Rất có thể nhiều người trong chúng ta đã trải qua cảm giác đau đớn mạnh mẽ do sự ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt khi răng khôn bắt đầu mọc. Mọc răng không nên làm gì để nhanh giảm đau sẽ được PlasmaKare chia sẻ trong bài viết dưới đây, giúp bạn giảm bớt cảm giác không thoải mái này một cách nhanh chóng.
Mục lục
Vì sao mọc răng khôn nguy hiểm?
Không chỉ phân vân không biết mọc răng khôn nên làm gì để giảm đau mà nhiều người còn lo lắng vì mọc răng khôn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
- Viêm nướu, hôi miệng: Khi răng khôn mọc lên thì nướu sẽ bị sưng lên gây đau nhức, việc vệ sinh cũng khó khăn hơn rất nhiều. Điều này sẽ khiến cho thức ăn thừa, vi khuẩn gây hại bị đọng lại gây viêm nướu khiến cho chúng ta cảm thấy bị đau nhức, cứng hàm, hôi miệng.
- Gây ảnh hưởng tới các răng bên cạnh: Răng khôn khi mọc lên có thể mọc lệch, đâm sang răng hàm số 7 bên cạnh khiến cho chiếc răng này bị tổn thương, gây sâu răng nếu không kịp thời xử lý. Hơn nữa, răng số 7 còn là răng nhai chính nên nếu răng khôn làm hỏng chiếc răng này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống của chúng ta.
- Áp xe răng: Mọc răng khôn còn gây nên tình trạng áp xe răng do nướu của vị trí này bị viêm nhiễm, vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong chân răng. Nếu như không điều trị kịp thời thì có thể gây ra tình trạng mất răng.
- U nang: Một số người khi mọc răng khôn còn có thể bị u nang xương hàm hoặc hình thành khối u gây ra tình trạng hỏng chân răng, xương hàm và ảnh hưởng đến dây thần kinh.
- Loét mô mềm: Với tình trạng mọc lệch thì răng khôn còn có thể gây ra tình trạng loét má, gây tổn thương lưỡi do lưỡi phải thường xuyên ăn nhai và nghiêm trọng hơn là gây loét mô mềm trong miệng.
Mọc răng khôn nên làm gì để nhanh giảm đau?
Để biết được khi mọc răng khôn nên làm gì để giảm đau nhanh chóng thì các bạn hãy tham khảo một số biện pháp dưới đây.
Mọc răng khôn nên đến phòng khám nha
Khi mọc răng khôn kèm theo những biểu hiện như sốt cao, đau nhức dữ dội, hàm bị sưng nhức thì các bạn nên nhanh chóng đến phòng khám nha khoa để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang răng nhằm xác định hướng mọc của răng khôn, xác định tổn thương bên trong. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn là có nên nhổ bỏ răng khôn hay không để tránh làm ảnh hưởng tới cấu trúc của hàm răng và sức khỏe của bạn.
Nếu răng khôn của bạn đang mọc và có triệu chứng sưng viêm thì khi đến phòng khám, bác sĩ sẽ giúp vệ sinh tại chỗ, kê đơn thuốc để làm giảm sưng đau. Sau đó bác sĩ mới xem xét và tiến hành nhổ răng khôn khi cần thiết.
Mọc răng khôn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên
Việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, kỹ lưỡng là điều rất quan trọng khi chúng ta mọc răng khôn để hạn chế các cơn đau nhức hiệu quả và phòng tránh nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì khi bị đau do mọc răng khôn, nhiều người sẽ không muốn vệ sinh răng miệng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại tích tụ, tấn công răng gây nguy cơ sau răng.
Do đó, các bạn cần chú ý sau khi ăn thì hãy dùng chỉ nha khoa để để loại bỏ thức ăn thừa kẹt trong kẽ răng. Sau đó, dùng bàn chải có lông mềm để làm sạch vị trí mọc răng khôn thật nhẹ nhàng. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng sẽ giúp loại bỏ tối đa vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, đau nhức tối đa khi mọc răng khôn.
Dùng thuốc giảm đau, chống viêm khi mọc răng khôn
Trong trường hợp bạn không biết mọc răng khôn nên làm gì để giảm đau thì có thể dùng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc khác nhau cụ thể như:
- Nếu như răng khôn mọc chỉ hơi sưng, không quá đau thì có thể dùng thuốc Spiramycin hoặc một số loại thuốc kháng sinh có công dụng kháng viêm, tiêu sưng như: Amoxicillin, doxycycline…
- Nếu trong tình trạng răng đau răng, sưng nhiều thì bạn có thể dùng thuốc Ibuprofen hoặc paracetamol, aspirin… sẽ giúp giảm sưng, viêm nhiễm hữu hiệu.
- Nếu như bạn mọc răng không kèm theo triệu chứng sốt thì có thể uống thuốc Spiramycin kèm với paracetamol để hạ sốt, giảm đau.
Tuy nhiên, các bạn cần chú ý chỉ nên uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa chứ không nên tự ý mua thuốc sẽ rất nguy hiểm.
