Lịch sử các đợt dịch ho gà qua các năm cho thấy sự nguy hiểm liên tục của căn bệnh này đối với cộng đồng. Từ những đợt bùng phát lớn trong quá khứ đến những thách thức hiện tại, ho gà luôn đòi hỏi sự cảnh giác cao độ. Cùng PlasmaKare điểm qua dịch bệnh ho gà các giai đoạn nhé!
Mục lục
Tổng quan về bệnh ho gà
Ho gà do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp. Bệnh có thể xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em. Theo thống kê, ho gà là một trong năm bệnh gây tử vong cao nhất ở trẻ sơ sinh và nằm trong mười nguyên nhân hàng đầu gây tử vong toàn cầu cho trẻ dưới 5 tuổi.
Ho gà trên thế giới
Trước khi có vắc xin, ho gà thường bùng phát thành các đợt dịch có chu kỳ khoảng 3-4 năm ở nhiều quốc gia. Đến thập kỷ 1930, vắc xin ho gà bắt đầu được nghiên cứu và sử dụng. Sau hơn 30 năm tiêm chủng cùng với việc cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe, tỷ lệ mắc ho gà trên toàn cầu giảm từ 100 đến 150 lần vào năm 1970.
Hiện nay, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 20 đến 40 triệu trường hợp mắc ho gà và khoảng 200.000 đến 400.000 trường hợp tử vong do bệnh này. Gần đây, một số quốc gia đã ghi nhận sự gia tăng các vụ dịch ho gà, ngay cả ở những nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến trẻ em chưa được tiêm chủng mà còn tác động đến thanh thiếu niên và người lớn đã mất miễn dịch theo thời gian.
Ho gà tại Việt Nam
Tại Hà Nội, năm 2015 số ca mắc ho gà tăng đột biến lên 164, trong khi các năm trước đó thường dưới 10 trường hợp. Đặc biệt, gần 40% số ca mắc từ 2015-2019 là trẻ dưới 2 tháng tuổi – lứa tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.
Ngày 14/5/2024, Đồng Nai ghi nhận một ca mắc ho gà sau 4 năm không có trường hợp nào. Từ năm 1986, tiêm phòng vắc xin DTP đã trở thành phương pháp phòng ngừa ho gà hiệu quả trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, bệnh ho gà vẫn còn xuất hiện và gây ra biến chứng nặng ở nhiều trẻ em.
Lịch sử các đợt dịch ho gà
Mặc dù đã có vắc xin phòng ngừa, bệnh ho gà vẫn tiếp tục là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng. Trong những năm qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều đợt bùng phát ho gà, với những thay đổi đáng kể về số lượng ca mắc và độ tuổi bị ảnh hưởng. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình dịch bệnh ho gà ở Việt Nam qua các năm, cùng tìm hiểu nhé!
Dịch ho gà năm 2015
Triệu chứng đầu tiên của ho gà thường giống cảm cúm, dẫn đến việc nhiều gia đình chủ quan tự điều trị tại nhà. Đến khi trẻ có dấu hiệu nặng như tím tái, họ mới đưa đến viện, khi tình trạng đã trở nên nguy kịch.
Trong tháng đầu năm 2015, Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận 9 ca ho gà, chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận một ca ho gà và bệnh nhân đã được xuất viện. Đa số các bệnh nhân này chưa được tiêm phòng đầy đủ.
Theo Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Nguyễn Trần Hiển, mặc dù ho gà dễ lây lan. Nguy cơ dịch bùng phát dịch thấp nhờ vào tỷ lệ tiêm chủng cao. Tuy nhiên, đến đầu tháng 6/2015, số ca ho gà lại gia tăng bất thường, với 191 trường hợp tại Bệnh viện Nhi Trung ương, gấp đôi so với các năm trước và có trường hợp tử vong do phát hiện muộn.
Tại miền Nam, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã tiếp nhận gần 30 ca ho gà kèm suy hô hấp nặng trong 6 tháng đầu năm, đa số là trẻ chưa tiêm phòng. Triệu chứng ban đầu thường bị nhầm với cảm cúm, dẫn đến việc điều trị không kịp thời.
Năm 2015, cả nước ghi nhận trên 380 trường hợp ho gà ở trẻ em, gấp 2-3 lần so với năm 2014.
Dịch ho gà năm 2016
Tính đến ngày 17/08/2016, tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận hơn 150 trường hợp nghi ngờ ho gà với các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính. Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Cao Bằng, xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm có 153 người từ 2 tháng đến 20 tuổi mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nghi ho gà. Bệnh bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 7/2016, với triệu chứng chính là ho kéo dài, khó thở sau cơn ho, thở rít, không sốt, và một số bệnh nhân có nôn sau cơn ho cùng với xuất tiết kết mạc mắt. Hiện tại, chỉ có 4 trường hợp đã được điều trị khỏi hoàn toàn.
Trong khoảng thời gian từ ngày 22/07 đến 11/08, 168 trường hợp đã được báo cáo với triệu chứng viêm đường hô hấp, trong đó 49 bệnh nhân có biểu hiện đặc trưng của ho gà tại ba xã thuộc huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
Dịch ho gà năm 2017
Trong hai tháng đầu năm 2017, Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong trong tổng số 50 bệnh nhân mắc ho gà.
