Đường thở ở trẻ nhỏ rất hẹp nên rất dễ bị tắc, nghẹt khiến trẻ khó chịu và quây khóc. Việc rửa mũi cho trẻ thường xuyên giúp trẻ dễ thở hơn và giảm nguy cơ nhiễm trùng khoang mũi, đồng thời giúp trẻ ngủ ngon hơn. Chi tiết tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Việc rửa mũi cho trẻ tưởng đơn giản nhưng nếu không thực hiện kỹ thuật đúng cách có thể gây kích thích, khô và nứt niêm mạc mũi. Dành ra 3 phút để tham khảo các kỹ thuật rửa mũi cho trẻ từ chuyên gia PlasmaKare trong bài viết dưới đây!
Khi nào trẻ cần rửa mũi
Dấu hiệu cho thấy trẻ cần được rửa mũi bao gồm ngáy to, khó cho ăn, hay quấy, khóc. Một số bệnh gây nghẹt mũi ở trẻ bao gồm: cảm lạnh, virus hợp bào hô hấp (RSV), viêm tiểu phế quản, viêm phổi, cúm mùa, viêm mũi xoang…
Rửa mũi cho trẻ là một trong những biện pháp vệ sinh mũi họng cần được thực hiện hàng ngày cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Việc rửa mũi cho trẻ đặc biệt cần thiết khi trẻ không tự ý thức được ho hay hắt xì để loại bỏ dịch nhầy trong mũi. Tuy nhiên, rửa mũi cho trẻ quá sạch hoặc quá thường xuyên cũng không được khuyến khích do có thể khiến cho mũi của trẻ bị khô hoặc chảy máu (chỉ nên rửa 2-3 lần mỗi ngày)
Những dụng cụ cần thiết để rửa mũi cho trẻ
Bạn hoàn toàn có thể rửa mũi cho trẻ mà không cần đến nhiều dụng cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, sử dụng các dụng cụ hút mũi, rửa mũi chuyên dụng giúp việc rửa mũi trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Những dụng cụ cần thiết để rửa mũi cho trẻ bao gồm:
- 1 lọ nước muối sinh lý (có thể mua ngoài hiệu thuốc hoặc tự pha)
- 1 ống hút mũi
Các kỹ thuật rửa mũi cho trẻ nhỏ
Cách tốt nhất để làm sạch mũi cho trẻ là kích thích trẻ hắt xì mạnh hoặc ho mạnh. Đây là cách làm sạch mũi tự nhiên nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cách này lại chỉ áp dụng được cho những trẻ lớn, đối với trẻ quá nhỏ bạn có thể cần phải sử dụng đến nhiều dụng cụ hỗ trợ hơn. Dưới đây là một số kỹ thuật rửa mũi hiệu quả cho trẻ:
Rửa mũi cho trẻ sử dụng nước muối sinh lý
Cách an toàn nhất để rửa mũi cho trẻ nhỏ là sử dụng nước muối sinh lý. Nước muối sẽ giúp làm loãng dịch nhầy giúp dễ dàng loại bỏ dịch nhầy hơn.
Cách thực hiện
- Đặt trẻ nằm ngửa
- Hơi nghiêng đầu trẻ về phía sau. Có thể sử dụng một chiếc gối để đỡ đầu trẻ
- Xịt 2-3 giọt nước muối sinh lý vào từng bên mũi để rửa mũi của trẻ. Giữ khoảng 30-40 giây
- Nếu nước muối chảy ra ngoài, lau nhẹ nhàng bằng khăn mềm hoặc giấy
- Nếu nước muối chảy vào mắt trẻ, lau nhẹ nhàng bằng khăn mềm
Cách làm nước muối sinh lý tại nhà
Mẹ có thể tự pha nước muối sinh lý tại nhà để rửa mũi cho trẻ. Tuy nhiên cách này không được khuyến khích do có thể pha sai nồng độ gây kích ứng và khô mũi cho trẻ.
