Hôi miệng không chỉ khiến người bệnh cảm thấy tự ti mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy, làm sao để hết hôi miệng và lấy lại sự tự tin? Trong bài viết dưới đây, PlasmaKare sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số mẹo vặt chữa hôi miệng đơn giản, hữu ích.
Mục lục
- 1. Hôi miệng là bệnh gì?
- 2. Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng
- 3. Bật mí mẹo vặt chữa hôi miệng ngay lập tức
- 3.1. Ăn rau thơm
- 3.2. Ngậm gừng
- 3.3. Súc miệng với chanh tươi
- 3.4. Sử dụng nước súc miệng
- 3.5. Ăn nhiều sữa chua
- 3.6. Sử dụng trà xanh
- 3.7. Ăn kẹo cao su
- 3.8. Sử dụng xịt thơm miệng
- 3.9. Sử dụng mật ong
- 3.10. Chữa hôi miệng bằng lá ổi
- 3.11. Trị hôi miệng bằng giấm táo
- 3.12. Thăm khám khi tình trạng hôi miệng kéo dài
- 4. Một số cách phòng chống hôi miệng hiệu quả
Hôi miệng là bệnh gì?
Hôi miệng là tình trạng khoang miệng tỏa ra mùi hôi khó chịu. Theo một số nghiên cứu, có khoảng 2.4% dân số ở độ tuổi trưởng thành mắc chứng hôi miệng do nguyên nhân bệnh lý hoặc các yếu tố khác từ bên ngoài. Tình trạng hôi miệng khiến người mắc phải cảm thấy tự ti, ngại nói chuyện trước đám đông và ảnh hưởng rất lớn tới công việc, cuộc sống. Nếu nguyên nhân hôi miệng là do bệnh lý, người bệnh cần được thăm khám và chữa trị.
Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng
Trước khi tìm hiểu mẹo vặt chữa hôi miệng, bạn nên biết nguyên nhân gây ra tình trạng này để có hướng xử lý hiệu quả. Hôi miệng có thể xuất phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân sau:
- Thức ăn bám trong răng: Sau khi dùng bữa và không đánh răng ngay, thức ăn bám trong khoang miệng, kẽ răng để lâu sẽ gây mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, khi bạn ăn tỏi, hành, sầu riêng,… thì mùi hôi phát ra nặng hơn.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm khô niêm mạc ở khoang miệng, tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây hôi miệng.
- Mắc bệnh về đường hô hấp: Một số căn bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, trào ngược dạ dày, đau họng,… cũng là một nguyên nhân gây hôi miệng.
- Bệnh nha khoa: Khi bạn bị sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu thì vi khuẩn sẽ phát triển mạnh hơn gây mùi hôi trong miệng.
- Thuốc: Một số loại thuốc amphetamine, chloral hydrate, thuốc gây độc tế bào, dimethyl sulphoxide, disulfiram, nitrate và nitrite, phenothiazine gây khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và có mùi hôi.
- Ung thư: Khi bị ung thư miệng hoặc vòm họng, các khối u làm vi khuẩn tích tụ nhiều hơn gây hôi miệng. Ngoài ra, ung thư làm hệ miễn dịch suy yếu và khiến người bệnh dễ nhiễm trùng cùng là một nguyên nhân gây hôi miệng.
Bật mí mẹo vặt chữa hôi miệng ngay lập tức
Bị hôi miệng phải làm sao nhanh khỏi là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Dưới đây là một số cách trị hôi miệng hiệu quả tức thời.
Ăn rau thơm
Ăn rau thơm là một cách để giảm hôi miệng nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Vì trong rau thơm có chứa tinh dầu với hương thơm đặc trưng để giảm hôi miệng. Ngoài ra, trong rau thơm còn có chứa các chất kháng khuẩn ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu. Một số loại rau thơm chữa hôi miệng tốt nhất là: húng quế, rau mùi, rau ngò, thì là, lá bạc hà,…
Ngậm gừng
Sử dụng gừng để ngậm hoặc pha với nước ấm, trà để uống là cách giảm hôi miệng đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà. Gừng có hương thơm đặc trưng và tính kháng khuẩn cao để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mùi khó chịu trong khoang miệng. Bên cạnh đó, tính cay nóng của gừng còn kích thích tiết nước bọt giảm khô miệng.
