc răng nanh ở hàm trên, lấp vào chỗ trống giữa răng cửa và răng hàm.
-
Tiếp đến, bé mọc 2 chiếc răng nanh ở hàm dưới khi sang đến tháng thứ 17, đôi khi có bé phải đến tháng thứ 23 mới mọc đầy đủ 4 chiếc răng nanh sữa này.
Mốc thời gian bé mọc răng hàm
Răng hàm của bé thường mọc ngay sau khi răng cửa mọc đầy đủ theo trình tự như sau:
-
Vào khoảng tháng thứ 13 -19 bé sẽ mọc 2 chiếc răng hàm bên trong hàm trên, đây là vị trí nằm ở giữa hàm, các một đoạn với vị trí răng cửa. Sau đó bé sẽ mọc 2 chiếc răng hàm dưới đối diện với 2 chiếc răng hàm trên.
-
Từ tháng 23 – 31 thì bé mọc răng hàm hoàn chỉnh, trong đó mọc 2 răng hàm dưới trước và 2 răng hàm trên sau.
Vệ sinh răng miệng cho bé mọc răng
Khi bé bắt đầu mọc răng thì phụ huynh cần phải chú ý vệ sinh răng miệng cho bé tránh khỏi vi khuẩn, mảng bám có hại trên răng để đảm bảo cho sự chắc khỏe của hàm răng.
-
Đối với bé mới mọc răng: Các mẹ có thể dùng một bàn chải mềm (loại gắn vào đầu ngón tay là tốt nhất) và một chiếc khăn mềm, sạch để vệ sinh răng miệng cho bé. Đầu tiên, bạn nhúng bàn chải vào nước sạch hoặc nước muối sinh lý rồi chải cho thật kỹ tất cả các mặt của răng gồm mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai và nướu. Sau đó dùng khăn mềm lau sạch răng và nướu của bé.
-
Lưu ý là bạn nên đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu khoảng 45 độ so với răng rồi nhẹ nhàng xoay bàn chải và chải từng nhóm răng một (khoảng 2 – 3 răng). Như vậy thì chúng ta mới có thể loại bỏ được hoàn toàn thức ăn thừa và vi khuẩn kẹt trong răng.
-
Khi bé mọc răng số lượng nhiều khoảng 8 – 12 chiếc, bạn có thể dùng bàn chải và kem đánh răng để vệ sinh răng miệng cho con. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý dạy cho bé đánh răng, súc miệng đúng cách, nhắc nhở để trẻ không nuốt kem đánh răng. Tham khảo 1 số loại nước súc miệng cho bé, tránh dùng loại của người lớn cho con.
-
Nên vệ sinh răng miệng, làm sạch nướu cho trẻ ngay sau khi trẻ bú sữa hoặc ăn dặm xong để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn một cách tối ưu nhất.
Chuyên gia hướng dẫn cách chăm sóc bé mọc răng
Trong giai đoạn bé mọc răng thì các bậc cha mẹ cần chú ý chăm sóc cho răng miệng của trẻ theo lời khuyên của các chuyên gia như sau:
-
Nếu trong thời gian mọc răng mà bé bị sốt nhẹ thì bạn có thể dùng khăn ấm để lau người hạ nhiệt cho bé. Nhưng nếu bé sốt cao tới 38,5oC trở lên và bị đau nhiều thì có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Trong trường hợp trẻ bị chảy nhãi thì bạn hãy lấy khăn mềm để lau sạch, tránh gây ra tình trạng viêm nhiễm, nổi mẩn đỏ trên vùng da xung quanh miệng của trẻ.
-
Bé mọc răng khiến con biếng ăn do bị đau nhức nướu, các mẹ hãy nấu những món ăn mềm và lỏng như cháo, súp, canh… để bé dễ ăn hơn, không phải nhai sẽ làm răng mọc bị đau. Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ bữa ăn của bé thành 6 – 8 bữa để đảm bảo dinh dưỡng cho con.
-
Lưu ý là không nên cho bé mọc răng ăn những món ăn quá nóng hay quá lạnh sẽ không có lợi cho sự phát triển của răng nướu. Bên cạnh đó, các mẹ hãy bổ sung thêm hàm lượng canxi, phospho và các chất dinh dưỡng cần thiết trong các bữa ăn hàng ngày của bé để giúp răng chắc khỏe hơn.
-
Trong chế độ ăn của bé cần phải hạn chế lượng đường từ bánh kẹo, nước ngọt… để làm giảm lượng vi khuẩn gây sâu răng.
-
Khi chọn lựa kem đánh răng cho bé mọc răng, các bạn lưu ý lựa chọn những loại kem có chứa flour giúp răng của trẻ chắc khoẻ hơn. Nhưng cần chú ý là chỉ nên dùng một lượng nhỏ như hạt đậu là tốt nhất, không nên dùng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Sử dụng các loại kem đánh răng chứa Flour chuyên biệt cho bé là tốt nhất.
-
Nên thay bàn chải cho bé khi lông bàn chải bắt đầu xơ cứng, khoảng 3 tháng/lần để hạn chế vi khuẩn trong bàn chải cũ sẽ tấn công răng của bé.
-
Để loại trừ khả năng lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh răng miệng có thể ảnh hưởng khi bé mọc răng, bạn nên hạn chế việc hôn, nếm thức ăn hoặc dùng chung muỗng, đũa, bàn chải răng với người thân bị sâu răng.
Việc nắm được các mốc thời gian bé mọc răng và cách chăm sóc răng miệng đúng cách trong giai đoạn này sẽ là yếu tố quan trọng giúp mang lại hàm răng xinh xắn, chắc khỏe cho bé. Vậy nên các bậc phụ huynh hãy lưu lại những thông tin hữu ích này để có thể chuẩn bị áp dụng cho bé yêu của mình nhé.