- Đun sôi một cốc nước sạch
- Thêm ¼ thìa cà phê muối và khuấy tan
- Để dung dịch nước muối nguội ở nhiệt độ phòng
- Bảo quản dung dịch trong một chai sạch có đầu xịt
- Sử dụng từ 3-4 lần nếu cần thiết
- Giảm lượng muối khi làm cho trẻ sơ sinh và tăng lượng muối khi làm cho trẻ lớn hơn
Rửa mũi cho trẻ bằng ống hút mũi quả bóp cao su
Bạn có thể sử dụng quả bóp cao su để rửa mũi cho trẻ. Nên sử dụng loại được thiết kế dành riêng cho trẻ nhỏ.
Cách thực hiện
- Đặt trẻ ở tư thế ngồi, có thể sử dụng gối để đỡ
- Bóp nhẹ quả bóp để không khí thoát ra ngoài
- Nhẹ nhàng đưa đầu của ống hút mũi vào lỗ mũi của trẻ. Không nên đưa vào quá sâu
- Thả tay từ từ để dịch nhầy được hút vào trong
- Vệ sinh ống hút mũi sau mỗi lần sử dụng
- Lặp lại với mũi bên
Sử dụng máy hút mũi để rửa mũi cho trẻ
Máy hút mũi rất hiệu quả và dễ sử dụng hơn nhiều so với ống hút mũi quả bóp cao su. Máy hút mũi được cấu tạo một đầu hút, một ống mềm và một đầu để đưa vào mũi trẻ. Có 2 loại máy hút mũi là máy hút mũi chạy bằng pin hoặc máy hút mũi chạy bằng điện, cả 2 loại máy hút này đều có bán tại các cửa hàng thiết bị vệ sinh y tế hoặc có bán online.
Cách thực hiện
- Đặt trẻ nằm ngửa
- Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy trong mũi
- Nếu 2-3 giọt nước muối sinh lý không thể làm loãng dịch nhầy, hãy sử dụng máy hút mũi
- Thử hoạt động của máy hút bằng đầu ngón tay trước khi rửa mũi cho trẻ
- Đưa đầu hút vào mũi trẻ và đầu còn lại vào miệng bạn
- Nhẹ nhàng hút để kích thích dịch nhầy ra ngoài theo đường hút. Tránh hút quá mạnh khiến mũi trẻ bị viêm hoặc chảy máu.
- Màng lọc của máy hút có công dụng ngăn dịch nhầy và các loại vi khuẩn đi trực tiếp lên miệng bạn.
- Thực hiện rửa mũi cho trẻ 2-3 lần mỗi ngày. Thực hiện quá nhiều lần có thể gây tổn thương mũi trẻ
- Rửa tay và máy hút mũi trước và sau khi sử dụng
Mẹo sử dụng ống hút mũi quả bóp cao su và máy hút mũi
Những sản phẩm này thường an toàn khi sử dụng để loại bỏ dịch nhầy trong mũi của trẻ, dưới đây là một vài mẹo sử dụng 2 sản phẩm này:
- Lựa chọn kích thước phù hợp cho mũi trẻ
- Luôn luôn vệ sinh dụng cụ trước và sau khi sử dụng để rửa mũi cho trẻ
- Không được sử dụng để rửa mũi cho trẻ nhiều hơn 2-3 lần mỗi ngày hoặc nhiều ngày liên tiếp. Xin sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa sức khỏe trẻ em nếu dịch nhầy trong mũi không tan trong thời gian kéo dài
- Cất thiết bị tại nơi khô ráo, sạch sẽ
- Thực hiện nhẹ nhàng tránh làm tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ
Trên đây là những kỹ thuật rửa mũi cho trẻ đúng cách mà bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà. Rửa mũi đúng cách giúp trẻ giảm quấy khóc do khó chịu và giúp trẻ dễ ngủ hơn. Do đó, hãy thường xuyên vệ sinh mũi hàng ngày cho con và ngay khi có triệu chứng nghẹt mũi mẹ nhé.