Súc miệng với chanh tươi
Bị hôi miệng phải làm sao để nhanh có hiệu quả nhất? Chỉ với 1 quả chanh và 1 ly nước lọc, bạn đã có thể khắc phục ngay vấn đề này. Trong chanh có hàm lượng axit ascorbic tương đối cao với khả năng kháng khuẩn, giảm khô miệng và kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh để làm sạch khoang miệng.
Để trị hôi miệng bằng nước chanh, bạn hãy pha 1 muỗng cafe nước cốt chanh vào ly nước ấm rồi súc miệng. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng khoảng 2 – 3 lần/tuần để hạn chế làm mòn men răng do chanh có axit.
Sử dụng nước súc miệng
Trong trường hợp không thể đánh răng ngay sau khi ăn, bạn có thể sử dụng nước súc miệng để làm sạch răng miệng và hạn chế tình trạng hôi miệng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước súc miệng với đa dạng mùi hương. Bạn có thể tham khảo để tạm biệt ngay nỗi lo hôi miệng và lấy lại tự tin.
Ăn nhiều sữa chua
Ăn sữa chua là mẹo vặt chữa hôi miệng được rất nhiều người áp dụng. Sữa chua có nhiều lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa đồng thời hỗ trợ cân bằng lợi khuẩn để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng. Tốt nhất, bạn nên ăn sữa chua không đường hoặc ít đường để giảm lượng đường tiêu thụ vào cơ thể.
Sử dụng trà xanh
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng khuẩn nên có thể trị hôi miệng hiệu quả. Cách làm hết hôi miệng bằng trà xanh cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đun nước lá trà xanh rồi súc miệng thường xuyên. Lưu ý, bạn không nên sử dụng nước trà xanh để qua đêm súc miệng vì lúc này nước trà đã bị biến chất gây hại cho sức khỏe.
Ăn kẹo cao su
Nhai kẹo cao su là cách hết hôi miệng ngay lập tức, mang lại hơi thở thơm mát dài lâu. Trong kẹo cao su có một số chất tạo hương thơm và kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng.
Sử dụng xịt thơm miệng
Hôi miệng làm sao hết là nỗi lo của rất nhiều người trưởng thành đang gặp vấn đề này. Sản phẩm xịt thơm miệng chính là cứu cánh cho bạn. Xịt thơm có đa dạng mùi hương để bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất. Sản phẩm không trị tạo mùi thơm mà còn giảm khô miệng và có tính kháng khuẩn.
Sử dụng mật ong
Sử dụng mật ong là một trong những mẹo vặt chữa hôi miệng đơn giản, hiệu quả tức thời. Trong mật ong có chứa nhiều hàm lượng chất kháng viêm, kháng khuẩn để giảm tình trạng viêm nha chu cũng như tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Để trị hôi miệng theo cách này, bạn chỉ cần thoa đều mật ong lên nướu và khoang miệng rồi ngậm trong 3 – 5 phút. Sau đó bạn súc miệng lại với nước ấm sẽ thấy mùi hôi giảm đáng kể.
Chữa hôi miệng bằng lá ổi
Lá ổi là một vị thuốc trong y học cổ truyền và được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa hoặc hôi miệng. Trong lá ổi có chứa nhiều chất kháng viêm và kháng khuẩn đồng thời kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh để hạn chế khô miệng, ức chế vi khuẩn. Bạn có thể nhai trực tiếp lá ổi sạch hoặc nấu nước và súc miệng để giảm tình trạng hôi miệng, lấy lại sự tự tin.