Tính đến đầu tháng 11/2017, các trường hợp mắc sởi và ho gà chủ yếu được ghi nhận ở khu vực miền Bắc. Đặc biệt, nhiều trẻ mắc ho gà trước khi đủ tuổi để được tiêm phòng.
Dịch ho gà giai đoạn 2018-1019
Trong ba tháng đầu năm 2018, Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM đã tiếp nhận và điều trị hơn 20 trường hợp ho gà ở trẻ em. Đáng chú ý, các ca bệnh được phát hiện ở 15 trong số 20 tỉnh thành, cảnh báo nguy cơ lây lan diện rộng.
Chỉ tính riêng tháng một năm 2019, Bệnh viện Nhi Trung ương đã điều trị tình trạng ho gà cho gần 50 trẻ. Một phần ba trong số trẻ mắc có diễn biến nặng và phải sử dụng máy thở. Các bệnh nhi này phân bố rải rác tại hầu hết các tỉnh miền Bắc.
Phát hiện ca ho gà đầu tiên sau 4 năm vắng bóng kể từ 2020
Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tình hình ho gà đang gia tăng đáng kể. Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu tháng 7/2024 đến nay, Trung tâm Bệnh nhiệt đới của Bệnh viện đã tiếp nhận gần 400 trẻ mắc bệnh ho gà.. Trong khi chỉ ghi nhận 1 ca ho gà năm 2023 và không ghi nhận ca bệnh nào trong năm 2022.
Theo CDC Hà Nội, các trường hợp mắc bệnh chủ yếu là trẻ em dưới 2 tháng tuổi, chiếm 60% tổng số ca, và phần lớn trẻ chưa được tiêm chủng hoặc chưa hoàn thành đầy đủ các mũi tiêm phòng, chiếm 72%.
Ngày 14-5, Trung tâm Y tế TP.Biên Hoà thông báo phát hiện ca mắc ho gà đầu tiên tại tỉnh Đồng Nai sau 4 năm không ghi nhận ca bệnh nào. Bệnh nhân T.M.T.N., sinh ngày 25-3-2024 tại TP.Hồ Chí Minh, đã được chẩn đoán dương tính với vi khuẩn ho gà qua xét nghiệm PCR. Đây là trường hợp ho gà đầu tiên ở Đồng Nai kể từ năm 2020, đánh dấu sự trở lại của bệnh sau một thời gian dài không xuất hiện tại tỉnh này.
Bác sĩ CKI Phan Văn Phúc, Trưởng Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, cho biết đến cuối tháng 5 năm 2024, tỉnh Đồng Nai ghi nhận 4 ca ho gà đầu tiên của năm. Trong đó 2 ca tại TP.Biên Hoà, 1 ca tại huyện Định Quán và 1 ca tại Trảng Bom. Đặc biệt, tất cả các trường hợp đều là trẻ chưa đủ tuổi tiêm phòng, cho thấy vi khuẩn ho gà vẫn đang lưu hành trong cộng đồng.
TS.BS Trần Minh Hòa, Giám đốc CDC Đồng Nai, cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch ho gà cao, đặc biệt do sự thiếu hụt vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023.
Các triệu chứng ho gà thường xuất hiện trong vòng 7-10 ngày. Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho gà rất đặc trưng, người bệnh ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Triệu chứng có thể kèm theo sốt hoặc không. Do vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến việc theo dõi sức khỏe và tiêm chủng đầy đủ cho trẻ để phòng ngừa bệnh ho gà.
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả
Hiện nay, việc phòng ngừa ho gà đã trở nên hiệu quả nhờ vào vắc xin. Để bảo vệ trẻ khỏi bệnh ho gà, cha mẹ cần đảm bảo tiêm đủ liều vắc xin theo đúng lịch. Vắc xin ho gà được bao gồm trong vắc xin 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng, hoặc vắc xin dịch vụ 6 trong 1. Đối với trẻ sơ sinh từ mẹ không có kháng thể phòng bệnh, nguy cơ mắc ho gà cao hơn. Do đó, phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh uốn ván-bạch hầu-ho gà để bảo vệ thai nhi.
Bác sĩ Phúc khuyến cáo thêm các biện pháp phòng ngừa khác: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể cho trẻ, và đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những người bị bệnh hô hấp, đặc biệt là ho gà.
Ngành Y tế khuyến nghị các cơ sở giáo dục, đặc biệt là trường mẫu giáo và nhà trẻ, cần duy trì vệ sinh lớp học, theo dõi sức khỏe học sinh và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh để xử lý ngay.
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa ho gà hiệu quả nhất. Phụ nữ mang thai cần tiêm phòng đầy đủ, và trẻ sơ sinh cần tiêm ba mũi vắc xin 5 trong 1 theo lịch: 2, 3 và 4 tháng tuổi.
Nếu cần thêm thông tin hoặc tư vấn về sức khỏe, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0976.648.102 hoặc 0916.648.102. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Hy vọng bài viết trên đây mang lại các thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bạn và cả gia đình.