Xử lý răng khôn mọc lệch
Hầu hết các trường hợp răng khôn mọc lệch đều sẽ được bác sĩ khuyên là nên nhổ bỏ để tránh kéo dài cơn đau đớn và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho hàm răng như gây u nang, đau răng, lở loét…
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể nhổ được răng khôn nếu như các bạn mắc những bệnh như tim mạch, đái tháo đường, rối loạn đông máu… Hoặc nếu răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt với nướu và mô xương, không gây biến chứng thì có thể giữ lại. Nhưng nếu giữ lại thì các bạn cần phải biết cách vệ sinh răng đúng cách để tránh gây sâu răng.
Nếu như bạn phải nhổ răng khôn thì trước khi thực hiện thì sẽ tiến hành theo quy trình như sau:
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng của bệnh nhân và chụp X-quang xác định vị trí răng khôn để có những biện pháp phù hợp.
- Nếu răng đang có dấu hiệu sưng đỏ, nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm đau, giảm sưng, đảm bảo đến ngày nhổ răng thì bệnh nhân phải có tình trạng sức khỏe răng miệng ở tình trạng tốt nhất.
- Bên cạnh đó, bác sĩ còn chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như huyết áp, tốc độ đông của máu… để xem xét họ có đủ điều kiện nhổ được răng khôn hay không. Nếu bệnh nhân có sức khỏe tốt nhưng lại mắc các bệnh về tim mạch hay bệnh về máu thì không thể tiến hành được vì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Trước khi nhổ thì bệnh nhân sẽ súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng rồi bác sĩ sẽ sát khuẩn vùng răng cần nhổ. Tiếp theo, bác sĩ sẽ gây tê vị trí răng khôn để tránh cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn khi nhổ răng.
- Sau khi nhổ răng khôn xong thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, kháng viêm cho bệnh nhân uống trong 4 – 5 ngày đầu. Trong những ngày này, người bệnh nên ăn những thức ăn lỏng mềm, dễ nuốt, không ăn thức ăn cứng dai nhằm tránh tác động đến chỗ răng bị tổn thương. Sau khoảng 1 tuần thì tình hình bệnh sẽ khôi phục, có thể sinh hoạt và ăn uống như bình thường.
- Vệ sinh răng miệng bằng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng cho đến khi vết thương sau mổ lành, lỗ hổng tại vị trí nhổ răng được lấp đầy.
Tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn việc vệ sinh răng miệng bằng cách dung dịch sát khuẩn chuyên dụng cực kỳ quan trọng. Các loại nước súc miệng sát khuẩn vừa giúp chống nhiễm khuẩn tại vị trí nhổ răng đồng thời giúp làm lành nhanh vết mổ giúp rút ngắn thời gian phục hồi, giảm đau đớn cho bệnh nhân.
Sau khi nhổ răng khôn nên súc miệng sát khuẩn để chống viêm nhiễm
Sau khi nhổ răng khôn, một lỗ hổng lớn hình thành tại vị trí nhổ răng (vết thương hở) là nơi cực kỳ dễ nhiễm khuẩn. Các loại nước súc miệng chuyên dụng chứa thành phần sát khuẩn như Nano bạc, PVPI ( povidon iod), Chlorhexidine…giúp loại bỏ vi khuẩn bằng cách ức chế hoặc làm chết vi khuẩn. Từ đó, súc miệng sát khuẩn giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tại vết thương chưa lành sau nhổ răng.
Động tác súc miệng hàng ngày sau nhổ răng cũng giúp loại bỏ phần thức ăn có thể chui vào lỗ hổng sau tiểu phẫu. Đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho vi khuẩn sinh trưởng, gây nhiễm khuẩn, hôi miệng và làm kéo dài quá trình phục hồi sau nhổ răng khôn.
Súc miệng Nano bạc sau nhổ răng khôn giúp làm lành nhanh vết mổ
1 số loại nước súc miệng Nano bạc được chứng minh có tác dụng kích thích tái tạo tế bào, làm lành nhanh vết mổ. Nano bạc giúp tăng sinh collagen và nguyên bào sợii, từ đó giúp kích thích tái tạo tế bào tại vùng mổ. Các mô nhanh chóng được lấp đầy và làm lành nhanh. Nhờ đó, đẩy nhanh quá trình phục hồi sau nhổ răng
Đặc biệt, 1 số phức hệ sát trùng như TSN chứa acid Tannic và Nano bạc còn được chứng minh khả năng chống viêm tốt, giúp giảm sưng đau, khiến cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng, đặc biệt hỗ trợ trong quá trình tập cơ hàm sau nhổ răng. TSN là phức hệ độc quyền do Innocare Pharma hợp tác cùng các Viện nghiên cứu công nghệ Plasma phát triển và đang được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhiễm khuẩn trên da, niêm mạc trong đó có nha khoa.
Với những thông tin nói trên thì chắc hẳn quý bạn đọc đã biết được cách xử lý tốt nhất khi không biết mọc răng khôn nên làm gì để giảm đau. Như vậy thì chúng ta sẽ có thể hạn chế được những cơn đau nhức khó chịu của răng khôn và phòng tránh được tối đa các biến chứng nguy hiểm cho cả hàm răng và sức khỏe của mình.