Trị hôi miệng bằng giấm táo
Cũng giống như chanh, giấm táo có axit với tác dụng kháng khuẩn, khiến vi khuẩn gây hôi miệng không thể sinh sôi và phát triển. Dưới đây là một số cách trị hôi miệng ngay lập tức bằng giấm táo hiệu quả nhất:
- Súc miệng với nước giấm táo: Bạn có thể pha 1 – 2 thìa giấm táo với một cốc nước. Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng khoảng 30 giây đến 1 phút. Giấm táo sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và mùi hôi trong miệng.
- Kết hợp với mật ong: Pha giấm táo với một chút mật ong và nước để tăng cường hiệu quả trị hôi miệng.
- Uống giấm táo: Bạn có thể pha giấm táo với nước và uống mỗi sáng (đừng quên pha loãng để tránh làm hỏng men răng). Việc này không chỉ giúp giảm hôi miệng mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Thăm khám khi tình trạng hôi miệng kéo dài
Những mẹo vặt trị hôi miệng được trình bày ở trên chỉ có tác dụng nhất thời, không điều trị tận gốc nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu bạn bị hôi miệng kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường trong cơ thể, hãy tới bệnh viện để được thăm khám ngay. Vì hôi miêng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh như: trào ngược dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư khoang miệng,…
Một số cách phòng chống hôi miệng hiệu quả
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng hôi miệng để bảo vệ sức khỏe và luôn tự tin trong mọi hoàn cảnh.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra chứng hôi miệng là do các bệnh về răng miệng và vệ sinh không đúng cách. Do đó, bạn nên đánh răng 2 lần/ngày, nhất là sau khi ăn xong để làm sạch răng miệng. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng tăm nước hay chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bám trong kẽ răng.
Một lưu ý nữa là bạn hãy lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp, không có chứa các chất tẩy rửa mạnh làm mòn men răng. Bên cạnh đó, hãy thay bàn chải mới 2 – 3 tháng một lần để đảm bảo vệ sinh. Khi đánh răng, bạn thao tác nhẹ nhàng và làm sạch cả 2 hàm răng.
Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn cũng ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng hôi miệng cũng như sức khỏe răng miệng. Để phòng ngừa mắc chứng hôi miệng, bạn hãy xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh:
- Uống nhiều nước: Uống đủ nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn ngăn ngừa tình trạng khô miệng để hạn chế mùi hôi. Người trưởng thành nên uống đủ 2 lít – 2.5 lít nước mỗi ngày tùy theo thể trạng.
- Chế độ ăn: Bạn nên hạn chế thêm vào khẩu phần ăn những thực phẩm gây mùi hôi miệng như tỏi, hành, gia vị cay,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp vì những thực phẩm này có chứa nhiều đường và các chất gây hại cho sức khỏe răng miệng.
Thay đổi lối sống
Lối sống không lành mạnh, thức khuya nhiều và thường xuyên căng thẳng, stress trong cuộc sống khiến bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe như bệnh dạ dày, khô miệng. Từ đó gián tiếp gây ra tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân gây hôi miệng.
Vì thế, để phòng ngừa bệnh hôi miệng bạn cần thay đổi lối sống tích cực hơn và hạn chế căng thẳng, stress. Đồng thời, bạn hãy tập cai thuốc lá để giảm hôi miệng và bảo vệ sức khỏe.
Khám răng định kỳ
Quan tâm tới sức khỏe răng miệng nhiều hơn giúp bạn phòng tình trạng hôi miệng do sâu răng, viêm nha chu. Theo khuyến cáo của nha sĩ, bạn nên khám sức khỏe răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng và cạo vôi răng 6 tháng – 1 năm/lần.
Hôi miệng là nỗi ám ảnh của rất nhiều người trưởng thành, khiến họ cảm thấy tự ti và mặc cảm. Hy vọng những mẹo vặt chữa hôi miệng được trình bày ở trên sẽ giúp bạn khắc phục được vấn đề này và sống vui vẻ, khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
>>> Có thể bạn quan tâm: